Những tin tức kiểm toán lờ mờ đã dẫn đến một sự giảm nhẹ trong giá trị cổ phiếu của các công ty được kiểm toán. Vì sao rất nhiều công ty không đáp ứng được yêu cầu của kiểm toán tài chính? Có thể làm gì để đảo ngược xu hướng? Chiến lược hơn, làm thế nào các công ty có thể cải thiện tình hình quản trị công ty?
Vietstock báo cáo hồi đầu tháng này, như kết quả của kiểm toán tài chính, 80% của tổng 500 báo cáo tài chính được nộp bởi các công ty trong tháng 4 năm 2014 cần phải sửa đổi báo cáo kết quả kinh doanh. Có một số công ty thông báo trước đó bị lỗ và kiểm toán phát hiện ra công ty kết thúc năm tài khóa với lợi nhuận lớn. Ngược lại, có một số công ty khác tuyên bố lãi, nhưng kiểm toán lại cho thấy công ty đang lỗ nặng.
Trước khi đưa ra bất kỳ kết luận cuối cùng nào, điều quan trọng sẽ là tiến hành một phân tích công ty chi tiết về tất cả các bất đồng giữa quản lý và kiểm toán viên. Trong khi đó, giả định rằng quá trình kiểm toán được tiến hành đúng theo các quy định tuân thủ và tập quán ngành, tỷ lệ khác biệt cao này là đáng báo động.
Theo Bộ Tài chính Việt Nam, hiện có 1.690 công ty đại chúng ở Việt Nam, 704 trong số đó được niêm yết tại hai sàn giao dịch Hà Nội và TP. HCM. Kết quả kiểm toán được báo cáo bởi Vietstock bổ sung thêm các phát hiện của Bộ Tài chính rằng, trong năm 2011, chỉ 21 trong số 695 công ty được niêm yết đã đáp ứng những quy định bắt buộc về công bố thông tin.
Những tin tức kiểm toán lờ mờ đã dẫn đến một sự giảm nhẹ trong giá trị cổ phiếu của các công ty được kiểm toán. Vì sao rất nhiều công ty không đáp ứng được yêu cầu của kiểm toán tài chính? Có thể làm gì để đảo ngược xu hướng? Chiến lược hơn, làm thế nào các công ty có thể cải thiện tình hình quản trị công ty?
Một khảo sát nhanh về phản hồi chính thức của các công ty trước kết quả kiểm toán được đăng tải trên trang web Vietstock dường như đưa ra một số gợi ý ban đầu. Các công ty giải thích sự khác biệt là do cách họ báo cáo các khoản phải thu, chi phí phải trả, lưu chuyển tiền tệ và dự phòng, các khoản đầu tư và tài sản dài hạn, báo cáo kịp thời các khoản thanh toán thuế, và hợp nhất báo cáo giữa công ty mẹ và công ty con. Ví dụ, trong thư gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào ngày 3/4/2014, Công ty Thủy Sản Mekong (AAM) giải thích sự khác biệt 5 tỷ đồng trong tài sản thanh khoản là do chậm báo cáo giấy chứng nhận 3 tháng tiền gửi. Petroland (PTL) cho rằng tính toán tài chính của công ty khác với kiểm toán viên là do cách công ty báo cáo dự phòng tài chính để đối phó với các khoản lãi suất và thuế đang chưa thanh toán. Báo cáo tài chính là một tài liệu tĩnh trong khi doanh nghiệp liên tục phát triển. Do tính đa dạng của hoạt động kinh doanh, và tính phức tạp, liên tục thay đổi của một nền kinh tế quá độ, việc làm ra các báo cáo tài chính có chất lượng là một thách thức về mặt quản trị và kế toán. Tuy nhiên, không có lý do nào biện minh cho việc các công ty Việt Nam không cố gắng để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính.
Có lẽ, nguyên nhân sâu xa là nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn chuyển đổi nhiều. Xét về lịch sử, hầu hết các công ty niêm yết có nguồn gốc từ doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước (SOE), hoặc tư nhân. Do đó, nhiều lãnh đạo cấp cao của các công ty đại chúng tương đối mới này không quen với khái niệm về công bố và minh bạch thông tin để hướng tới một cộng đồng lớn hơn.
Trong báo cáo năm 2012, Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới đã kết luận rằng chất lượng báo cáo tài chính của 100 công ty hàng đầu Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM và Hà Nội đã sụt giảm xét trên tất cả các lĩnh vực quản trị công ty. Báo cáo thông tin là một trong những điểm yếu kém được nhấn mạnh; có một sự thiếu minh bạch phổ biến trong việc chia sẻ thông tin về cách công ty được điều hành. Và cũng theo báo cáo này, quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị dường như không đối xử công bằng với các cổ đông. Các công ty đã không thể cung cấp cho nhà đầu tư thông tin kịp thời và có liên quan để giúp họ đưa ra quyết định đầu tư. “Thẻ điểm quản trị công ty” của IFC chấm 100 công ty này với điểm trung bình 42,5%, với 57,5 và 17,40 là điểm cao nhất và thấp nhất. Trong khi đó, các quốc gia láng giềng như Philippines và Thái Lan đạt 72% và 77% .
Ngoài những sai sót trọng yếu có thể xảy ra do cách giải thích chủ quan về báo cáo kế toán, chúng ta cần lưu ý những sai sót trọng yếu chủ ý có thể có trong báo cáo tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Hội đồng báo cáo tài chính của (FRC) Vương quốc Anh đã ban hành một hướng dẫn được sử dụng rộng rãi cho cộng đồng kiểm toán viên tài chính. Hướng dẫn yêu cầu kiểm toán viên phải chú ý đặc biệt đến cách công ty đại chúng đo lường tính thanh khoản và lưu chuyển tiền tệ. FRC cũng khuyến nghị kiểm toán viên cần kiểm tra cẩn thận cách các công ty dự đoán lãi lỗ. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, có khả năng cao hơn là nhà quản lý hiểu sai thực tế và hoàn cảnh, hoặc báo cáo sai thông tin, dẫn đến kết quả báo cáo tài chính không chính xác. Các nước phát triển với chế độ kế toán mạnh hơn Việt Nam cũng đã gặp các vấn đề báo cáo kế toán. Những công ty tỷ đô ở Úc, Canada, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh như Enron, WorldCom, Lehman Brothers, Swissair và Ngân hàng Tín dụng và Thương mại Quốc tế (BCCI ) đã có các vấn đề báo cáo nghiêm trọng, dẫn đến phá sản.
Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) ban hành những chỉ thị mới vào tháng 12 năm 2013 về công bố thông tin của công ty đại chúng. Về mặt bản chất, SEC yêu cầu công ty niêm yết cần thuyết minh thêm trong báo cáo tài chính. Để hạn chế nguy cơ hiểu sai, công ty nên giải thích những gì đã xảy ra trong năm tài chính, và các yếu tố kinh doanh, kinh tế nào tác động lớn nhất tới kết quả hoạt động. Ngoài ra, công ty phải báo cáo thanh khoản của công ty – tiền mặt đến từ đâu, và được sử dụng thế nào để tài trợ hoạt động hàng ngày. Công ty cũng cần tiết lộ bất cứ rủi ro tiềm tàng nào liên quan đến hoạt động kinh doanh và tài chính hiện tại của công ty.
Báo cáo tài chính là một hoạt động vô cùng phức tạp, mặc dù có các hướng dẫn pháp lý và bài học trước đó về tập quán kinh doanh tốt nhất. Có lẽ bước đầu tiên của các công ty niêm yết Việt Nam đang được kiểm toán sẽ là đầu tư nhiều hơn vào hệ thống thông tin quản lý (MIS) để giúp cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và phù hợp.
Bước tiếp theo là phát triển trong nội bộ tổ chức, từ quản lý cấp cao đến đội ngũ nhân viên, một văn hóa xem trọng dữ liệu kế toán như một tài sản giá trị đối với kinh doanh, và chất lượng thông tin tạo ra một lợi thế cạnh tranh thực sự. Hiện nay, nhiều công ty Việt Nam chưa quen với việc cung cấp thuyết minh rõ ràng của báo cáo tài chính đã được công bố.
Diễn đàn thị trường vốn ASEAN và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã công bố vào năm 2013 Bảng điểm quản trị công ty của bảy nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Nhìn vào 30 công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam, báo cáo lưu ý rằng nhiều giám đốc điều hành và các thành viên của Hội đồng quản trị Việt Nam vẫn chưa nhận ra sự khác biệt giữa ” quản lý” và “quản trị “.
Mục tiêu của quản trị là để thiết lập tầm nhìn và tương lai của công ty một cách chiến lược, và cũng để đảm bảo rằng công ty hoạt động trong phạm vi luật pháp, thúc đẩy lợi ích công bằng và bình đẳng đối với tất cả các bên liên quan – đội ngũ nhân viên, cổ đông, khách hàng và cộng đồng. Trong khi, mục tiêu của quản lý là để phân bổ nguồn lực đầy đủ và tiến hành hoạt động hàng ngày để đảm bảo rằng công ty đạt tầm nhìn và mục tiêu của mình. Điều quan trọng là quản lý hàng đầu và kế toán trưởng cần nhận ra rằng việc công bố kịp thời về hoạt động liên tục cho các bên liên quan như nhà đầu tư và công chúng giúp làm giảm các vấn đề trong tương lai. Đồng thời, cộng đồng nhà đầu tư, bao gồm nhóm lớn tập hợp các cổ đông nhỏ, nên tìm cách lên tiếng và gây áp lực với quản lý và ban giám đốc để yêu cầu cải thiện đáng kể cả báo cáo tài chính và phi tài chính.
Quản trị công ty tốt là quan trọng đối với hoạt động tối ưu của công ty, thị trường vốn và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu khoa học đã nhiều lần khẳng định rằng có một báo cáo tài chính tốt sẽ giúp cải thiện kinh doanh và quản lý hoạt động, xây dựng lòng tin và uy tín của công ty. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng, khi nhà đầu tư tin báo cáo tài chính đúng sự thật và công bằng với họ, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn để đầu tư. Với rủi ro thấp hơn, nhà đầu tư sẽ chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, do đó công ty ít tốn kém hơn để vay vốn. Đó là một lợi ích quan trọng đối với công ty đang tìm cách huy động vốn để cung cấp báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu kiểm toán.
Trong khi 80% các công ty được kiểm toán đang phản hồi về các báo cáo kiểm toán, hy vọng những tin tức thất vọng – từ Vietstock, Ngân hàng Thế giới, ASEAN/Ngân hàng Phát triển châu Á – là một lời cảnh tỉnh cho công ty Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức Việt Nam muốn thành công trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu nên đảo ngược suy nghĩ của mình về báo cáo tài chính. Bài học kinh nghiệm từ những công ty thành công ở các nền kinh tế ASEAN cho rằng quản trị công ty tốt bao gồm cả báo cáo và công bố tài chính tốt sẽ giúp công ty trở nên hiệu quả hơn, và quan trọng, thu hút đầu tư nhiều hơn từ thị trường vốn trong nước và nước ngoài. Sau tất cả, đó là nỗi niềm của những lãnh đạo có tầm nhìn.
GS. Tùng Bùi
Giám đốc Chương trình Vietnam Executive MBA, Đại học Hawaii
www.shidler.hawaii.edu/vietnam