• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • August
  • 9
  • Thủ khoa Mỹ, thủ khoa Việt và cánh cửa cơ hội

Thủ khoa Mỹ, thủ khoa Việt và cánh cửa cơ hội

sinhvienusa2013
09/08/201409/08/2014 Comments Off on Thủ khoa Mỹ, thủ khoa Việt và cánh cửa cơ hội

Ở VN, cải tiến cơ chế trọng dụng nhân tài là việc khó, nhưng có thể bắt đầu từ các doanh nhân. Bởi vì họ có thể đi tiên phong và đủ sức chi trả cho người giỏi nếu hữu dụng.

Bài toán đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không tìm ra một cơ chế tốt hơn cho trọng dụng và bồi dưỡng hiền tài?

Con trai tôi năm nay vào lớp 11 tại Mỹ, như vậy chỉ còn 2 năm nữa cháu học xong trung học. Đại học đang là cái đích lớn không chỉ cho cháu mà cho cả gia đình tôi. Vì thế, mọi thông tin về thi cử ở cả Mỹ và VN đều được chúng tôi rất quan tâm, đặc biệt là về các thủ khoa đại học.

Năm nay, gia đình tôi đón nhận những thông tin khác nhau về các thủ khoa ở VN và Mỹ, khiến  chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Từ chuyện thủ khoa trung học Mỹ…

Vào tháng 5/2014, trường trung học Riverside Military Academy của con tôi tại Mỹ làm lễ tốt nghiệp cho các học sinh lớp 12 và long trọng thông báo về các trường hợp xuất sắc, bao gồm cả Thủ khoa và Á khoa.

Á khoa của trường năm nay là  một học sinh Mỹ, tên là Harrison Summerour. Cậu là một học sinh toàn diện. Thành tích học tập của cậu luôn đạt điểm 4.0 (điểm 10/10 theo thang điểm Mỹ). Không những vậy, cậu còn là một nhà lãnh đạo trẻ tài năng, là chỉ huy trưởng của 470 học sinh trong trường. Cậu còn là một cầu thủ bóng bầu dục và một đô vật “đáng gờm”, cậu cũng biết lái máy bay (vì trong trường có dạy).

Mong muốn trở thành thủy thủ hay phi công chuyên nghiệp, cậu nộp đơn vào Học viện Hải quân và Học viện Không quân Mỹ. Đây là những trường đại học rất khó vào, vì ngoài hàng loạt tiêu chuẩn cao còn cần có thư đề cử của một đại biểu Quốc hội Mỹ. Mỗi năm, một đại biểu sẽ chỉ viết thư giới thiệu tối đa cho 5 trường hợp. Harrison đã vượt qua được vòng này và cả hai đại học đều nhận cậu với học bổng toàn phần. Cuối cùng cậu chọn theo học Học viện Không quân Mỹ, với học bổng lên đến 500.000 USD.

thủ khoa, đại học, tuyển sinh, điểm thi, học bổng, du học
Ảnh minh họa

Thủ khoa của trường là Do Yeun Kim, một cậu bé đến từ Seoul, Hàn Quốc. Ba năm liền cậu luôn là Thủ khoa với thành tích học tập xuất sắc. Cậu luôn đạt điểm 4.0 và theo học tất cả các lớp khó nhất trong trường như lớp Honor, AP (dự bị đại học). Cậu cũng đoạt học bổng danh giá của Mỹ là National Merit Scholarship, bởi ngoài khoản tiền do quỹ trao tặng, học sinh còn có thể được nhận thêm học bổng từ các đại học và các công ty bên ngoài.

Ngoài thành tích học tập, Do Yeun Kim còn là một nghệ sĩ kèn Oboa tài năng và là ứng viên Chương trình Danh dự của Thống đốc tiểu bang Georgia. Với tấm bằng thủ khoa và thành tích lừng lẫy, cậu chỉ còn việc đau đầu suy nghĩ chọn trường đại học nào để vào học với học bổng toàn phần hàng vài trăm ngàn USD. Bởi hàng loạt trường danh tiếng hàng đầu nước Mỹ đã gửi thư chấp thuận cho cậu theo học.

Đây chỉ là các thủ khoa của một trường trung học. Vì ở Mỹ không có học sinh thủ khoa đại học như ở VN nên thật khó so sánh. Nhưng chỉ có một điều rất dễ nhận thấy, người Mỹ coi trọng tài năng. Và hễ có tài năng có thể cống hiến cho xã hội là sẽ rất dễ có tiền đi học, đi nghiên cứu, và có thu nhập cao khi đi làm. Vì vậy, cạnh tranh để đạt tiêu chuẩn thủ khoa trung học và vào được các đại học danh tiếng là một cuộc đua tranh để chứng tỏ năng lực bản thân của các học sinh trung học Mỹ.

Và đây cũng là cách thức hữu hiệu để gia đình các học sinh đang khó khăn thoát khỏi gánh nặng chi phí đại học (khoảng 50.000 USD/năm). Tiền học phí này là do các đại học cấp. Tiền do trường tự quyên góp từ các cựu học sinh và phụ huynh cũng như các nhà hảo tâm. Càng là trường danh tiếng, số tiền này lại càng lớn. Chẳng hạn, những trường như Harvard đảm bảo có đủ tiền cấp cho tất cả những sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn đậu vào trường có thể theo học.

…đến chuyện chuyển thủ khoa đại học VN

Trong khi đó, thông tin về nhiều em học sinh trung học của VN năm nay đậu thủ khoa mà gia đình không có tiền cho đi học khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều. Ví như tình cảnh của em Nguyễn Thùy Dương – học sinh chuyên Sử trường chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) trở thành thủ khoa khối C, ĐH  Luật Tp. HCM hay cháu Trần Văn Cường, THPT Trần Phú, Hà Tĩnh vừa trở thành thủ khoa của ĐH Bách khoa Tp. HCM với 28,25 điểm.

Nhận được tin con đậu thủ khoa, chưa hết vui mừng, gia đình các em đã phải lo chạy tiền cho con đi học. Họ đã phải nghĩ đến cách đem sổ đỏ đi cầm cố, vay mượn tiền. Tình trạng này không phải chỉ năm nay, mà nhiều năm đã tái diễn, ngay cả với thủ khoa các trường cực kỳ khó thi đậu như đại học Y khoa HN, đại học Dược HN, v.v…

Mặc dù theo tôi biết, sau khi báo chí đưa tin, nhiều người kêu gọi, cuối cùng nhiều thủ khoa đại học nghèo cũng sẽ có được những khoản quyên góp, từ thiện từ các nhà hảo tâm, và chật vật co kéo để đi học. Nhưng bài toán đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không tìm ra một cơ chế tốt hơn cho trọng dụng và bồi dưỡng hiền tài?

Chẳng hạn, thay vì hàng năm kêu gọi lòng hảo tâm, tại sao các trường đại học không chủ động tìm kiếm, phát hiện và dành học bổng cho các học sinh có thành tích xuất sắc? Bởi đó thực ra cũng là một cách đầu tư hiệu quả cho tài năng.

Một số tiền chừng 2 tỷ đồng đã có thể đủ cho 10 học sinh nghèo đậu trong top 10 của một đại học có đủ chi phí học tập. Nếu mỗi trường đại học VN hiện nay có một cơ chế tốt trong việc thu hút các khoản tiền tài trợ học phí tương tự cách của các đại học Mỹ, hàng năm chúng ta sẽ không còn thấy những trường hợp đau lòng đỗ thủ khoa đại học danh tiếng bậc nhất mà vẫn có nguy cơ… thất học.

Nguyễn Anh Thi / Tuần Việt Nam

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Lập trình viên chuyển nghề dạy chim hót, thu tiền tỷ mỗi năm
Thi học sinh giỏi ở Mỹ và luyện ‘gà chọi’ ở… VN

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

August 2014
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
« Jul   Sep »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes