Hãng tin nổi tiếng thế giới CNN đã đăng tải bài phóng sự dài về tình trạng buôn bán tê tê ở Việt Nam và Indonesia. Phóng viên điều tra người Mỹ đã dành nhiều ngày để thâm nhập vào thị trường cung cấp thịt, da, và cả bào thai tê tê ở Hà Nội.
Dưới đây là bài một phần của bài điều tra công phu trên CNN:
Bên trong cái lòng sắt kia, được tìm thấy ở một vùng nông thôn Việt Nam là một sinh vật có vú bị săn lùng nhiều nhất trên thế giới. Không một âm thanh nào phát ra từ cái lồng cả. Không có tiếng rít hay tiếng hú. Qua song sắt hé lộ ra một con vật quá nhỏ bé để được buôn bán với số lượng hàng tấn.
Tôi: trông nó giống như một con rồng
Đồng nghiệp của tôi: Một cây atiso.
Một nhà nghiên cứu cho biết: Tên của nó là P8.
Nhưng mọi người thường gọi nó là Lucky.
Anh sẽ hiểu được tại sao nếu anh nghe câu chuyện về nó.
Lucky là tên một con tê tê- một loài động vật có vú hiếm, có vảy bao bọc toàn bộ phần thân lưng, có kích thước tầm một con mèo, tương đối trung bình để anh có thể tượng tượng ra kích thước của các con vật khác. Trông nó cũng giống như một quả cọ hay một bông atiso có chân di chuyển được hay một con khủng long hay một con cá sấu hiền lành. Tê tê không có dấu hiệu gì đặc biệt như những động vật nổi trội khác buôn bán trên thị trường chợ đen quốc tế. Khi nó bị hoảng sợ hay gặp nguy hiểm, nó thường cuộn tròn lại như một quả bóng. Phần lớn sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm côn trùng
Có thể tê tê sẽ tuyệt chủng trước khi mọi người nhận ra là nó đã từng tồn tại.
Tê tê là loài động vật đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chúng bị buôn bán với số lượng lớn dưới các sản phẩm như vảy, cơ thể nấu lên làm thuốc cổ truyền hay dưới dạng một loại thực phẩm cao cấp ở Việt Nam và Trung Quốc. Máu của chúng còn được tận dụng như một loại thuốc bổ chữa bệnh.
Những con số đáng kinh ngạc. Theo ước tính ít nhất, có tới 10.000 con tê tê bị buôn bán bất hợp pháp mỗi năm. Nếu giả định rằng chỉ có 10-20% con số được đưa ra truyền thông, thì số lượng thực sự buôn bán trong khoảng thời gian hai năm gần đây là 116.990 – 233.980 con (theo một nhóm vận động Annamiticus).
Không ai biết còn bao nhiêu con tê tê ngoài môi trường tự nhiên hiện nay. Nhưng các nhà khoa học và các nhà hoạt động bảo tồn cho biết con số đang bị suy giảm nhanh chóng.
Tôi đã có một chuyến đi thực tế đến Việt Nam và Indonexia để tìm hiểu thực trạng.
… Từ công viên quốc gia Cúc Phương, tôi đã lái xe đến Hà Nội- một thành phố nhộn nhịp, xô bồ đặc trưng với hình ảnh những chiếc xe gắn máy còi xe inh ỏi cùng những người phụ nữ lớn tuổi đội nón. Thành phố nổi tiếng với món phở đậm đà mà những người khách ghé qua ngồi thưởng thức trên những chiêc bàn nhựa kích thước nhỏ chỉ như bàn cho trẻ em.Nước dùng ở đây rất tuyệt. Thường khách hàng không cần phải đặt trước, chỉ cần ngồi xuống và sẽ có ngay một tô phở lớn nghi ngút hấp dẫn bưng ra.
Không có nhiều cơ hội cho bạn thưởng thức món phở tê tê. Thịt của nó rất đắt.
Muốn ăn thịt con tê tê, bạn cần phải bỏ công sức tìm kiếm.
Và bạn cũng cần chuẩn bị sẵn nhiều tiền nữa.
Tôi đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm những nhà hàng bán thịt tê tê với sự hỗ trợ của một chuyên gia điều tra tội phạm buôn bán động vật hoang dã. Tôi có chút lo lắng vì một vài lí do: Việc mua bán con tê tê là bất hợp pháp; Tôi đang quay phim lén họ; và tôi thực sự không muốn ăn thịt con tê tê.
Biên tập viên của tôi lại muốn tôi đặt món tê tê—Vừa để chứng minh rằng việc tìm kiếm thịt con tê tê là hoàn toàn có thể, vừa muốn biết vị của nó ra sao. Cô ấy đã hỏi trước khi tôi lên đường: Giả sử nó ngon thì sao nhỉ?
Tôi đã rất khó xử về điều này.
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là tại một nhà hàng cao cấp có cửa sổ chạm khắc hình con hổ với lối vào đầy rẫy bể cá và bà chủ nhà hàng đứng cạnh một một loại cây cảnh được chế tác từ lông công đang niềm nở chào đón khách.
Tất cả nữ tiếp viên ở đây đều ăn mặc như nhau: áo khoác ngoài màu cam kết hợp với váy vàng chấm Polka. Một nhân viên đưa cho chúng tôi xem thực đơn.
Trong phần “động vật hoang dã, ở gần cuối, là một bức hình một con tê tê sống. (Hãy tưởng tượng, trong một khoảnh khắc, một thực đơn của Mỹ có một hình ảnh con gà sống). Chúng được gắn nhãn mác rõ ràng – và các món đưa ra hết sức hấp dẫn, bao gồm: “rượu máu”, “da tê tê xào với hành tỏi và nấm”, “tê tê hấp gừng xả”, “tê tê hấp kiểu y học cổ truyền Trung Quốc”; cũng có cả “tê tê nướng chả”.
Nhân viên phục vụ cho biết món tê tê sẽ xong trong vòng 30 phút. Bạn phải đặt cả con, tối thiểu 5kg (11 pounds). Giá: 350 $/kg.
Hoặc 1.750$
(có lẽ tốt nhất là ăn cùng một nhóm bạn).
Tôi cân nhắc đặt món ngay sau đó, mặc dù tôi tự hỏi: tôi sẽ giải thích thế nào cho một bữa ăn một động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên báo cáo tài chính CNN.
Vâng. Có vẻ như tôi đã vượt quá giới hạn chi phí tài chính cho phép.
Y học cố truyền có một lịch sử lâu đời ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Vảy con tê tê được hình thành với chất liệu giống như móng tay nhưng được lưu truyền là có tác dung giúp tăng tuyến sữa và các bệnh khác.
Tôi đã nói qua về điều đó với thanh tra Z- người đóng vai trò làm hướng dẫn viên du lịch cho tôi. Tôi chưa muốn tiết lội danh tính của anh ấy, vì anh ấy còn tiếp tục điều tra buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam. Anh ấy đề nghị tôi không nên gọi món – hay có lẽ vì anh ấy không muốn liên can đến hành động ấy của tôi. Anh ấy nói rằng tôi đang cống một khoản tiền lớn cho ngành công nghiệp chợ đen. Và chính tôi cũng viết lên bản án tử hình cho một chú tê tê sống.
Phần cuối cùng đó không có ý nghĩa với tôi lắm.
Tôi đã đếm từng con tê tê bị chết đông lạnh trong nhà bếp, như đếm gà hay bất kể thứ gì. Cuối cùng, tôi đã có thể tự nhủ với chính mình rằng tôi không hề giết một con tê tê nào khi đặt món. Nó đã chết sẵn rồi.
Có thấy không! Không phải lỗi của tôi!
Tuy nhiên suy nghĩ đó cũng không giải thích toàn bộ được sự việc xảy ra.
Khi nhân viên phục vụ đĩnh đạc giải thích như một diễn viên của “Downton Abbey”, rằng anh ta sẽ mang con tê tê sống ra bàn và cắt cổ nó tại chỗ.
Ngay trước mặt chúng tôi.
Đó được cho là một cách khẳng định chất lượng của sản phẩm, chứng minh cho chúng tôi thấy, chúng tôi sẽ thực sự được ăn thịt tê tươi sống, chứ không phải loại để đông lạnh kia.
Tôi băn khoăn một câu hỏi mà có lẽ là bất kì một thực khách đến ăn thịt tê tê cũng sẽ quan tâm: Máu của chúng sẽ đi đâu? Cô phục vụ cười lớn và cho biết: Tất nhiên là chúng tôi sẽ không bỏ đi mà phục vụ món rượu máu cho anh nếu anh muốn.
Tôi đã hỏi thêm thông tin về cách họ chuẩn bị chế biến con tê tê, tỏ ra hơi lo lắng : Họ cắt cổ nó trên bàn luôn sao? Một phục vụ khác nghe thấy tiến lại gần mang theo một chiếc điện thoại, cô ta chỉ cho chúng tôi thấy một bức ảnh một con tê tê nằm trên một cạnh bàn, mấy cái chân bụ bẫm nhỏ xíu của chúng chỏng chơ trên không.
Hình ảnh tê tê bị giết thịt phục vụ thực khách trong điện thoại của cô tiếp viên nhà hàng ở Hà Nội
Tôi hỏi tiếp: chúng được phục vụ luôn ở đây hả?
– Vâng
Cô đã ăn chúng bao giờ chưa?
– Rồi
Chúng có vị thế nào?
– Ngon lắm ạ.
Tôi cần cân nhắc một chút. Tôi đã cảm ơn phục vụ. Và có lẽ chúng tôi sẽ quay lại.
“Vị của con tê tê thế nào?”
Kết quả thăm dò khoa học cho thấy:
- Giống như thứ ngon nhất mà bạn được thưởng thức. (Nhận xét này là từ một phục vụ ở Hà Nội. Tôi đã hỏi chi tiết cô ta xem “cái thứ ngon nhất” ấy thực sự như thế nào. Cô ta tỏ ra lúng túng.)
- “Nó dai như thịt gà.”
- “Nó có vị như thịt gà.”
- Giông thịt vịt. “Nói chung là ngon, nhưng không phải là quá ngon.” Đủ hấp dẫn để bạn muốn ăn thử lần thứ hai. “Không, tôi bị tăng huyết áp.”
- “Ăn giống như kiến vậy.”
Thậm chí còn nhiều nữa. Tôi đã tìm thấy ít nhất ba nhà hàng bán thịt tê tê; quầy thuốc cổ truyền bán vảy tê tê; và một số sản phẩm từ tê tê đáng lo ngại trưng bày tại một nhà hàng thứ 4 ở Hà Nội.
Ở nhà hàng thứ tư, chúng tôi đã nhìn thấy bốn bình thủy tinh được trưng bày nổi bật ở bức tường phía sau của phòng ăn. Ba trong số những bình thủy tinh này được phủ lên bởi tấm nhung đỏ, dưới ánh đèn sân khấu. Không để lộ thân phận của mình, chúng tôi đã nhận được sự cho phép của nhân viên ở đó mở tấm vải nhung ra xem:
Thằn lằn nổi, tay gấu, rắn hổ mang. Và tê tê.
Chúng đều ngâm trong rượu nếp, lưỡi tê tê bị móc khỏi ngoài miêng của nó lênh đênh trong dung dịch.
Tổng hợp thực đơn về động vật hoang dã:
- Sừng tê giác: Nghiền thành bột, được sử dụng để chữa cho người say rượu, bệnh ung thư và loại trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Theo như tờ The Guardian, tin đồn rằng có một người Việt Nam ăn sừng tê giác khỏi bệnh ung thư đã dấy lên nhu cầu săn lùng loại thuốc quý này và hậu quả là con tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết. Thực tế là không hề có một sự liên quan hay bằng chứng chính xác nào trong y học cổ truyền Trung Quốc giữa sừng tê giác và bệnh ung thư. Theo bài báo thì giá là 50.000 $- 60.000 $/kg.
- Cao hổ: Được làm thành cao, kết hợp từ các bộ phận của nhiều động vật khác nhau, gồm có xương linh dương, dê, khỉ; được tương truyền là giúp giảm đau, chữa đau nhức xương và cải thiện tình hiệu suất tình dục ở nam giới. Giá: 10.000 $/kg
- Rượu dương vật hổ: tương truyền giúp cải thiện hiệu suất tình dục. Giá: chưa rõ.
- Mật gấu: chữa bệnh về da, như da bầm tím; mau lành chỗ xương bị gẫy; được đánh giá là một phương thuốc tốt cho sức khỏe thông dụng. Giá: 1$- 6$/cc
- Tê tê: tận dụng dưới dạng thức ăn và để trang trí. Giá: 250$-350$/kg.
- Vảy tê tê: Nghiền và ăn. Giá 600$-1000$/kg.
- Lưỡi tê tê: Tôi được biết từ một thanh tra ở Trung Quốc, lưỡi tê tê được sấy khô và cho vào trong túi của ai đó, giống như bùa may mắn, giống như chân thỏ. Giá: chưa rõ.
- Bào thai tê tê: Được cho là ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Giá: chưa rõ.
Có nhiều cách để hợp lí hóa việc mua tê tê.
Ở Việt Nam, có dấu hiệu cho thấy điều đó. Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đang phát triển nhanh chóng.
Tôi đã chứng kiến ít nhất 3 cặp đôi chụp ảnh cưới ở Hà Nội trước logo của một thương hiệu nổi tiếng Louis-Vuitton.
Ăn sừng tê giác, cao hổ hay thịt tê tê cũng có hiệu ứng tương tự.
Chúng ta giàu có, tất cả chúng ta. Hãy cùng nhìn lại xem xét.
Có ai quan tâm xem động vật họ ăn có phải thuộc loại quý hiếm hay không đâu? Một người đã từng ăn thịt tê tê nói: Điều quan trọng là nó đắt. Giống như ăn thịt những loại sơn hào hải vị khác ấy. Đó là một trải nghiệm chỉ cho giới thượng lưu (VIP).
Lập luận cho vảy tê tê có sự khác biệt. Chúng được bán với giá 600$/kg trong túi nilon tại các quầy thuốc cổ truyền ở Hà Nội. Với vẻ ngoài sấy khô, cuộn lại, nhìn chúng giống như vỏ sò hay bì lợn. Không thực sự hấp dẫn. Khi tôi đến những cửa hàng này, tôi đã được kể cho về phương thuốc làm từ vảy tê tê, khi nghiền ra và ăn với cơm có thể chữa được các vấn đề về tuần hoàn máu và ung thư.
Đó không phải là vấn đề về hiện trạng xã hội mà là lời đồn bài thuốc chữa bệnh.
Cái việc liệu thực sự bài thuốc này có hiệu nghiệm hay không quan trọng bằng niềm tin của mọi người vào nó (nhớ rằng vảy tê tê thực chất có thành phần giống như móng tay người).
Cả hai lập luận này đều không thuyết phục tôi.
Tôi không phải là một gã Việt Nam thuộc hạng “nhà giàu mới nổi”.
Và, cảm ơn trời đất là không ai hỏi tôi về vấn đề cho con bú.
Tại sao không gạt mọi suy nghĩ và gọi món thịt tê tê nhỉ?
Những suy nghĩ thoáng hiện trong đầu thôi khi tôi và Z quay lại nhà hàng đầu tiên và ngồi xuống một chiếc bàn. Phần đen tối trong tôi đã thúc giục tôi ăn món thịt tê tê.
Ai mà không tò mò về những cái mới và bị cấm cơ chứ?
Rốt cục là vị của nó thế nào nhỉ?
Khâu chuẩn bị không phải là quan trọng với tôi. Theo một phương diện nào đó, thì việc ngồi nhìn cổ họng con vật bị cắt ngay trước mặt bạn lại là trung thực và đạo đức hơn là giả vờ làm ngơ, như hầu hết chúng ta làm ở Mỹ, vờ như thể những thứ tồi tệ hơn không xảy ra trong các nông trại nhà máy, bên ngoài nhà hàng, và cố ý để ngoài tầm nhìn và tâm trí của chúng ta. Chúng ta là những kẻ đạo đức giả khi nói đến động vật ở Mỹ, và tôi sẽ cho cả bản thân mình vào lời đánh giá đó. Tôi đã luôn là một người ăn thịt, nhưng tôi đã từ bỏ, ít nhất là tạm thời, theo chuyến đi báo cáo này. Mọi người ở Hà Nội ăn thịt chó, thứ mà chúng tôi không bao giờ dám mơ đến. Nhưng người Mỹ ăn thịt lợn, và chúng cũng thông minh và dễ thương đấy thôi.
Còn đối với thịt tê tê, vấn đề là chúng hiếm. Và chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tôi đã hiểu về hậu quả của việc gọi món thịt tê tê, vừa là vì một loài động vật mà tôi đang cố gẳng bảo vệ- vừa là vì liên quan đến một ngành kinh doanh bất hợp phát có đường dây buôn bán với nhiều mạng lưới khác nữa. Một chủ kinh doanh tê tê ở Việt Nam có biệt danh là “Mặt sắt”, cũng tham gia buôn bán một số mặt hàng bất hợp khác nữa. Một số khác nổi tiếng về buôn bán sừng tê giác. (Con tê giác cuối cùng của Việt Nam Javan đã bị săn mất vào năm 2010, thông tin từ Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF). Những mạng lưới tội phạm buôn bán động vật hoang dã khác liên quan đến Al-Shabaab, nhóm vũ trang ở Đông Phi mà Mỹ xác định là một tổ chức khủng bố, buôn lậu vũ khí, ma túy. Đều là những hành vi mà ngay cả những người không phải nhóm yêu động vật cũng không ưa.
Tất cả những điều đó là sự ích kỷ và sự thờ ơ.
Bởi lẽ tôi hiểu rõ vấn đề nên tôi không thể nào tiêu hóa nổi thịt tê tê.
Tôi đã rất muốn – đã dường như khao khát nhưng vì nhưng gì tôi biết – Tôi không thể.
Thay vào đó, Z và tôi đã đi ăn Phở.
Thu Đỗ (lược dịch)
Bài gốc trên CNN có thể xem tại đây