• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • August
  • 11
  • Du học Đông Âu: Bất ngờ đợi chúng tôi ở quê nhà

Du học Đông Âu: Bất ngờ đợi chúng tôi ở quê nhà

sinhvienusa2013
11/08/201411/08/2014 Comments Off on Du học Đông Âu: Bất ngờ đợi chúng tôi ở quê nhà

Điều bất ngờ là mục đích chính của du học là những kiến thức học hỏi được lại không giúp gì du học sinh và cho đất nước.

Bất ngờ khi trở về

Lối sống thực dụng cho người xuất khẩu lao động đưa sang làm ảnh hưởng nhiều đến du học sinh.

Nhiều sinh viên không còn chú trọng học hành mà chuyển sang buôn bán, chạy mánh… Số tiền kiếm được khá dễ dàng đã làm nhiều bạn học hành sa sút dẫn đến bị đuổi về nước.

Nghiên cứu sinh vốn chất lượng kém hơn lưu học sinh vì kém ngôn ngữ và sức ép nuôi gia đình cũng lớn hơn, nay càng đi xuống. Hiện tượng thuê người viết luận án, bỏ học trốn ra ngoài ở để đi buôn cũng xảy ra ngày càng nhiều, nhất là sau năm 1991. Hậu quả là không chỉ người lao động mà cả giới NCS, lưu học sinh Việt Nam cũng mất uy tín trong mắt nhà trường.

du học, Đông Âu, Liên Xô, nghiên cứu sinh
Sinh viên Nguyễn Hoàng Ánh cùng thầy cô và các bạn tại Tiệp Khắp năm 1980. Ảnh nhân vật cung cấp

Nhìn lại lịch sử lưu học sinh thời trước 1991, có thể thấy việc du học là một cơ hội rất tốt cho cá nhân người học. Với hầu hết lưu học sinh, đó là cơ hội mở mang tầm mắt, thay đổi tư duy, học hỏi kỹ năng sống… , còn quan trọng hơn cả những kiến thức được học và làm thay đổi hẳn cuộc đời của chúng tôi.

Điều bất ngờ là mục đích chính của du học là những kiến thức học hỏi được lại không giúp gì du học sinh và cho đất nước. Môi trường Việt Nam thời bao cấp không cởi mở với kiến thức mới, người đi nước ngoài về thường bị nghi ngờ, ghen tị, không được trọng dụng nên không phát huy được.

Với một số người là cơ hội cải thiện đời sống cho gia đình và là bước đệm để họ chuyển hẳn sang kinh doanh. Thậm chí một số bạn còn tìm cơ hội ở lại định cư tại nước ngoài, đưa cuộc đời mình rẽ sang hẳn một con đường khác.

Điều bất ngờ là mục đích chính của du học là những kiến thức học hỏi được lại không giúp gì du học sinh và cho đất nước. Môi trường Việt Nam thời bao cấp không cởi mở với kiến thức mới, người đi nước ngoài về thường bị nghi ngờ, ghen tị, không được trọng dụng nên không phát huy được.

Bản thân tôi dù là người duy nhất học ở nước ngoài về với điểm số khá tốt trong số 6 người được tuyển vào trường lúc ấy nhưng ngay từ đầu đã bị nhắc nhở là tôi không am hiểu tình hình Việt Nam, không bằng những bạn kia nên phải cố gắng. Môi trường Đại học còn vậy thì môi trường các cơ quan khác cũng tương tự thôi. Nói cách khác, muốn sống yên lành ở cơ quan, chúng tôi phải quên hết những gì đã bị “tiêm nhiễm” ở nước ngoài để sống như một người chưa từng bước qua lũy tre làng.

Những tưởng những gì chúng tôi học được ở nước ngoài sẽ bị quên đi vĩnh viễn để có thể câm lặng duy trì sự tồn tại bé nhỏ của mình, nhưng thời Mở Cửa đã thay đổi tất cả.

Mất đi sự trợ giúp về kinh tế và sự ủng hộ về chính trị của phe XHCN, lần đầu tiên kể từ năm 1945, Việt Nam phải học tự đứng trên đôi chân mình. Và lúc ấy kiến thức, tư duy học hỏi từ nước ngoài mới có dịp phát huy trong nghiên cứu, giáo dục và cả trong kinh doanh.

Sau 3 thập kỷ, VN vẫn đang loay hoay

Tôi tốt nghiệp Đại học đã 30 năm nhưng giáo dục Việt Nam hiện nay sau bao loanh quanh cải tổ vẫn chưa thể sánh được với nền giáo dục Đông Âu thời đó.

Tôi từng rất mê nước Nga nên không thích lắm khi phải đi Tiệp Khắc nhưng nhìn lại lại hóa may. Tiệp là nước làm ngoại thương tốt nhất trong khối XHCN, các tài liệu học thuật khá tiên tiến và cập nhật, không khí học thuật khá dễ thở so với Nga. Nhờ truyền thống học thuật và vị trí sát ngay các nước Phương Tây như Áo, Pháp, Đức… nên học Đại học ở các nước Đông Âu thời ấy khá tiên tiến.

Chúng tôi đã được học theo tín chỉ thật sự ngay từ thời gian ấy. Danh sách giảng viên và trợ giảng cùng thời gian giảng dạy của họ được dán công khai ở Khoa. Đầu năm học chúng tôi nô nức rủ nhau dậy thật sớm để đi đăng ký giáo viên mình ưa thích và được chủ động lựa chọn thời gian học của mình.

Việc học trên lớp được chia làm hai phần, một phần học trong hội trường lớn để nghe về lý thuyết với những giảng viên và một phần học với trợ giảng với quy mô nhỏ để làm bài tập thực hành hay giải đáp thắc mắc. Nhờ vậy việc học được sâu sát và thực tế hơn.

Dù chưa có Internet nhưng hệ thống thư viện rất tốt, sách báo đầy đủ và cập nhật. Đầu năm sinh viên xếp hàng dài ở thư viện để mượn sách, ai không mượn được mới phải đi mua. Ký túc xá tổ chức Hội chợ bán sách cũ để sinh viên năm sau có thể mua được sách của sinh viên năm trước với giá rẻ.

du học, Đông Âu, Liên Xô, nghiên cứu sinh
TS Nguyễn Hoàng Ánh. Ảnh nhân vật cung cấp

Mùa hè bạn bè học ở các nước khác cũng qua lại thăm nhau nên chúng tôi cũng biết tình hình của nhau. Nhìn chung theo nhận định của tôi, do truyền thống giáo dục Đông Âu cởi mở và cập nhật hơn giáo dục của Nga, nhờ vậy chúng tôi được tự do suy nghĩ và nhận định hơn.

Chúng tôi được học ngôn ngữ, lịch sử, các thành tựu của quốc gia chủ nhà nhưng chưa bao giờ giáo viên có ý tưởng quốc gia của họ là tuyệt vời hay có ý định kỳ thị các nước khác, trừ Nga vì sự kềm kẹp của Nga với họ.

Ý thức về tự do cá nhân trong giáo dục Liên Xô cũng ít hơn. Khi về nước do dân đi Liên Xô đông hơn, lại được tin tưởng hơn về ý thức chính trị nên công việc cũng thuận lợi hơn nhưng tôi vẫn cho là mình may mắn vì những gì đã được học đã trở thành tài sản qúy báu mà không ai lấy đi của chúng tôi được.

Những thế hệ đầu tiên làm việc với doanh nghiệp hay cơ quan nước ngoài, hợp tác nghiên cứu, giành học bổng đi học Master hay TS hầu hết là du học sinh từ Nga và Đông Âu. Thời mở cửa cũng giúp du học sinh định cư ở nước ngoài có cơ hội quay về làm việc với doanh nghiệp Việt, giúp cho ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn và kinh tế Việt Nam khởi sắc.

Vì vậy những bài học về trồng người của Minh Trị Thiên Hoàng từ thế kỷ 19 hay của Đặng Tiểu Bình những năm 1970 đã tỏ ra hoàn toàn chính xác.

(Còn nữa)

Nguyễn Hoàng Ánh / Tuần Việt Nam

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Sống khỏe mà rẻ khi du học
Con công nhân đậu thủ khoa tú tài nước Pháp

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

August 2014
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
« Jul   Sep »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes