• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • April
  • 20
  • Bàn tròn “Đổi mới Sách giáo khoa” – Ngô Bảo Châu, Học Thế Nào

Bàn tròn “Đổi mới Sách giáo khoa” – Ngô Bảo Châu, Học Thế Nào

sinhvienusa2013
20/04/201419/04/2014 Comments Off on Bàn tròn “Đổi mới Sách giáo khoa” – Ngô Bảo Châu, Học Thế Nào

Học Thế Nào: Bàn tròn trực tuyến về đổi mới sách giáo khoa sẽ diễn ra dưới dạng Hỏi-Đáp, từ 8:30 am đến 11:00 am Chủ Nhật ngày 20 tháng 4. GS Ngô Bảo Châu đã đặt sẵn 6 câu hỏi và bắt đầu tìm cách trả lời. Mời các bạn độc giả tham gia trả lời 6 câu hỏi này. Hoặc phản biện các cách trả lời của GS Châu. Cũng có thể đặt thêm câu hỏi mới, đặt ra các vấn đề khác.

Để tham gia hỏi, trả lời, tranh luận… các bạn chỉ cần dùng công cụ phản hồi (comment) ở ngay dưới bài viết này. Với các bạn đã thường xuyên comment trên Học Thế Nào, các comment sẽ tự hiện ra. Với các bạn comment lần đầu, admin của Học Thế Nào sẽ phải approve thủ công.

Để comment,  các bạn chỉ cần điền tên và địa chỉ email. Tên nên thống nhất, mỗi lần comment vẫn dùng một tên, để các bạn đọc khác nhận ra.

Comment (trả lời, tranh luận, phản biện…) các ý kiến nào, của ai thì bấm thẳng vào nút reply dưới các comment ấy, để dòng tranh luận tạo thành thread.

 

ĐỔI MỚI SÁCH GIÁO KHOA: HỎI VÀ ĐÁP

 

1.Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa một lần?

Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi sách giáo khoa định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi sách giáo khoa theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5 năm, 20 năm hay 50 năm. Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng.

 

2. Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi sách giáo khoa?

Để làm lại sách giáo khoa, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong sách giáo hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới sách giáo khoa chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng sách giáo khoa thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy sách giáo khoa tốt rồi, không cần thay đổi gì cả, hoặc sách giáo khoa cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hoặc là sách giáo khoa hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.

 

3. Ai là người rà soát đánh giá chất lượng sách giáo khoa? Ai là người kiến nghị việc thay đổi sách giáo khoa?

Quốc hội, chính phủ là cơ quan quyết định việc thay đổi sách giáo khoa, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng sách giáo khoa và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách giáo khoa, như Nhà xuất bản hay Viện khoa học giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghi thay đổi sách giáo khoa này cần được uỷ thác cho một Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo.

 

4. Nếu làm lại sách giáo khoa, thì làm sách giáo khoa trước, hay làm chương trình trước?

Trên lý thuyết thì phải có chương trình rồi mới viết sách giáo khoa, không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và sách giáo khoa. Trong thực tế, chúng ta viết sách giáo khoa xong rồi mới soạn chươn trình.

Những người viết sách đều biết, ít khi viết mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết, phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy mục lục không ổn, sửa lại mục lục rồi lại viết tiếp …

Việc làm sách giáo khoa phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế thì cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách, nhóm làm chương trình thẩm đinh công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.

 

5. Tại sao không dịch nguyên sách giáo khoa nước ngoài về hay không?

Sách giáo khoa nước ngoài rất khác nhau, ở mỗi nước, các bộ sách giáo khoa thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn làm từ trước đến nay là chọn ra một số bộ sách giáo khoa tốt của nước ngoài, “tích cực” tham khảo để viết ra sách cho mình.

 

6. Cần thay đổi gì nhất trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành?

Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.

Nhân văn: Nếu như sách giáo khoa về toán và khoa học tự nhiên của Việt nam không khác đáng kể so với sách giáo khoa nước ngoài, sách giáo khoa và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung và phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vây, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và sách giáo khoa nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.

Sức khoẻ, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khoẻ, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.

Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.

Mời các bạn tiếp tục đặt câu hỏi, thảo luận để cùng tìm ra câu trả lời.

Ngô Bảo Châu

***

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Những điều khó nói ở thành phố ‘kém logic’
Cần một nền giáo dục khai sáng

Related Articles

Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022

Dante Luong
17/05/202217/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ Chủ tịch Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chuyến thăm Hoa Kỳ Đoàn Thị Minh Phượng Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C

Phương Uyên
17/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống
  • Quy trình phỏng vấn xin việc tại Amazon

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

April 2014
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes