
(The Tree Academy) Trường cao đẳng, đại học hay chương trình học mà bạn đã nộp đơn xin học sẽ gửi cho bạn những thông tin bạn cần về làm thế nào để có thị thực cho phép bạn học tập ở Hoa Kỳ. Bạn chỉ có thể nộp đơn xin thị thực sau khi bạn đã được một trường cụ thể nhận vào học. (Nếu có hơn một trường hoặc chương trình học nhận bạn vào học, bạn phải chọn cho mình một trường mà bạn sẽ học trước khi bạn nộp đơn xin thị thực.
Trường sẽ gửi cho bạn một biểu mẫu đặc biệt được gọi là biểu mẫu I-20. Đây không phải là thị thực. Biểu mẫu I-20 là đơn xin thị thực, và sẽ được sử dụng cùng với thị thực của bạn (nếu bạn được cấp), hộ chiếu và những giấy tờ khác để vào Hoa Kỳ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ hay Lãnh sự quán có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết liên quan đến các yêu cầu xin thị thực cho trường hợp cụ thể của bạn. Ví dụ, Thị thực F-1 là dành cho những sinh viên được nhận học toàn thời gian hoặc các khoá học ngôn ngữ. Loại thị thực J-1 được cấp cho các sinh viên đến Hoa Kỳ có giới hạn, đó là những sinh viên cần khoá đào tạo thực tế mà ở đất nước của họ không cung cấp. Một ví dụ khác là loại thị thực M-1 được cấp cho những sinh viên học nghề đáp ứng được các tiêu chí nhất định trong thời gian theo học ở các trường cao đẳng dạy nghề.
Nếu một đơn xin thị thực được chấp thuận, thường thường các sinh viên phải đợi từ bốn đến năm tuần để lấy được thị thực từ lãnh sự quán hoặc đại sứ quán. Các chuyên viên tư vấn giáo dục sẽ khuyên rằng sinh viên nên nộp đơn xin thị thực vào khoảng thời gian là đầu hè (khoảng tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy) để được đến nơi theo học kịp với đầu học kỳ mùa thu thường được bắt đầu vào tháng Tám. Nếu sinh viên muốn hoặc cần nộp đơn xin thị thực vào thời gian cuối thu hoặc đầu đông (khoảng tháng Mười Một, tháng Mười Hai), vui lòng chờ ít nhất một tháng để yêu cầu được tiến hành.
MỘT VÀI LƯU Ý KHI XIN THỊ THỰC
Cần chứng tỏ với viên chức phỏng vấn rằng bạn là một sinh viên có kế hoạch học tập, sinh sống rõ ràng, mục đích của việc đi học và hiểu biết về trường học của bạn ở Mỹ.
1 Để đơn xin visa của các bạn thành công các bạn cần thể hiện tác phong nghiêm túc và lịch thiệp với viên chức.
2 Thư giãn, nói thành thật và hãy là chính mình.
3 Trả lời ngắn gọn, rõ ràng: Hầu hết những trường hợp phỏng vấn chỉ có 3 đến 4 phút, bạn không nên trả lời theo cách thuộc lòng và lập trình sẵn, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt.
4 Khi phỏng vấn các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ: bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen, giấy nhập học của trường bên Mỹ…
5 Trong quá trình phỏng vấn du học sinh cần chứng minh tài chính cụ thể: ai là người chi trả học phí, chi phí ăn ở, cần cung cấp những giấy tờ liên quan đến công việc làm và kinh doanh của bố mẹ du học sinh.
6 Cần chứng tỏ với viên chức phỏng vấn rằng bạn là một sinh viên có kế hoạch học tập, sinh sống rõ ràng, mục đích của việc đi học và hiểu biết về trường học của bạn ở Mỹ.
7 Cố gắng nói tiếng Anh tự nhiên và thật tốt.
8 Cần chứng minh và thuyết phục viên chức rằng bạn đến Mỹ để học tập chứ không phải để định cư.
9 Đặc biệt, không nên xin visa không quá 120 ngày trước ngày nhập học.
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT CHO VIỆC PHỎNG VẤN XIN VISA MỸ
I.Forms
1 I-20
2 Form 156, 158
3 Form 157 (chỉ dành cho các học sinh nam)
4 Hoá đơn SEVIS FEE: $200
5 Lưu ý: Form 156, 157, 158 do Citi Bank cung cấp khi học sinh nộp tiền phỏng vấn hoặc học sinh có thể tải trên mạng
6 Giấy tờ cá nhân
7 Giấy khai sinh
8 Hộ chiếu
9 Kết quả học tập tại Mỹ
10 Các giấy khen nhận được bên Mỹ (nếu có)
11 Thư mời của trường Đại học
12 Thư học bổng
II Các giấy tờ chứng minh tài chính
1 Hộ khẩu
2 Sổ tiết kiệm (có số tiền tối thiểu bằng một năm chi phí tại Mỹ)
3 Giấy tờ nhà đất (sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán nhà đất, quyết định phân cấp nhà/đất…)
4 Giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (bố/mẹ)
– Nếu bố mẹ có doanh nghiệp riêng:
+ Đăng kí kinh doanh
+ Thuế trong 6 tháng gần nhất (trường hợp không có Biên lai đóng tiền vào ngân sách nhà nước hoặc được miễn đóng thuế có thể nộp Báo cáo tài chính và các hoá đơn VAT)
+ Một số hợp đồng XNK, mua bán, xây dựng, dịch vụ có giá trị lớn để tham khảo.
+ Cardvisit của bố/mẹ.
– Nếu bố mẹ làm việc cho các doanh nghiệp:
+ Giấy xác nhận công việc + thu nhập
+ Bảng lương (nếu có)
+ Quyết định bổ nhiệm (nếu có)
+ Các công việc có thêm thu nhập bên ngoài (hợp đồng/thoả thuận hợp tác làm việc, phiếu chi/phiếu nhận tiền….).
+ Cardvisit của bố/mẹ (nếu có)
– Các thu nhập khác:
+ Bất động sản hoặc ô tô cho thuê: hợp đồng cho thuê
+ Cổ phần, cổ phiếu hoặc trái phiếu
Lưu ý:
– Các giấy tờ mang đi phỏng vấn đều phải là bản gốc (không chấp nhận bản công chứng và không cần dịch thuật).
– Do Mỹ không quy định cụ thể mức chứng minh tài chính nên các gia đình cố gắng chứng minh tài chính ở mức tối đa vì phần lớn các em học sinh đều có ý định học lâu dài tại Mỹ, nên nếu tài chính tốt sẽ thuận lợi cho việc đổi visa.
Theo The Tree Academy
Xem bài gốc tại đây