Kaizen theo triết tự từ được ghép bởi hai từ Kai và Zen. Trong đó, Kai nghĩa là cải cách liên tục, Zen nghĩa là làm cho tốt đẹp hơn. Kaizen có nghĩa là Cải cách liên tục để tốt đẹp hơn.
1. Hai tính chất của phương pháp Kaizen
Thứ nhất, Kaizen là những thay đổi nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong những vấn đề cần giải quyết. Có nghĩa là, khi gặp phải một vấn đề lớn và không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy chia chúng ra thành những phần nhỏ và đi vào giải quyết từng phần. Chia một lần chưa thấy hướng giải quyết thì tiếp tục chia thêm lần thứ hai, lần thứ ba,… đến khi tìm được hướng giải quyết. Tất nhiên việc chia phần nhỏ cũng yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ của người tham gia. Bạn hãy chia sao cho hợp lý, chứ không phải là khiến nó phức tạp lên.
Một ví dụ về sơ đồ Kaizen
Thứ hai, Kaizen là làm liên tục và liên lục không ngừng. Nghĩa là những thay đổi nhỏ nhưng phải làm liên tục, có sự kết nối với nhau mà không bị ngắt quãng. Bởi một lí do đơn giản là vì những vấn đề đã được chia nhỏ và đã nhỏ thì cần phải giải quyết thật nhanh và liên tục, nếu không thì sẽ rất mất thời gian. Tóm lại, phương pháp Kaizen thú vị vì các vấn đề nhỏ, đến mức khiến cho người giải quyết không gặp nhiều khó khăn và không còn cảm thấy sợ hãi.
2. Áp dụng Kaizan vào học tập và ôn thi
– Mỗi ngày một câu hỏi
Có thể bạn đã biết, não là một bộ phận đặc thù của cơ thể, nó bị kích thích bởi những câu hỏi và các mệnh đề cần hướng giải quyết. Chính vì thế hãy đặt ra những câu hỏi để kích thích trí não sáng tao để trả lời câu hỏi. Nhưng không phải là những câu hỏi lớn lao, trừu tượng,… khiến chính ta không biết bắt đầu từ đâu. Mà hãy chia các câu hỏi ra nhỏ hơn, đơn giản hơn để giải quyết nó. Ví dụ: thay vì câu: Làm sao để học giỏi? Hãy chia câu hỏi đó ra thành những câu nhỏ hơn như: Làm sao ta có thể dậy sớm hơn? Làm sao ta chịu khó làm bài tập hơn? Làm sao ta đến lớp đúng giờ hơn? Làm sao ta tập trung nghe giảng hơn?…
– Hành động liên tục trong ngày
Đừng chỉ đặt ra quyết tâm ‘ảo’ bằng lý thuyết, hãy hành động ngay khi đặt ra vấn đề để giải quyết nó. Việc hành động liên tục sẽ tạo nên những hiệu quả nhất định. Nhưng quan trọng hơn nhất là nó giúp chúng ta hình thành những thói quen tốt và tích cực. Đầu tiên là về bộ não, việc hành động tư duy liên tục sẽ giúp hàng tỉ nơ-ron thần kinh có thể tạo liên kết với nhau, giúp bộ não hoạt động hiệu quả và bền hơn khi có áp lực.
– Đơn giản hóa vấn đề
Kaizan nghĩa là chia nhỏ vấn đề hay đơn giản hóa các vấn đề. Khi làm một công việc, để hoàn thành nó, không nhất thiết phải lao vào làm nó ngay lập tức và hoàn hảo ngay. Hãy từ từ nhìn lại và làm nó từ từ, làm từng phần một. Ví dụ trong chi tiêu hàng tháng, bạn cảm thấy việc chi tiêu cần phải cắt giảm. Tháng trước bạn tiêu 2 triệu 500 ngàn đồng, tháng này bạn muốn giảm 500 ngàn đồng. Đừng ngay lập tức cắt lại 500 ngàn đồng lúc đầu tháng mà hãy từ từ giảm mỗi ngày một ít. Việc cắt giảm mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn không bị ‘ngợp’. Hay việc ngủ dậy buổi sáng, vì đã quen với việc dậy vào lúc 9h. Thay vì ngay lập tức thức dậy lúc 5h30 sáng, bạn hãy từ từ tập luyện mỗi hôm dậy sớm hơn một chút (khoảng 15 đến 30 phút), việc này sẽ giúp cơ chế hoạt động cơ thể không bị đảo lộn và giúp bạn khỏe hơn. Ảnh minh họa: Weibo.
– Tự thưởng
Hãy thưởng cho mình khi thành công, đó là động lực chính mình tạo ra. Nhưng tất nhiên nó cũng dựa trên tiêu chí ‘nhỏ và ý nghĩa’ như tôn chỉ của phương pháp Kaizen vậy.
– Để ý và trân trọng từng khoảng khắc nhỏ bằng ‘cuốn sổ hạnh phúc’
Hãy để ý và trân trọng những điều tưởng như nhỏ và tất yếu trong cuộc sống. Và một lời khuyên dành cho các bạn là hãy có một cuốn sổ mang tên: Cuốn sổ hạnh phúc! Cuốn sổ này ghi lại tất cả những niềm vui, hạnh phúc lớn, vừa, bé, thậm chí là rất bé trong cuộc đời bạn. Một buổi học tốt, một lần giơ tay lên bảng, một lần điểm cao khi thi, một lời khen của cô,… hay “đời’ hơn là: một bữa cơm gia đình, (hay bữa cơm với bạn cùng phòng, nếu ở trọ), một chuyến đi chơi mang lại cho bạn nhiều cảm xúc,…
Theo Tạp chí Tư tưởng Văn hoá
Bài gốc có thể xem tại đây.