• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • June
  • 23
  • KTS Võ Trọng Nghĩa: Gieo lại những mầm xanh từ trên đống rác!

KTS Võ Trọng Nghĩa: Gieo lại những mầm xanh từ trên đống rác!

sinhvienusa2013
23/06/201423/06/2014 Comments Off on KTS Võ Trọng Nghĩa: Gieo lại những mầm xanh từ trên đống rác!

KTS Võ Trọng Nghĩa: Gieo lại những mầm xanh từ trên đống rác!

Trẻ, tham vọng, quyết liệt đến tàn khốc trong cả ánh nhìn, con người và tác phẩm của anh gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước. Dù tranh cãi ở chiều nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận, con người đó đã tạo nên “điểm sáng” cho kiến trúc Việt.

KTS Võ Trọng Nghĩa bên một công trình bằng tre do anh thiết kế
Đừng nghĩ kiến trúc xanh là trồng cây xanh lên công trình!
– Nói đến Võ Trọng Nghĩa người ta nghĩ ngay đến con người của “gió và nước” của khí động học, của một màu xanh lan tỏa…
Có lẽ bắt đầu từ tình yêu thiên nhiên mãnh liệt ấy, tôi muốn thể hiện bằng được trong các công trình của mình, từ việc đưa nắng, gió, cây xanh hay là thậm chí con người là yếu tố thiên nhiên sống ở trên đó để hưởng thụ. Đó như một triết lý và tạo thành tư tưởng trong tôi.
– Với kiến trúc xanh phải chăng không chỉ có ở vật liệu xanh mà còn có cả ở không gian xanh nữa. Anh đã sử dụng không gian xanh đó như thế nào trong kiến trúc của mình?

Mọi người hay hiểu “xanh” ở đây là trồng cây xanh lên là không chính xác. Đó đơn thuần chỉ là hiểu theo nghĩa đen. Cây xanh là một yếu tố cần nhưng không đủ. Xanh hay không xanh là phải làm sao đo được con người ta sống trong đấy có thoải mái hay không? Và hóa đơn tiền điện và nước trong đó là bao nhiêu tiền, ngoài ra trong quá trình xây dựng tốn bao nhiêu năng lượng vận hành, thậm chí kết hợp một công trình và nhiều công trình, tạo thành hiệu ứng như thế nào mới được gọi là xanh.

“Nhà 5 bồn cây” của công ty Võ Trọng Nghĩa mới giành giải thưởng kiến trúc Anh AR House Awards 2014
Mọi người đừng nghĩ, ông Nghĩa trồng cây xanh lên công trình là tạo thành kiến trúc xanh. Thế giới họ không ngu như thế đâu, nếu cứ trồng cây xanh lên ban công, cửa sổ và gọi đó là kiến trúc xanh thì ai cũng có thể làm được. Thế giới người ta đi đến đâu, hiểu đến đâu về công trình xanh này, mình còn lơ mơ như vậy. Vấn đề ở đây là làm sao với đơn giá từ 8 – 12 triệu m2 (xây dựng nhà bình thường), mà có giải pháp được sống như một resort, đó mới là điều quan trọng.

Chẳng hạn như chỉ riêng cái việc trồng cây xanh thôi có bao nhiêu phương án để trồng và trồng nó như thế nào là cả một vấn đề. Trồng 1 cây nhỏ bằng ngón tay khác với việc trồng cả cây cổ thụ. Công ty tôi đang thực hiện hàng trăm dự án cùng lúc về vấn đề này. Và trước khi tôi gặp bạn, tôi mới có kết quả thi thắng các tòa nhà cao tầng về việc trồng cây cổ thụ lên mặt tiền, trồng cây rất to, cao 2, 3 tầng lên mặt tiền.

Thép và kính vẫn làm được kiến trúc xanh
Người ta biết đến anh với những công trình làm từ vật liệu thiên nhiên tre, tầm vông… và những công trình ấy không chối cãi, mang lại cho anh những vinh quang. Nhưng mới đây hai công trình Nhà tầng xanh (Stacking Green) và Trường Bình Dương (Binh Duong School anh vừa giành “cú đúp” giải thưởng tại Liên hoan Kiến trúc thế giới WAF 2012 với hai giải nhất cùng lúc). Đây là lần đầu tiên anh đoạt giải thưởng quốc tế cho sản phẩm không phải bằng tre nứa. Anh có thể giải nghĩa cho mọi người biết, “xanh” ở đây cụ thể là như thế nào, thưa anh?
Tôi không muốn nhắc lại về các công trình tre của tôi nữa, nó đã xưa rồi. VN bây giờ thắng thế trên thế giới về công trình xanh nói chung và tre chỉ là một chất liệu công trình kiến trúc xanh không hơn không kém. Tre không phải là đặc sản riêng của VN, không hề là duy nhất. Không phải chỉ vật liệu tre và tầm vông, Võ Trọng Nghĩa mới làm được kiến trúc xanh.
Chỉ là bắt đầu từ nhu cầu của cuộc sống là làm những công trình rẻ, có giá thành hợp lý và không gian độc đáo thì cây tre nó rẻ và nằm ngổn ngang ngoài đường thì đem về dùng. Còn vì sao kiến trúc tre của VN là đặc biệt vì mình dùng đúng tre như nguyên thủy của tre, tạo nên những đường cong bằng khớp nối từ tre, không phải là khớp nối kim loại, nếu là khớp nối kim loại lại tăng giá thành lên và không còn sự chuyển tiếp mềm mại đó nữa.
 
Công trình Kontum Indochine Cafe
Tôi có thể khẳng định rằng, công trình kiến trúc hoàn toàn bằng kính vẫn là công trình kiến trúc xanh. Ví dụ như là người ta làm 2 lớp da, làm một lần mặt kính đốt nóng không khí vọt lên trên, tạo thành vùng đối lưu thì sẽ tạo ra hiệu ứng tiết kiệm năng lượng rất tốt. Thép và kính vẫn làm được kiến trúc xanh, không có nghĩa là tre, không có nghĩa là phải cây xanh hay vật liệu thiên nhiên như đá mà chúng ta vẫn có thể hoàn toàn làm từ kính.
Được biết anh là người có nhiều sáng tạo trong lĩnh vực “điều nắng khiển gió” tự nhiên? Anh có thể bật mí một số bí quyết “điều nắng khiển gió” của anh và đã có những thành tựu như thế nào?
Nếu như nói điều nắng thì nó dễ, vì sao dễ vì quỹ đạo mặt trời luôn cố định, mình hứng nó như thế nào thì dễ quá rồi. Gió thì vô cùng khó, tôi vẫn nói trong công ty với nhân viên của tôi rằng, thiết kế được những cái đẹp nhìn thấy bằng mắt thường đã khó, đã là một đẳng cấp, thiết kế được những điều không nhìn thấy được như gió, sức cản của gió, thì lại càng khó nữa, phải rất hiểu về khí động học mới làm được chuyện đó. Không phải gió đưa ra hứng là hứng được đâu, mở cửa chưa chắc gió vào. Nó là thứ rất uyển chuyển.
Nhà đá hình xuyến tại Quảng Ninh
– Xu hướng kiến trúc xanh phải chăng sẽ là tất yếu khi kinh tế phát triển, thưa anh?

Kiến trúc xanh không còn là một xu hướng thời trang nữa mà là vấn đề sống còn! Có người hiểu nhầm cứ nói đến kiến trúc xanh là chắc chắn chỉ làm để đi thi và đoạt giải thưởng. Không phải thế mà xanh là đương nhiên và tất yếu, còn bản lĩnh của ông làm đến mức độ xanh nào mới là chuyện phải bàn! Bây giờ ai cũng nói đến kiến trúc xanh cả, nói nữa thừa, không cần bàn đến, vấn đề là mình làm như thế nào thôi. Bản thân bê tông cốt thép là vật liệu không hơn không kém nhưng cách xử lý như thế nào để thành kiến trúc xanh là bản lĩnh của người kiến trúc sư. Có bê tông mới trồng được cây cổ thụ trên cao chứ!

Trả lại sự sống cho thiên nhiên bằng cách trả lại màu xanh cho chúng
-Từ đâu anh hình thành một tư duy xanh, lối sống xanh cho kiến trúc của mình, thưa anh?
Xã hội càng phát triển đồng nghĩa với việc tiêu tốn năng lượng, đốt cháy năng lượng. Loài người đang đưa nhau tới cái chết. Phát triển đồng nghĩa với việc tiêu tốn năng lượng mà từng đó đại dương, từng đó rừng, từng đó heo, từng đó trâu bò… muốn để có cái ăn chỉ có nuôi ép, có nghĩa là đã có cái ức chế ở trong con người. Loài người trở nên điên loạn hết, vì đang đứng trước biến đổi khí hậu.
Ai ai cũng là tội đồ tàn phá cả, bản thân tôi cũng vậy, thử giặt một chậu áo quần, uống thử có chết không mà đổ nước đó ra sông, cá chết chắc, đại dương sa mạc hóa… Bằng cách nào để trả lại sự sống cho thiên nhiên? Chỉ có cách trả lại màu xanh, sự sống cho chúng, ví dụ làm nhà 100 m2 phải trả lại cho nó 100 m 2 cây xanh phía trên, hoặc thậm chí nhiều hơn thế nữa, đằng trước, đằng sau, hai bên và thậm chí trên cả nóc nhà, chúng ta vẫn có thể trồng cây.
Nhà tầng xanh – Stacking Green 
Những trăn trở đó, tôi nghĩ, kiến trúc có sức nặng, nó sẽ giải quyết tất cả các yếu tố đó cùng một lúc, từ một công trình, nhiều công trình, nó sẽ đem đến một sức nặng vô cùng lớn, sức mạnh của sự lan tỏa.
 (Võ Trọng Nghĩa chỉ tay vào một công trình trong cuốn tạp chí trên bàn, nói, ví dụ như tòa nhà này diện tích đất là 80 m2, tổng diện tích cây xanh là 160 m2… nhân số trồng cây xanh đó lên những cái nhà chưa xây và đang xây hoàn toàn có thể làm được chuyện đó nhưng chỉ là biện pháp thụ động. Nếu con người không từ bỏ bớt những tiện nghi cần thiết, con người tự đưa nhau đến cái chết. Trồng cây xanh vẫn chỉ là giải pháp tạm thời).
– Nhưng một mình anh làm sao có thể “phủ xanh” cho nền kiến trúc này được?

Người ta nói: “Một cánh én không làm nên mùa xuân” nhưng tôi không thích câu đó mà thích câu: Một ngọn nến có thể thắp sáng hàng triệu ngọn nến và trong hàng triệu ngọn nến nó sẽ tiếp sóng và truyền cảm hứng tiếp.

Một cộng một bằng hai nhưng mà hai cộng 1 bằng 5, 5 cộng 1 bằng 10, 10 cộng 1 sẽ bằng 50, 50 cộng 1 bằng 100. Về mặt thương hiệu và sức lan tỏa là như thế nếu ông làm được những công trình tỏa sáng. Ví dụ nhà phố như thế này, trồng 1 cây cổ thụ, thậm chí 100 cây, 1 ngàn cây rồi 1 rừng cây phủ trên mặt tiền, chẳng sao. Tôi đang làm vậy đó. Chẳng hạn như tôi mới thiết kế xong trường mẫu giáo ở Đồng Nai, trồng 1 vườn rau và hoa trên nóc chạy lòng vòng để trẻ con được học và được nhìn thấy cái văn hóa nông nghiệp là như thế nào. Trên nóc vừa là vườn, vừa là chỗ đi bộ luôn.
  Nhà trẻ mẫu giáo “Farming Kindergarten” ở KCN Pouchen, Đồng Nai
– Vậy quan niệm về kiến trúc xanh của anh sẽ là như thế nào, thưa anh?

Tức là nó phải đánh giá được cái mức độ hòa thuận với thiên nhiên, tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng vận hành, bao nhiêu năng lượng xây dựng công trình đó, thậm chí là năng lượng tiêu hủy nó, đánh giá mức độ thân thiện với môi trường, ví dụ đơn giản nhất là xem cái hóa đơn tiền điện, tiền nước cho số lượng người trong một môi trường như vậy. Và xin nói lại là không có nghĩa là trồng cây xanh lên là xanh!

Gieo những mầm xanh trên đống rác khổng lồ
–Người ta nói, kiến trúc VN đã hỏng, hỏng bét… Ý kiến của anh? Nếu được đặt những viên gạch đầu tiên anh sẽ bắt đầu từ đâu?
Tôi không có nhu cầu thay đổi hay làm mới những điều to tát vậy cả và tôi cũng không phán xét về chuyện kiến trúc VN đã hỏng và hỏng bét như thế nào, tôi chấp nhận như nó đang là. Tôi chỉ thấy đó là đống rác về kiến trúc khổng lồ lớn nhất nằm ở Sài Gòn và Hà Nội. Bao nhiêu công trình xây ra bị lỗi thời, thậm chí năng lượng phá hủy của đống rác đó vứt đi đâu cho hết là một vấn đề khiếp đảm! Thế nhưng bây giờ thì chấp nhận như nó đang là như thế và gieo lại những mầm xanh bắt đầu từ trên đống rác đó.
Nhà hội nghị ở Flamingo Đại Lải Resort
– Anh có thể cho một vài giải pháp cụ thể chứ?
Không có giải pháp nào là cụ thể cả.
– Anh sợ người khác… ăn cắp ý tưởng?

Tôi rất thích được người khác ứng dụng ý tưởng của mình, càng nhiều càng tốt, đó là mong muốn của tôi, gieo hạt giống ở khắp nơi.

Bây giờ thế giới đang khủng hoảng, cơ hội ngàn năm có một, nên có thể lấy được nguồn lực khổng lồ những người giỏi về đây, tập trung điều hóa những ý tưởng. Và công ty Võ Trọng Nghĩa không đơn thuần là làm những công trình kiến trúc xanh mà là đào tạo được những người làm kiến trúc xanh, bất luận ở quốc tịch nào.

Theo Thùy Vân / Một Thế Giới

Ảnh: Nguồn từ facebook Võ Trọng Nghĩa và tư liệu

Post navigation

Hành trang lên đường
Những điều tồi tệ đón chờ sinh viên Mỹ

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

June 2014
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« May   Jul »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes