• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • May
  • 27
  • Sách giáo khoa, ngân sách và Wikipedia

Sách giáo khoa, ngân sách và Wikipedia

sinhvienusa2013
27/05/201427/05/2014 Comments Off on Sách giáo khoa, ngân sách và Wikipedia

Thông báo gần đây của Bộ GD-ĐT về “khái toán” cho đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông đã gây phản ứng gay gắt trong dư luận.

 

Minh hoạ: M.N.

Nếu bình tĩnh suy xét, bạn sẽ thấy câu chuyện này có một cái gì đó lạ lùng. Tại sao trong khi dân ta sẵn sàng bỏ tiền túi của mình cho việc học hành của con cái, sử dụng tiền của ngân sách vào chính mục đích đó lại gây ra phản ứng dữ dội?

Vấn đề lòng tin

Dễ thấy phản ứng này của người dân thể hiện sự mất lòng tin của họ trong việc tiền ngân sách được sử dụng thích đáng trong giáo dục. Họ đã đọc trên báo về những nhà vệ sinh ở một trường nào đó xây hết hơn nửa tỉ đồng, trong khi cái nhà vệ sinh mà con họ dùng hằng ngày thì vẫn bẩn.

Họ đã tận mắt thấy dụng cụ học tập được mua sắm hàng loạt mà không thể sử dụng được, những cây guitar lạc điệu được sở giáo dục cung cấp vứt lăn lóc trong góc phòng bụi bặm, không ngân lên được giai điệu nào khác ngoài sự im lặng, như minh chứng cho những lãng phí trong chi tiêu công.

Tuy nhiên đó có lẽ chưa phải lý do chính. Lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước không phải là việc riêng của ngành giáo dục. Tiền làm sách giáo khoa, dù nó là 34.000 tỉ, 1.000 tỉ hay cuối cùng chỉ là 100 tỉ đồng, là chẳng bõ bèn gì so với tiền làm đường, xây cầu. Ai dám nói rằng việc học của trẻ con không quan trọng bằng làm đường, xây cầu?

Theo tôi, cái gây ra sự bất bình không phải là bản thân số tiền, mà là cảm giác bất công. Tại sao phải dùng ngân sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua hằng năm với một số lượng lớn. Vốn là một người làm toán, người làm toán thích những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng.

Trên nguyên tắc, người dân phải được sử dụng miễn phí những sản phẩm làm ra từ ngân sách nhà nước, bởi vì xét cho cùng thì họ đã trả tiền một lần rồi.

Cần một tư duy hiện đại

Công bố sách giáo khoa lên mạng, dưới một hình thức phù hợp, có thể còn là lời giải cho một bài toán khó khác, đó là tính ổn định của chương trình và sách giáo khoa. Tuy so sánh có lẽ hơi khập khiễng, vì sách giáo khoa và bách khoa toàn thư không hoàn toàn có cùng bản chất, tôi vẫn muốn nghĩ về mô hình wikipedia cho sách giáo khoa.

Tôi còn nhớ cách đây mười năm, nhiều người cười khẩy về kiến thức wikipedia, ai cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vô bờ bến với bách khoa toàn thư Britannica mà wikipedia được xem như một phản ví dụ. Bây giờ thì không ai còn cười khẩy được nữa. Tôi cho rằng wikipedia chính là thư viện Alexandria đầu thai.

Sách giáo khoa không chỉ viết một lần rồi đợi mười năm lại viết lại từ đầu. Cần dự trù một khoản không nhỏ trong “khái toán” cho việc “bảo trì” chương trình và sách giáo khoa.

Tôi tưởng tượng bên cạnh trang sách giáo khoa công bố trên mạng, sẽ có một chỗ để người sử dụng đóng góp và nhận xét. Cơ quan bảo trì sẽ chịu trách nhiệm quản trị cho diễn đàn, và tổng kết nhận xét, cả những lỗi phải sửa và những chỗ có thể cải thiện, để ban biên soạn có thể điều chỉnh sách giáo khoa theo định kỳ. Chỉ đến khi thấy rõ những bất hợp lý cơ bản về cấu trúc thì mới cần xây dựng lại chương trình và sách giáo khoa.

Tôi tin rằng một diễn đàn nhỏ của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về từng bài giảng trong sách giáo khoa sẽ rất có ích cho công tác giảng dạy. Diễn đàn có thể lưu lại những bài giảng mẫu, những tư liệu bổ trợ như ghi âm, hình ảnh và phim có liên quan đến nội dung bài giảng.

Những tư liệu bổ trợ là những tài nguyên có sẵn, chúng ta cần tìm ra và sắp xếp chúng để giáo viên có thể sử dụng một cách thuận tiện. Nếu điều kiện vật chất không cho phép thực hiện một thí nghiệm vật lý hay hóa học, giáo viên có thể chiếu đoạn phim về thí nghiệm đó cho học sinh xem.

Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây thật ra còn rộng hơn. Nhiều người nói rằng để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, chúng ta cần có một tổng công trình sư. Đúng là để xây dựng một cái gì lớn, vai trò của tổng công trình sư vô cùng quan trọng. Nhưng tổng công trình sư không phải là đấng cứu thế và bây giờ là thế kỷ 21 rồi, rất khó tìm thấy đấng cứu thế.

Cái mà chúng ta cần là một tư duy hiện đại trong việc tổ chức công việc để tất cả những người có liên quan có khả năng và có nghĩa vụ cùng tham gia xây dựng, tham gia một cách tự nguyện và có trách nhiệm, được thưởng và bị phạt một cách công bằng trên cơ sở chất lượng công việc của mình, và cùng hướng tới một mục đích hiển nhiên: một chương trình học và sách giáo khoa tốt cho trẻ em.

Theo NGÔ BẢO CHÂU / Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Nhân viên Google lương 250.000 USD
Sinh viên Việt Nam giàu nghị lực lên báo New York Times

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

May 2014
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes