• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • May
  • 30
  • Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông

Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông

sinhvienusa2013
30/05/2014 Comments Off on Vũ điệu nguy hiểm trên Biển Đông

Phóng viên CNN Euan McKirdy có mặt trên một con tàu của cảnh sát biển Việt Nam ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép gần Hoàng Sa. McKirdy thuật lại sự nguy hiểm của cuộc đối đầu ở nơi ông mô tả là điểm nóng nhất thế giới về tranh chấp chủ quyền biển.

1-4512-1401373310.jpg

Tàu hải cảnh Trung Quốc đang phun vòi rồng vào một con tàu nghiên cứu thủy sản của Việt Nam hôm 28/5. Ảnh: Euan McKirdy/CNN

Phải chờ đợi rất lâu cả trên bờ và trên biển, trước khi đoàn gần 40 phóng viên chúng tôi tới được một trong những khu vực tranh chấp nóng bỏng nhất thế giới, trên Biển Đông. Giới báo chí, cả báo in, báo mạng và phát thanh truyền hình thuộc các tòa soạn ở châu Á và Mỹ, hồi hộp chờ đợi chính phủ Việt Nam, không rõ ngày giờ nào thì chúng tôi sẽ lên đường.

Chuyến đi có vẻ được giữ bí mật, nhưng hình như phía Trung Quốc có thể cũng biết.

Cuối cùng thì chúng tôi xuất phát, lên một con tàu tuần duyên nhỏ vào một sáng thứ hai từ Đà Nẵng, tiến đến vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa theo tiếng Việt và Tây Sa theo cách gọi của người Trung Quốc.

Việc Trung Quốc cắm một giàn khoan tại vùng nước này hồi đầu tháng 5 gây nên một loạt phản đối, trong đó có cả những cuộc xô xát ở Việt Nam, và hàng loạt lời tuyên bố từ các nhà lãnh đạo thế giới, yêu cầu hai bên giải quyết vấn đề nhanh chóng và không để đổ máu.

Ít nhất là một bên nhất trí như vậy. “Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cam kết giải quyết vấn đề bằng phương cách hòa bình”, ông Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng tàu hỗ trợ mà chúng tôi đi cho biết.

Con tàu khá chắc chắn của chúng tôi có một pháo 125 mm phía trên mũi và hai khẩu 14.5 mm ở đuôi. Nó thuộc loại tàu hậu cần mà lực lượng tuần duyên nào cũng cần có, và chứa được khá nhiều thứ: vô số thùng nước uống bằng nhựa, khoang bếp chất đầy rau xanh, một đàn gà sống bên dưới cầu thang phía ngoài – những thứ sẽ được đem đến cho các đồng đội của họ ở tiền tuyến.

Cho đến khi mặt trời lên vào sáng hôm sau, chúng tôi vẫn đang trên đường tiến tới đích – vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền.

Sau đó, chúng tôi chuyển sang tàu cảnh sát biển 8003, con tàu đã đợi chúng tôi giữa biển từ trước đó. Vậy là đã đến khu vực mà đầu tháng này Trung Quốc đơn phương cắm một ngọn cờ. Ngọn cờ trong trường hợp này là một giàn khoan, mang thông điệp của phía Trung Quốc: quần đảo Tây Sa là của ta và ta muốn làm gì tùy thích.

Xung quanh chỉ là mênh mông một màu xanh thẫm của biển, không phao hiệu, không bãi nổi, chỉ có nước và nước, dù phía Trung Quốc vẫn mạnh miệng khẳng định bên dưới là một nguồn dầu mỏ giàu có.

Hành động hung hăng

Khi chúng tôi đến nơi, có tin cho biết giàn khoan do Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOCC) quản lý này đã di dời – quả là một nhiệm vụ to lớn và chẳng dễ dàng, đặc biệt là về mặt chính trị.

Quá trình di chuyển giàn khoan bắt đầu từ sáng 26/5 và hoàn thành lúc 23h30 cùng ngày, trước khi đoàn chúng tôi đến đây, mặc dù nó khởi hành vài giờ sau khi chúng tôi bắt đầu.

Chúng tôi cuối cùng cũng đến được nơi cần đến. Những chấm đen lúc trước ở đường chân trời giờ đã biến thành những con tàu, hay đúng hơn là những đoàn tàu của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Những con tàu cá và cả tàu quân sự này là tất cả những gì còn lại sau điểm nóng của hai tuần trước, trong các hoạt động triển khai liên tục, như một màn khiêu vũ kịch tích quanh vùng biển xanh ngắt.

2-3556-1401373310.jpg

Tàu cảnh sát biển Việt Nam (bên phải, màu xanh đen), đang cố gắng thoát khỏi vòng vây của các tàu Trung Quốc, gần khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Ảnh: AFP

Trong một buổi chiều đầy nắng và yên bình giữa biển, những gì đang xảy ra như một trận đánh nhỏ sống động, đan xen giữa sự hung hăng của Trung Quốc và sự bình tĩnh từ phía Việt Nam khi đưa ra thông báo rằng Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế. Tiếng còi báo hiệu và còi rú báo động reo lên inh ỏi và chói tai.

“Tôi đã đến vùng biển này nhiều lần nhưng gần đây Trung Quốc ngày càng hung hăng với Việt Nam, thuyền trưởng tên Hoàng của tàu hỗ trợ nói. Anh Hoàng khẳng định với chúng tôi: “Tôi tự hào được bảo vệ đất nước”.

Vũ điệu nguy hiểm giữa biển đều được các tàu bảo vệ biển của mỗi nước quan sát. Những người trên tàu đều hy vọng có thể đối đầu trực tiếp với kẻ thù. Tuy nhiên chỉ trước đó vài giờ, một tàu của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Không ai thiệt mạng trong vụ tai nạn này, nhưng đây là lần đầu tiên một chiếc tàu đã bị đánh chìm trong giai đoạn căng thẳng hiện nay giữa quan hệ hai nước láng giềng.

Chiều dần buông, một tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc nhằm hướng di chuyển về phía chúng tôi, gầm gừ như cố tạo ra một vụ đe dọa hàng hải nho nhỏ.

Không ai trên tàu 8003 tỏ ra quá lo lắng, mặc dù áo phao cứu hộ trong trường hợp này dường như quá mỏng manh. Giống như một con chó đang căng mình ở  đốt xích cuối, con tàu sủa về phía chúng tôi vài lần, trước khi quay đi.

Ở phía mạn phải con tàu chúng tôi, hai tàu khác của Trung Quốc đang quấy phá một tàu cá nhỏ hơn của Việt Nam.

Theo Thùy Linh lược dịch / Vnexpress

Bản dịch tiếng Việt có thể xem tại đây. Bản gốc tiếng Anh có thể xem tại đây.

Post navigation

Nhà văn Thái Chí Thanh: AVSPUS trưởng thành không chờ thời gian
Vào Harvard với học bổng 260.000 USD

Related Articles

VTNM10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Dante Luong
09/08/202214/08/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments
AVSPUS Tổ chức tham gia We-Connect Fair

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

Dante Luong
14/07/202206/08/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10
  • BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”
  • WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế
  • ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”
  • VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”
  • VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”
  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10 VTNM10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Dante Luong
09/08/202214/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) - Sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất của...

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022
ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

May 2014
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes