• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • June
  • 19
  • Liệu Mỹ thích một TQ mạnh hay yếu?

Liệu Mỹ thích một TQ mạnh hay yếu?

sinhvienusa2013
19/06/201418/06/2014 Comments Off on Liệu Mỹ thích một TQ mạnh hay yếu?

“Tôi còn nhớ khi dự một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Bin Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đặt ra câu hỏi là liệu Mỹ muốn một đất nước TQ mạnh hay yếu. Clinton đã trả lời rằng “chúng tôi có nhiều thứ phải lo với một TQ yếu hơn là một TQ mạnh”, GS Joshep Nye kể lại.

TuanVietNam xin trích đăng phần ý kiến của GS Joshep Nye – tác giả của thuyết “Quyền lực mềm” trong hội thảo sáng kiến giải quyết xung đột Nhật – Trung do Diễn đàn toàn cầu Boston (BGF) tổ chức tại Harvard Faculty Club, đại học Harvard.

Về cơ bản, chính sách “tái cân bằng” châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama phản ánh thực tế là nước Mỹ đã lãng phí thập niên đầu của thế kỷ 21 sa lầy trong hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Khi Obama lên cầm quyền, ông đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc tái củng cố sự hiện diện của Mỹ ở châu Á. Việc ngoại trưởng Mỹ đến thăm châu Á trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình là điều chưa từng có. Đó là điều rất đáng quan tâm ở châu Á vào thời điểm đó. Dường như có gì không bình thường khi điều đó có thể đồng nghĩa với sự quay lưng lại với châu Âu.

Nếu nhìn kỹ thì thời chính quyền Clinton những năm 1990,  nhiều người đã nhận ra sự trỗi dậy mạnh mẽ về sức mạnh của Trung Quốc, rõ nhất là sức mạnh kinh tế. Họ chủ trương Mỹ cần phải kiềm chế Trung Quốc trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Nhưng đó chưa bao giờ là một chính sách khả thi .

GS Joshep Nye, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, chính sách

Thủ tướng trong một dịp đón tiếp GS Joshep Nye tại Việt Nam

Lý do vì sao?

Thứ nhất, sẽ gần như không thể tổ chức một liên minh các quốc gia có khả năng kiềm chế TQ. Tất cả các quốc gia ở cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều muốn một mối quan hệ ở mức hợp lý giữa Mỹ và TQ,  giữa TQ và Nhật Bản. Do đó, họ lo ngại việc tham gia vào một tổ chức nào đó có thể khiến các mối quan hệ này xấu đi. Lý do nữa không hợp lý cho việc kiềm chế TQ là nếu họ lựa chọn tham gia kiềm chế TQ, nghĩa là họ lựa chọn coi TQ là kẻ thù. Còn nếu cố gắng thảo luận cởi mở, công khai với TQ thì họ có thể hội nhập vào hệ thống quốc tế, từ đó có thể xây dựng một mối quan hệ hợp lý với Bắc Kinh.

Nhưng khi Bắc Kinh hội nhập và trở thành cường quốc thì không ai, ngay cả chính bản thân người TQ, có thể dám chắc họ sẽ hành xử ra sao. Và khi TQ trở nên mạnh hơn thì rõ ràng là sẽ hợp lý nếu tái khẳng định liên minh quân sự như một chính sách bảo hiểm cho cả Mỹ và Nhật Bản.

Năm 1996, Tổng thống Mỹ Bin Clinton và Thủ tướng Nhật khi đó tuyên bố tại Tokyo rằng liên minh quân sự Mỹ – Nhật là nền tảng để đảm bảo ổn định ở Đông Á hậu Chiến tranh Lạnh. Trước đó, một số người ở cả hai nước cho rằng hiệp ước an ninh là di sản của quá khứ, của Chiến tranh Lạnh.

Việc duy trì hiệp ước này là một chính sách bảo vệ khôn ngoan bởi cách tiếp cận hay chính sách nhìn chung có lợi cho cả Trung Quốc và Nhật Bản. Do đó, Mỹ đã nới rộng vòng tay với TQ để họ tham gia vào hệ thống quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất. Nhưng đồng thời Mỹ cũng vẫn giữ lại chính sách bảo vệ đó cho cả Mỹ và Nhật Bản để đề phòng tình huống xấu nhất.

Chính sách đó khá hiệu quả. Tôi còn nhớ khi tôi dự một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân vào năm 1995, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đặt ra câu hỏi là liệu Mỹ muốn một đất nước TQ mạnh hay yếu. Clinton đã trả lời rằng “chúng tôi có nhiều thứ phải lo với một TQ yếu hơn là một TQ mạnh.

Lý do ở đây là, nước Mỹ cần TQ. Thứ hai, với hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được tái khẳng định, nước Mỹ ở vào vị trí hoàn toàn có thể duy trì chính sách cởi mở với TQ mà vẫn có thể đảm bảo kiểm soát được tình hình.

Chính sách đó tiếp tục được duy trì trong chính quyền Tổng thống Bush với chủ trương nước Mỹ hoan nghênh TQ trở thành một cổ đông có trách nhiệm đối với thế giới. Nói cách khác Mỹ thừa nhận vai trò cũng như sức mạnh của TQ.

Chính sách dưới thời Tổng thống Obama là “tái cân bằng” về châu Á,  giải quyết hài hòa tam giác quan hệ, để tạo cơ sở cho sự ổn định trong khu vực.

Vậy còn điều gì bất ổn? Có một số chủ thể ở khu vực, mà đặc biệt là Triều Tiên, rất khó lường. Chúng ta không thể biết màn kịch ở Triều Tiên sẽ diễn tiến ra sao. Mức độ rủi ro ở đây khá cao và hoàn toàn có thể vượt ngoài tầm kiểm soát.

Một nguy cơ cuối là khả năng tính toán sai lầm của các bên có thể xảy ra trong không khí chủ nghĩa dân tộc dâng cao ở cả hai nước Mỹ, TQ.

Tại các nước này,  chủ nghĩa dân tộc đều được xem là một con bài quan trọng để giới lãnh đạo gây dựng sự ủng hộ của người dân, đặc biệt là ở TQ. Nhưng nó đi kèm với rủi ro là, trong bầu không khí như vậy, giới lãnh đạo đôi khi khó làm chủ được tình hình.

Theo Đình Ngân (lược dịch) / Tuần Việt Nam

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Hội trại khởi nghiệp VYE Bootcamp 2013
Thông báo: Tuyển đại biểu tham gia chương trình TNTN Việt Nam – Canada

Related Articles

Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”

Dante Luong
06/07/202206/07/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202206/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

June 2014
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« May   Jul »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes