• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • June
  • 28
  • Người Mỹ dạy trẻ yêu thích việc đọc sách như thế nào?

Người Mỹ dạy trẻ yêu thích việc đọc sách như thế nào?

Kiên Nguyễn Trung
28/06/2014 Comments Off on Người Mỹ dạy trẻ yêu thích việc đọc sách như thế nào?

Hôm ấy, tôi dẫn cháu bé nhà tôi đến thư viện chơi thì vô tình gặp người bạn Mỹ đồng nghiệp cũng dẫn con đến. Chúng tôi trò chuyện trong khi tụi nhỏ thì chơi đùa. Trong lúc chơi, con trai của người bạn tôi gọi mẹ lại, vừa nói vừa chỉ tay lên trên tường: “Mommy, this is Yesterday, the day happened before Today”. (Mẹ ơi, đây là Ngày hôm qua, ngày đã xảy ra trước Ngày hôm nay). Tôi liếc nhìn theo thì thấy trên tường có một vòng tròn xoay đính vào có ghi chữ Yesterday. Tôi ngạc nhiên tròn xoe mắt hỏi bạn: “Ủa, con của mày biết đọc à”?. “Ừ, cháu nó biết đọc được một ít” bạn tôi khiêm tốn trả lời. Lúc ấy con người bạn tôi mới được 2 tuổi. Thực ra sau này tôi mới biết là cháu bé con bạn tôi lúc đó đã có thể đọc được hàng trăm từ. Thế là chúng tôi bắt hào hứng nói về chuyện dạy đọc cho các con…

Kể từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về việc người Mỹ dạy trẻ biết đọc và yêu thích việc đọc sách như thế nào. Tôi có một thuận lợi là nhà tôi ở gần thư viện công cộng của thành phố (Columbia Public Library) nên tôi có dịp thường xuyên sang chơi và chứng kiến được những câu chuyện thực tế về việc người Mỹ dạy trẻ đọc sách.

Quang cảnh thư viện công cộng tại thành phố Columbia, Missouri về đêm

Không bao giờ là quá sớm khi đọc sách cho con nghe

Tôi thấy ở thư viện người ta dẫn trẻ đủ mọi lứa tuổi đến đây đọc sách, từ vài tháng tuổi đến vài tuần tuổi, thậm chí có rất nhiều bà mẹ đang mang bầu cũng đến đây tham gia đọc sách. Điều thú vị là ở đây người ta luôn tìm thấy được các thể loại sách phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ.

Mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách với cách thiết kế và nội dung phù hợp. Có những cuốn sách có thể sờ để rèn luyện xúc giác…

Tắt thiết bị điện tử để mở cửa sổ tâm hồn

Mặc dù công nghệ phát triển nhưng các nhà giáo dục Mỹ khuyến cáo không cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với Tivi hoặc iPad (hoặc các thiết bị điện tử có màn hình khác). Đối với trẻ từ 3-5 tuổi thì chỉ nên xem tivi tối đa 1 h và phải hoàn toàn không có cảnh bạo lực. Còn đối với trẻ từ 6-12 tuổi thì tối đa là 2 h cũng không được có cảnh bạo lực. Những thiết bị điện tử thường được cài đặt chương trình phần mềm giới hạn thời gian sử dụng cho trẻ. Thay vào việc xem tivi và sử dụng iPad, các gia đình Mỹ thường cho trẻ vận động ngoài trời và đọc sách trong thư viện.

Trẻ em Mỹ được khuyến khích đọc sách và chơi đùa với sách từ rất sớm

Thay vì sử dụng flash card thì kể những câu chuyện

Ở đây, tối thấy rất ít người Mỹ sử dụng các thẻ ghi nhớ nhanh (flash card), kể cả trong gia đình và tại trường học mẫu giáo. Tôi hỏi một vài giáo viên ở đây thì họ nói flash card không giúp được trẻ có trí tưởng tượng (creativity) và liên kết (connection) tốt. Tôi tìm hiểu thì được biết ở đây họ có cả hội “No Time for Flash Cards” giúp các bố mẹ và giáo viên có thêm các ý tưởng về tổ chức trò chơi sáng tạo dành cho trẻ thay vì chỉ sử dụng flash cards. Theo họ thì những câu chuyện kể sẽ có tính kết nối và liên tưởng cao hơn khi chỉ sử dụng flash card rời rạc.

Thay vì sử dụng flash card thì những câu chuyện với tranh ảnh màu sắc cuốn hút, cùng giọng đọc truyền cảm sẽ giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn

Đọc to và diễn cảm, giả giọng làm trẻ tập trung cao hơn

Để ý việc đọc sách của người Mỹ cho trẻ, tôi thấy họ đọc khá to, rõ ràng, diễn cảm, thậm chí là giả giọng các nhân vật.  Tôi tìm hiểu thì được biết đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, việc đọc to và giả giọng giúp trẻ tập trung cao hơn và tăng trí nhớ tốt hơn. Ở thư viện hàng tuần đều có chương trình “Family Story Time” hay “Baby and Toddler Time” chuyên kể chuyện, đọc sách có ngữ điệu và hát những bài hát có vần.

Các nhân vật trong sách được làm thành hình con rối và kể thành những câu chuyện với các giọng điệu khác nhau làm các bé thích thú và nhớ rất lâu

Chuẩn bị tủ sách cho con

Các gia đình Mỹ thường có phòng riêng cho các con. Trong phòng riêng ấy, luôn có một không gian làm tủ sách nhỏ cho con trở thành hành trang trong suốt tuổi thơ của trẻ. Mặc dù sách ở Mỹ mua mới thì khá đắt, chẳng hạn những cuốn sách nhỏ dành cho trẻ mẫu giáo thôi đã khoảng $15 -20. Nên phần lớn những gia đình thường mua sách đã qua sử dụng, giá rất rẻ chỉ còn $1-2 mà chất lượng vẫn còn rất tốt vì sách in ở Mỹ khá là bền. Ở Mỹ có nhiều tổ chức cho sách miễn phí, chẳng hạn như Dolly Parton’s Imagination Library phát sách miễn phí hàng tháng dành cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, đặc biệt sách phù hợp theo đúng độ tuổi của trẻ. Ngoài sách mua và sách được cho miễn phí, thì các gia đình còn có thể mượn sách ở thư viện cũng miến phí luôn. Mỗi lần đi thư viện, các gia đình mượn sách cho con đến cả 20-30 cuốn, được giữ sách được 3 tuần và gia hạn thêm sau đó mỗi tuần.

Tủ sách có thể thiết kế có bánh xe phía dưới, di chuyển được để tạo sự thay đổi không gian vui chơi dành cho trẻ

Dẫn con đến thư viện thường xuyên

Thư viện công cộng ở Mỹ được đầu tư xây dựng khá quy mô và sạch đẹp. Bên trong thư viện luôn khu vực dành riêng cho trẻ nhỏ vui chơi, được thiết kế rất sáng tạo và có tính giáo dục rất cao. Ngoài các loại sách được phân theo cái độ tuổi khác nhau (Baby, Toddler, Preschool, Kindergarten, K-12….) thì cũng có những đồ chơi phong phú dành cho trẻ. Điểm đặc biệt là các thư viện luôn có các chương trình đọc sách cho trẻ và các chương trình giao lưu đọc sách làm cho việc đọc sách trở nên tương tác và hứng thú hơn rất nhiều. Các gia đình có con nhỏ mới sinh ra chừng một vài tháng cũng dẫn con đến đây chơi rất đông vui. Nhờ vào việc thư viện ở đây mở cửa từ 9 sáng đến 9 giờ tối các ngày trong tuần và mở nửa ngày vào ngày cuối tuần, nên hầu như rất thuận tiện cho các ông bố bà mẹ nếu bận rộn giờ đi làm vẫn có thể dẫn con đến thư viện chơi vào buổi tối hoặc cuối tuần.

Sách ở thư viện khu dành chỏ trẻ em thường để thấp để tự tay các bé có thể tự lựa chọn sách được

Đọc sách như việc tưới nước hàng ngày chăm sóc cây

Nếu nhà chúng ta trồng cây, chúng ta sẽ tưới nước vào thời gian nào? Thường là vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối phải không. Thì việc đọc sách cho trẻ cũng giống vậy. Ở Mỹ người ta thường đọc sách cho các bé vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Sáng sớm thức dậy sau một đêm ngủ sâu và dài, đầu óc bé khá tỉnh táo và nhạy bén, bé có thể ghi nhớ và hấp thụ rất nhanh các từ ngữ, câu chuyện mới mà chúng ta kể bé nghe. Còn vào buổi tuổi, trước gì đi ngủ, các bé thích được các ba mẹ đọc cho nghe những câu chuyện êm dịu, để đưa bé vào giấc ngủ. Những thói quen này có thể kéo dài từ lúc bé mới sinh ra cho đến lúc bé vào bước vào tuổi trung học (13-15 tuổi). Như vậy, thời gian đọc sách mà những cha mẹ người Mỹ dành cho con khá là dài và đều đặn.

Bảng theo dõi quá trình đọc sách trong mùa hè 2014 do thư viện tổ chức, cứ mỗi lần đọc sách giữa cha mẹ với con xong thì sẽ dán một miếng sticker lên hình chiếc bóng đèn. Sau khi dán đủ 30 chiếc bóng đèn thì đem bảng này đến thư viện để được nhận 1 cuốn sách miễn phí. Trong hình này còn thiếu 3 chiếc bóng đèn chưa được dán.

Tạm kết: Một lời khuyên từ một người mẹ Mỹ là nếu muốn con bạn thật hứng thú với việc đọc sách thì bạn phải thật sự vui thích và thoải mái khi chơi cùng với con.

NTH

(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh từ thư viện Columbia Public Library)

Post navigation

Hai nữ sinh xuất sắc giành học bổng Tiến sĩ đại học danh giá Mỹ
Người Việt Nam không nên bỏ tiền đi du học?

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

June 2014
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  
« May   Jul »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes