• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • April
  • 11
  • Học đại học có lãi hơn tốt nghiệp phổ thông?

Học đại học có lãi hơn tốt nghiệp phổ thông?

sinhvienusa2013
11/04/201410/04/2014 Comments Off on Học đại học có lãi hơn tốt nghiệp phổ thông?

Hiện có quá nhiều tấm bằng đang là sự lãng phí tiền bạc. Lợi nhuận từ học đại học so với giáo dục phổ thông sẽ khá hơn nhiều nếu chi phí học tập rẻ hơn.

thất nghiệp, cử nhân, đại học, trung cấp, lao động chân tay, học phí, nợ
Nhiều cử nhân đang phải làm những công việc không cần đến bằng đại học

Khi LaTisha Styles tốt nghiệp ĐH Bang Kennesaw (Georgia) vào năm 2006, số nợ của cô lên tới 35.000 USD. Số nợ này sẽ dễ dàng được giải quyết nếu tấm bằng tiếng Tây Ban Nha giúp cô kiếm được một công việc lương khá. Thế nhưng không thiếu người nói được tiếng Tây Ban Nha ở đất nước có biên giới giáp với Mỹ La-tinh này. Vì thế, Styles phải làm việc trong một cửa hàng quần áo và một cửa hàng đồ ăn nhanh với số tiền công không quá 11 đô/ giờ.

Thất vọng về công việc, cô dũng cảm quyết định quay lại trường đại học, học một thứ gì đó thực tế hơn. Cô đã theo học ngành tài chính và bây giờ cô đang có công việc tốt ở một công ty tư vấn đầu tư. Số nợ của Styles lên tới 65.000 USD nhưng cô sẽ bớt lo lắng hơn về việc trả nợ.

Khi kể câu chuyện của Styles, không có một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi “Tấm bằng đại học có đáng với số nợ không?” Bởi một số tấm bằng thì trả hết nợ, còn một số thì không. Nhiều học sinh Mỹ hiện đang đắn đo xem liệu có nên nhận số tiền vay vốn sinh viên để được bước chân vào giảng đường đại học – nơi được cho là cánh cửa gia nhập tầng lớp trung lưu – hay không. Sự thật phức tạp hơn, như ông Barack Obama đã ám chỉ khi nói rằng “Người ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn “khi học một ngành thương mại “hơn là khi học ngành lịch sử nghệ thuật”. Một giáo sư lịch sử nghệ thuật đã tức giận yêu cầu ông xin lỗi, nhưng ông đã nói đúng.

Những cử nhân từ 25 tới 32 tuổi đang làm việc toàn thời gian kiếm được nhiều tiền hơn những người cùng tuổi có bằng trung học khoảng 17.500 USD – số liệu từ Trung tâm nghiên cứu Pew. Tuy nhiên, không phải tấm bằng nào cũng kiếm được như thế.

Công ty nghiên cứu PayScale đã thu thập dữ liệu về sinh viên tốt nghiệp từ hơn 900 trường đại học, cao đẳng, hỏi họ học ngành gì và hiện tại đang kiếm được bao nhiêu. Sau đó, công ty này liệt kê ra các chi phí cho một tấm bằng (sau khi đã trừ những hỗ trợ tài chính cho sinh viên giỏi và sinh viên nghèo). Từ đó, PayScale đã ước tính lợi nhuận tài chính của nhiều loại bằng.

thất nghiệp, cử nhân, đại học, trung cấp, lao động chân tay, học phí, nợ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi kỹ thuật là ngành dễ “thắng” nhất bất cứ bạn học nó ở trường nào. Một cử nhân kỹ thuật từ ĐH California, Berkeley có thể kiếm được nhiều hơn những người không học đại học gần 1,1 triệu USD sau 20 năm. Thậm chí, những ngành kỹ thuật ít hấp dẫn nhất cũng thu lại lợi nhuận là gần 500.000 USD sau 20 năm. (Lợi nhuận là số thu nhập chênh lệch giữa người học đại học và người không học đại học sau khi đã trừ chi phí học tập của người học đại học).

Các ngành xã hội và nhân văn thì đa dạng hơn. Tấm bằng xã hội từ các trường khắt khe như Columbia hay California, San Diego sẽ được trả hậu hĩnh hơn. Nhưng bằng xã hội từ ĐH Bang Murray, Kentucky thì kiếm được nhiều hơn người tốt nghiệp phổ thông chưa đến 147.000 USD sau 20 năm, sau khi đã trừ chi phí học đại học. Trong số 153 ngành xã hội, có 49 ngành đạt lợi nhuận đầu tư còn thấp hơn cả trái phiếu thời hạn 20 năm. Trong số này, 18 ngành có lợi nhuận âm.

Dĩ nhiên, những trường có lợi nhuận thấp có thể nghi ngờ rằng bảng xếp hạng của PayScale chỉ dựa trên một số lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhỏ được chọn ra từ mỗi trường. Một số trường còn bị ảnh hưởng bởi thị trường việc làm địa phương, như ĐH Bang Murray có thể sẽ khá hơn nếu nền kinh tế của Kentucky khá khẩm hơn. Những trường đại học không phải thi tuyển sẽ phải ra sức cạnh tranh với những trường có thi tuyển. Và những trường nghèo sẽ có kết quả tệ hơn các trường giàu khi trường giàu có nhiều hỗ trợ tài chính hơn, khiến chi phí của họ giảm xuống, lợi nhuận tăng lên.

Tất cả những dữ kiện này là thật. Nhưng về tổng thể, nghiên cứu của PayScale chắc chắn đã nói quá về giá trị tài chính của một nền giáo dục đại học. Nghiên cứu này không so sánh mức thu nhập của người tốt nghiệp đại học với thu nhập của chính họ nếu họ không học đại học (con số này không thể xác định được). Nghiên cứu chỉ so sánh thu nhập của họ với những người không học đại học, mà nhiều người trong số đó không học đại học vì họ không đủ thông minh để vào đại học. Vì thế, số lợi nhuận mà người tốt nghiệp đại học kiếm được chỉ đơn giản là phản ánh thực tế họ thông minh hơn những người không học đại học (tính bình quân).

Không có nghi ngờ gì về việc chi phí học đại học/ mỗi sinh viên tăng gần 5 lần so với tỷ lệ lạm phát từ năm 1983 trong khi lương của người tốt nghiệp đại học vẫn không thay đổi trong cả thập kỷ qua. Số nợ sinh viên lên cao đến mức nhiều người trẻ phải tạm hoãn những kế hoạch như mua nhà, kinh doanh, sinh con. Năm 2012, những người vay tiền để học đại học thừa nhận rằng số nợ trung bình của họ là 29.400 USD. Tổ chức phi lợi nhuận Project on Student Debt cho biết 15% người vay không trả nợ đúng hạn trong 3 năm. Ở những trường hoạt động vì lợi nhuận, tỷ lệ này là 22%. Glenn Reynolds – giáo sư luật, tác giả của “The Higher Education Bubble” đã viết về cử nhân như những người “có thể phải sống trong tầng hầm ở nhà bố mẹ cho tới khi họ đủ tuổi để nhận an sinh xã hội”.

Gần 1/3 sinh viên vay nợ phải bỏ học nhưng họ vẫn phải trả nợ. 1/3 chuyển sang học trường khác. Nhiều người học chương trình 4 năm nhưng lại mất nhiều thời gian hơn, vì thế chi phí lại tăng lên. Tỷ lệ sinh viên mất 6 năm để tốt nghiệp một trường 4 năm là 59%.

Thị trường việc làm ảm đạm cũng không giúp được gì. Báo cáo của công ty tư vấn McKinsey cho thấy 42% sinh viên tốt nghiệp gần đây đang phải làm những công việc không cần đến bằng đại học 4 năm. 41% sinh viên của các trường tốp đầu không tìm được công việc đúng ngành. 50% nói rằng họ sẽ chọn một ngành học hoặc một trường khác.

Ông Dan Rosensweig – giám đốc công ty hợp tác trong nghiên cứu này cho biết chỉ có một nửa sinh viên tốt nghiệp cảm thấy sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực mà họ đã học. 39% quản lý cảm thấy sinh viên đã sẵn sàng trở thành lực lượng lao động. Sinh viên thường không có khả năng viết lách rõ ràng hoặc quản lý thời gian hợp lý. 4 triệu việc làm vẫn còn bỏ ngỏ vì người tìm việc thiếu những kỹ năng mà doanh nghiệp cần.

Những nghiên cứu như của PayScale sẽ giúp các sinh viên tương lai và phụ huynh đưa ra lựa chọn hợp lý hơn. Khi người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng một lựa chọn tồi có thể gây thiệt hại cho họ tới mức nào, họ sẽ yêu cầu sự minh bạch hơn. Một số trường thực hiện điều đó, dưới sự thúc giục của chính phủ liên bang. Ví dụ như ĐH Texas mới đây đã ra mắt một trang web cung cấp thông tin về thu nhập và số nợ của cựu sinh viên sau 5 năm ra trường.

Hôm 2/4, ông Obama đã nói rằng “cơ hội có nghĩa là làm cho các trường đại học đáng giá hơn”. Sớm hay muộn thì sự minh bạch và công nghệ sẽ buộc nhiều trường phải cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Xu hướng giáo dục trực tuyến sẽ phát triển. Năm 2012, 6,7 triệu sinh viên đã đăng ký ít nhất một khóa học trực tuyến. Những khóa học như thế này cho phép sinh viên được nghe giảng từ những giảng viên giỏi mà không phải trả tiền cho chi phí ký túc xá sang trọng hay cho đội ngũ lãnh đạo cồng kềnh của trường. Học trực tuyến không thay thế được trường đại học truyền thống. Những lớp học thầy trò tương tác vẫn tồn tại, nhưng học trực tuyến sẽ buộc các trường phải thích nghi. Những trường cung cấp chất lượng thấp so với số tiền bỏ ra sẽ phải nâng cấp hoặc chấp nhận tan rã.

Theo Nguyễn Thảo (Theo Economist) / Vietnamnet.vn

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Những biển báo tiếng Việt đáng buồn
Ảnh dự thi “Hoa Anh Đào – DC 2014”- P2

Related Articles

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202201/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments
Tổ chức tham gia VTNM10

Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá

Khanh Ly
23/06/202223/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

April 2014
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes