• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • May
  • 2
  • Sài Gòn có nên ‘mặc chung’ áo?

Sài Gòn có nên ‘mặc chung’ áo?

sinhvienusa2013
02/05/201402/05/2014 Comments Off on Sài Gòn có nên ‘mặc chung’ áo?

Lựa chọn mô hình chính quyền đô thị như thế nào thì điều cần thiết là phải làm sao giữ được cái “hồn” của Sài Gòn Nam Bộ.  Đó chính là sự cởi mở, sẵn sàng tiếp thu cái mới, phát huy được năng lực sáng tạo  của cư dân.

LTS: TP.HCM và TP.Đà Nẵng đang đi tiên phong thí điểm thành lập chính quyền đô thị (CQĐT). Sau bao nhiêu năm “mặc chung” chiếc áo với chính quyền nông thôn (CQNT), các nhà quản lý đã nhận ra các đô thị khó mà phát triển đúng tầm vóc, tiềm năng nếu “bị” mặc chung áo như vậy. Đề án xây dựng chính quyền đô thị của  TP.HCM sắp được trình ra QH.

Kỷ niệm 39 năm ngày giải phóng miền Nam cũng là dịp để nhìn lại quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn từ góc độ văn hóa, lịch sử. Từ đó, đi tìm lời giải cho bài toán phát huy nội lực, phát huy bản sắc độc đáo của vùng đất từng được mệnh danh “Hòn ngọc viễn đông” một thời.

Bài 1:

Sài Gòn đã ra đời như thế nào trong cuộc khẩn hoang mở cõi lớn nhất của dân tộc ta?

TS sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen: Khởi thủy là cái đồn thu thuế do chúa Nguyễn lập ra còn trước đó nơi đây là một cộng đồng dân cư làm ăn buôn bán phát đạt.

giải phóng miền Nam, Sài Gòn, Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, Chính quyền đô thị

Bà Bùi Trân Phượng

Phải nói rằng, nơi đây có địa thế thuận lợi cho buôn bán. Giao thông thủy bộ đều có, biển lại ở kế bên. Người dân từ nhiều miền khác tụ về đây buôn bán. Khi có đồn thu thuế của chính quyền nhà Nguyễn, nơi đây đã thành phố chợ. Như vậy, yếu tố đô thị đã có trong gene sinh thành của Sài Gòn.

Sài Gòn nhanh chóng phát triển thành thủ phủ kinh tế của miền Nam từ rất sớm. Trong tiềm thức người Nam Bộ, Sài Gòn đã là thành phố từ lâu rồi. Dưới các tỉnh, nếu người ta nói “lên thành phố” thì ai cũng hiểu là lên Sài Gòn.

Thời ấy, các phố thị của Nam Bộ hình thành nên các vùng khác nhau. Mỹ Tho, Vĩnh Long hình thành từ vùng nông nghiệp. Hà Tiên phát triển lên từ ngoại thương và cờ bạc. Sài Gòn và Đồng Nai lên phố từ buôn bán. Nhưng Sài Gòn phát triển mạnh mẽ nhất, rồi nhanh chóng trở thành trung tâm của khu vực Nam Bộ…

Với bối cảnh hình thành nên phố xá từ rất sớm như vậy thì, theo bà, điều gì đã tạo nên bản sắc văn hóa Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung?

– Về văn hóa, đặc điểm nổi bật nhất của Sài Gòn là nơi giao lưu, hội tụ giữa các nền văn hóa Việt, Chăm, Khơ – me và Hoa, Ấn Độ và có độ mở rất lớn. Mở là để làm ăn, buôn bán với người gần người xa, dung nạp tất cả. Tính cách tự do, phóng khoáng là đặc trưng rất nổi bật của vùng này.

Nằm ở vị trí chính giữa đàng trong nên Sài Gòn trở thành giao điểm của nhiều luồng dân cư, chủng tộc mang bản sắc văn hóa khác nhau tụ đến. Ngay từ đầu Sài Gòn đã có tính mở như vậy. Và cũng vì nằm giữa vùng nông nghiệp trù phú, giàu có nên đã có nền sản xuất hàng hóa từ rất sớm, trước khi người Pháp đặt chân đến xâm lược.

Khi người Pháp vào, càng mở hơn. Rồi đến người Mỹ. Quá trình “Mỹ hóa” diễn ra ở Sài Gòn. Nhờ vậy đã tiếp xúc với nhiều nền văn minh của thế giới rất sớm, sớm hơn các vùng khác.

Có lần tôi và một người bạn đi ăn tối với người khách Ấn Độ. Vào nhà hàng người bạn tôi say sưa giới thiệu với khách các loại chuối ở Việt Nam, ăn ngon lắm, ngày xưa dùng để tiến vua, v.v… Nghe xong vị khách Ấn mỉm cười: “Chuối là của Ấn Độ đưa vào Việt Nam từ lâu!”. Bạn tôi ngạc nhiên, trố mặt, định cãi lại, tôi bấm nhẹ tay, bảo: “Họ nói đúng, đừng cãi!”. Mà thiệt, chuối là loại cây được đưa từ Ấn qua trồng rất sớm ở Nam Bộ. Sớm tới nỗi nhiều người Việt cứ tưởng chuối là của ta! Một số loại cây khác như Sa-po-chê đưa về từ Cam-pu-chia, mãng cầu xiêm, măng cụt từ Thái Lan, v.v…

Sài Gòn vừa có cái mới hiện đại từ ảnh hưởng của phương Tây nhưng cũng lưu giữ rất nhiều cái nôi truyền thống cội nguồn. Các chúa Nguyễn lấy rất nhiều bà vợ ở Nam Bộ nên vùng này có quan hệ sâu với Thuận Hóa, kinh đô thời bấy giờ. Và nhờ giao lưu với các sắc dân Đông Nam Á nên Sài Gòn và Nam Bộ nối trở lại với nền văn minh Đông Nam Á cổ xưa.

giải phóng miền Nam, Sài Gòn, Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, Chính quyền đô thị

Sông Sài Gòn. Ảnh: Đinh Tuấn

Sài Gòn dù cùng cái gốc từ phía Bắc nhưng nối lại với cái nôi Đông Nam Á từ cội nguồn nên ở đây vừa có những cái rất cội nguồn sâu sắc nhưng cũng có nhiều cái mới, rất mới nhờ giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau của thế giới. Thể hiện rõ nhất trong ẩm thực Sài Gòn, ẩm thực Nam Bộ.

Ẩm thực Nam Bộ chịu ảnh hưởng từ xứ Bắc cũng có, từ miền Trung vốn là giao thoa văn hóa Việt – Chăm cũng có, từ người Khơ-me, người Ấn, Thái Lan cũng có, chúng hòa trộn vào nhau thành bản sắc Nam Bộ là vậy.

Một số học giả cho rằng, Sài Gòn và Nam Bộ có phong cách văn minh, hiện đại hơn vùng khác là thẳng thắn, nói ngay, cắt thẳng tiết diện của vấn đề chứ không mất công rào đón, vòng vo. Một ví dụ để so sánh dễ hiểu, khi yêu nhau, trai gái vùng ngoài tìm hiểu nhau như thế này:”Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng có lối ai vào hay chưa….”, còn trong miền Nam Bộ chàng trai nói ngay mục đích:”Gió đưa buồn ngủ lên bờ, Mùng cô còn rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm”…

Tôi không đặt nó trong sự hơn kém mà là sự khác biệt. Người miền Bắc có kiểu nói nhã nhặn, dẫn dắt một cách lễ độ. Thanh niên trong này có thể dễ dàng nói câu “thấy con gái muốn hun…” trong khi thanh niên ngoài kia phải nhẹ nhàng, thăm dò “Bây giờ mận mới hỏi đào…”. Đó là sự khác biệt.

Có một câu tôi cho rằng rất hay, rất đúng bản sắc Nam Bộ là “Ra đi gặp vịt cũng lùa, Gặp duyên cũng kết, Gặp chùa cũng tu”. Tính cách Nam Bộ là vậy, không có chuẩn mực, khuôn khổ ni tấc gì cả. Tính thích nghi phóng khoáng rất cao. Ta có thể tìm thấy rõ những tính cách trong các tác phẩm của nhà văn Nam Bộ Hồ Biểu Chánh…

Nói những vấn đề lịch sử như vậy, để thấy rằng trong quản lý nhà nước, lựa chọn mô hình chính quyền đô thị như thế nào thì điều cần thiết là phải làm sao giữ được cái “hồn” của Sài Gòn Nam Bộ.

Đó chính là sự cởi mở, phóng khoáng, luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới văn minh, hiện đại nhưng cũng có những yếu tố bất biến làm nên tính cách của cư dân phố thị Sài Gòn, phát huy được năng lực sáng tạo độc đáo của họ…

Theo Duy Chiến (thực hiện) / Tuần Việt Nam

Bài gốc có thể xem tại đây.

 

Post navigation

Đại học có đáng tiền không?
Chúng ta đã ‘xẻ thịt’ anh lớn Sài Gòn

Related Articles

Chuyên gia Google chuyên gia google Google Developer Expert

Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng

Hanh Nguyen
29/09/202302/10/2023 No Comments

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity

Tien Nguyen
21/08/202305/09/2023 No Comments
tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng
  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

May 2014
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes