• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • August
  • 5
  • MS 17: Người “dắt tôi qua quãng đời sinh viên”*

MS 17: Người “dắt tôi qua quãng đời sinh viên”*

Kap Thanh Long
05/08/201418/05/2016 Comments Off on MS 17: Người “dắt tôi qua quãng đời sinh viên”*

Góc phố

  • Link bình chọn bài viết tại website
  • Link bình chọn bài viết tại facebook
  • Bài viết khác cùng chuyên mục

Tôi hỏi một chị phụ nữ da màu cùng đứng ở một góc phố, chờ qua đường: “Đây là phố gì hả chị?” Chị nhíu mày nhìn tôi, chắc chị ngạc nhiên lắm là trông mắt tôi sáng trưng, biển ghi tên phố thì to lù lù ngay trước mắt, sao tôi lại hỏi. Chẳng lẽ tôi không biết đọc? Tôi bèn giải thích qua loa rằng tôi là người khiếm thị. Chị liên hồi xin lỗi là đã không biết điều đó. Rồi chị cho tôi biết tên phố, hỏi tôi đi đâu, có cần chị giúp không. Đèn bật sáng, chị hối hả nắm tay tôi dắt qua đường. Chị ái ngại nhìn tôi đầy vẻ cảm thông. Tôi nói tôi đã in sẵn bản đồ, đi đến đoạn nào không rõ đường, tôi sẽ hỏi tiếp. Tôi cám ơn chị, rồi hăm hở bước đi. Tôi thấy nhẹ lòng bởi trong những hoàn cảnh tương tự như thế, không ít người bảo tôi mù hay sao mà lại hỏi câu ngớ ngẩn như thế. Lòng ngập tràn lạc quan, tôi đã không bị phân biệt đối xử vì hàng ngày, dù ở đâu trong thành phố này, tôi cũng gặp những người bình dị, tử tế và nhân hậu như chị. Tôi không biết tên chị. Thật chán. Nhưng nếu tôi hỏi tên tất cả những người dắt tay tôi qua phố trong “Hành trình nước Mỹ” của mình, e rằng bộ não bé tẹo của tôi không có cách nào chứa nổi. Và chẳng giấy bút nào có thể ghi được hết.

chi phuong anh 1

Trường đại học

“Mời chị đến Phòng “Mất và Tìm thấy” (Lost and Found) nhận lại chiếc ví chị đánh rơihồi chiều. Chị nhớ mang giấy tờ tuỳ thân nhé”. Tôi mừng muốn chết. Sau khi cảm ơn cô gái ở Phòng An ninh gọi đến, tôi vội vã lao vào trường. Cô nhân viên của Phòng “Mất và Tìm thấy” hỏi tôi có bao nhiên tiền mặt trong ví và có nhận đủ không. Khi trình báo là mất ví, tôi chỉ dám mong ước là còn giấy tờ chứ tiền thì… khó mà còn vì đã có lần bọn trộm “tốt bụng” móc ví của tôi tại bảo tàng Louvre đã để lại giấy tờ sau khi lấy sạch tiền. Tôi trình thẻ sinh viên và được nhận lại chiếc ví còn nguyên toàn bộ thẻ tín dụng, 100 đô-la tiền mặt và một số giấy tờ khác.

Tôi được biết người nhặt chiếc ví này và mang đến Phòng “Mất và Tìm thấy” là một nhân viên dọn vệ sinh. Họ là những người có thu nhập thấp và nói tiếng Anh không được thạo cho lắm. Tôi nhờ cô gái giao ví cho tôi chuyển lời cảm ơn đến người đó. Mỗi khi thấy người đẩy xe dọn rác trong trường, trong tôi luôn trào dâng niềm kính trọng. Tôi thường ở trường muộn vì cảm giác thực sự an toàn khi sống với những người trung thực và thật thà như thế.

chi phuong anh 2

 Sân bay Quốc tế

Tôi chìa hộ chiếu và vé máy bay cho cô nhân viên hãng hàng không American Airlines. Sau khi làm xong thủ tục, cô đưa lại hộ chiếu cho tôivà thẻ lên máy bay. Tầm nhìn của tôi chỉ giới hạn trong khuôn mặt cô, nên tôi không nhìn thấy tay cô đưa giấy tờ cho tôi. Cô nhắc tôi một lần nữa, tôi mới vội vã chìa tay ra, ngượng ngùng xin lỗi và giải thích với cô là tôi có vấn đề về mắt. Cô bối rối nhìn tôi, rồi bước ra khỏi vị trí đang làm việc, đưa tận tay tôi mọi thứ giấy tờ. Cô hỏi tôi có tự đến được cửa kiểm tra an ninh không. Nếu không đi được thì cô sẽ dắt tôi ra. Tôi bảo tôi tự đi được, tuy nhiên cô không yên tâm chút nào. Cô dặn dò tôi kỹ lưỡng cách đi đến đó, chỉ từng chiếc thẻ lên máy bay, nơi chuyển máy bay, cách tìm đến chỗ nào để hỏi thông tin và sự trợ giúp. Một chuyến bay dài 24 giờ, chuyển máy bay 2 lần trở nên hết sức nhẹ nhàng. Và nỗi lo sợ của người khiếm thị như tôi mỗi khi phải đi một mình hầu như tan biến. Chuyện như thế này xảy ra với tôi thường xuyên trong mỗi chuyến bay, cả trong nước Mỹ và ra nước ngoài.

Bệnh viện

Tôi hết sức bối rối khi hai cô y tá nhẹ nhàng đỡ tôi ngồi dậy sau khi họ rút kim tiêm để lấy tế bào làm sinh thiết. Mũi tiêm chỉ làm ta nhói đau như bị muỗi đốt và chẳng có bất kì một dấu hiệu nào có thể gây nguy hiểm như chảy máu, hoặc nhiễm trùng. Phòng chờ trong bệnh viện lại sạch sẽ và ngập tràn nhạc Mozart, khiến tôi phấn chấn đến mức không nghĩ mình đang là bệnh nhân với mối lo ngại có thể bị ung thư sau khi biết kết qủa xét nghiệm này. Họ hỏi tôi: “Chị có lạnh không?”. “Vâng, tôi hơi lạnh”. Trong cái giá rét -10 độ C của miền New England vào tháng giêng mà không kêu rét mới là lạ. Nhưng tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, tỉnh táo và có thể chạy bộ vài cây số trong cái lạnh hết sức dịu dàng, dễ chịu ấy. Thế rồi họ vội vàng đi tất cho tôi như mẹ thường làm khi tôi còn đi nhà trẻ. Tôi ngượng ngùng nói: “Để tôi tự làm lấy”. Họ mỉm cười: “Chị yên tâm để chúng tôi săn sóc chị. Chúng tôi làm thế này để được trả lương. Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải đảm bảo cho chị hoàn toàn khoẻ mạnh khi ra khỏi bệnh viện và không có bất cứ một sự cố nào xảy ra khi chị về nhà”. Trên đường về, tôi cứ miên man suy nghĩ về tính chuyên nghiệp của các y bác sỹ và quên khuấy nỗi lo lắng trước khi đến bệnh viện.

 Đồn cảnh sát

Đã hơn 11 giờ đêm mà con gái tôi chưa về. Cháu không có điện thoại cầm tay. Cháu đi học nhóm, rồi đi làm thêm vào buổi tối. Thông thường cháu về nhà muộn nhất là 9 giờ tối. Chúng tôi sống trong khu phố yên tĩnh, phía sau một cánh rừng thưa. Tôi lao vào đồn cảnh sát, lắp bắp trình bày với người trực đêm, tên là Dmitri. Anh chăm chú lắng nghe, ghi chép và hỏi tôi lần cuối gặp cháu khi nào, mô tả quần áo cháu mặc trước khi đi. Tôi bình tĩnh hơn khi Dmitri chấn an tinh thần. Bỗng điện thoại của tôi rung chuông. Anh giật lấy nghe. Anh nghĩ cháu có thể bị bắt cóc và bọn tống tiền chắc sẽ gọi đến đe dọa và đòi tiền. Hóa ra con tôi gọi. Cháu về muộn vì phải làm thêm, cháu không dám về khuya một mình khi qua cánh rừng, mà về nhà bạn trong thành phố gần đó. Xe buýt chạy thưa thớt về đêm, nên mất cả tiếng cháu mới về đến nhà bạn rồi gọi cho tôi. Dmitri dặn dò con gái tôi, rồi thông báo cho tôi ngày hôm sau cháu sẽ về nhà. Anh bảo tôi lần sau có việc gì cần thì gọi cho anh. Đây là lần đầu tiên tôi nhờ cậy cảnh sát. Thông thường, người nước ngoài và dân nhập cư ngại gọi cảnh sát, nhưng trải nghiệm của tôi là sự an toàn và tin cậy nơi họ.

chi phuong anh 3

Bạn đọc thân mến, những câu chuyện trên đây xảy ra ở Boston và Cambridge, bang Massachusetts. Nhiều người biết đến những thành phố này như một trung tâm tri thức nhân loại, như chiếc nôi của cách mạng Mỹ. Dòng sông Charles hiền hoà chảy quanh thành phố và là gianh giới giữa Boston và Cambridge. Nó rực rỡ, lung linh và huyền ảo hơn vào ngày Quốc khánh mồng 4 tháng 7 trong âm thanh dìu dặt của nhạc Tchaicovsky. Có đến ngàn lẻ một lí do để yêu quý nơi này. Nhưng với tôi, những con người nhân hậu đã gắn bó tôi với hai thành phố ấy. Tôi luôn cảm thấy ấm áp như trở về nhà mỗi lần máy bay từ từ hạ cánh xuống sân bay Logan. Dưới kia là biển xanh, những con phố nhấp nhô, những chiếc ô tô nối đuôi nhau như nước chảy. Và tôi biết trong dòng người xuôi ngược ấy là những người hàng ngày tôi gặp, những người đã “dắt tôi qua quãng đời sinh viên”*.

Thanh Hương

*Lấy ý trong bài hát “Cây đàn sinh viên”, sáng tác: Quốc An

 

 

Post navigation

A 14: Pretty Lights – Cuộc Hành Trình New York Về Đêm
Nữ sinh “má lúm” nhận học bổng toàn phần đại học Yale danh tiếng

Related Articles

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202205/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”

Dante Luong
29/06/202229/06/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

August 2014
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
« Jul   Sep »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes