
Một mùa apply đã qua đi và sắp tới các bạn lại chuẩn bị phỏng vấn VEF, viết SOP, xin LORs. Để cảm ơn sự ủng hộ của các bạn (Stats cho thấy Blog của mình được ghé thăm khá đều đặn) và một số người bạn có nhờ mình chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị và Phỏng vấn VEF, trong những post tới đây (hi vọng là ko chia thành quá nhiều posts để các bạn tiện theo dõi) mình sẽ chia sẻ một vài bài học, kinh nghiệm bản thân trong quá trình apply và interview VEF. Các bạn ko phải VEF, hi vọng sẽ nhặt nhạnh được điều gì đó giúp ích cho việc interview qua phone sau này.
1. Chuẩn bị
1.1 Việc chuẩn bị hồ sơ (các giấy tờ liên quan như bảng điểm, chứng nhận rank, công chứng các giấy khen, etc. các bạn chịu khó đọc trên VietPhD, các anh chị đi trước đều đã đề cập rồi. Đối với trường hợp ở BKHN, mình thấy việc xin các giấy tờ liên quan khác flexible, và nghiệm ra đôi lúc ko cần quá cứng nhắc – giấy tờ phải có dấu tròn đỏ của nhà trường- vẫn ổn, các bạn nên lưu ý sau này khi apply các trường. Thông thường các bạn hay muốn có một giấy tờ gì đó liên quan tới việc rank của mình, các bạn nếu top 1, 2 thì có thể lên Viện xin (Lưu ý là Viện nhé, giờ ở BKHN đổi thành Viện gần hết, và Viện thì có con dấu riêng, tèng teng, ko phải qua 112 chịu nhiều tủi khổ nữa), hoặc có thể nhắc khéo trong LOR (mình nghĩ dân V+ chân đất mặt toét như chúng ta, đa phần là tự … viết LORs). Các trường bên kia, thực ra họ chỉ cần cái chữ kí là ok rồi.
1.2 Nên lập nhóm or tham gia 1 lớp Pre-VEF
Mình thấy nhiều Nominees tập trung nhau lại, học nhóm, chuẩn bị nhóm. “Ko ai thành công một mình”. Có bạn bè để bạn đánh giá đúng trình độ bản thân hơn. Như mình những tưởng tiếng anh cũng ko đến nỗi nào, nhưng khi học nhóm, nghe mọi người speak, mới thấy mình còn non lắm. Học nhóm thấy nhiều người profile ngon lành hơn mình, mình ko phải là #1, để biết phấn đấu hơn.
Học nhóm có cái lợi kinh khủng khiếp là mock interviews, đặc biệt đối với những ngành nhiều applicants như CS. Theo mình biết nhóm CS năm ngoái mock interview rất nhiều (2 buổi/tuần trong tháng cuối). Các ngành khác thì cũng có cơ hội để đứng trước bảng, “speak it out”. Mình nghĩ lẩm nhầm or nói một mình thì ok, nhưng đứng trước đám đông nhiều bạn ko tự tin lắm nên mock interview càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra năm ngoái mình có tham gia một nhóm Pre-VEF do Oxford tổ chức, chỗ bác Craig và Rom. Nói chung lớp cũng tạo nhiều đk cho học viên được thực tập speaking, sử dụng bảng, present. Các câu hỏi trong lớp còn có ích khá nhiều khi các bạn viết SOP, theo mình nghĩ.
1.3 Chuẩn bị kiến thức: Sách vở
Các bạn nên đá qua list các Profs hay sang VN phỏng vấn, tuy nhiên năm 2011 có nhiều Profs mới. Biết người biết ta (mình ko bảo là biết địch biết ta nhé :P) làm gì cũng tự tin hơn. Ví dụ ngành Chem, MatSE thấy bác nào chuyên về Thermodynamics, Kinetics thì cũng nên review các courses đó lại, or trong research của mình, có phần nào liên quan thì phải đặc biệt chú ý hơn, vì có thể các bác ấy sẽ thích hỏi về phần đấy.
Năm ngoái mình xem lại các courses sau: Thermodynamics, Kinetics, Solid State Electronic Devices, Microstructures and Electron Microscope, Nanomaterials.
1.4 Chuẩn bị kiến thức: Nghiên cứu
Mình phải nhấn mạnh rằng Các bạn phải chịu trách nhiệm đối với những gì các bạn ghi trong Application, SOP hay LORs. Nói như thế nghĩa là cách chuẩn bị kiến thức cho phần nghiên cứu tốt nhất là các bạn giở lại Application, SOP, LOR ra. Đề cập tới research nào thì phải nắm chắc research đó, từ phần experimental tới results and discussion. Vậy nắm như thế nào là chắc?
+ Research này pp thực nghiệm ntn? Trình bày (dùng bảng)
+ Kết quả ra sao (cái nào cool or do bạn đóng góp chính thì phải highlight nó ra)
+ Phần nào do bạn làm? Vai trò của bạn trong cái research này?
+ Có gợi mở gì ko, i.e. có đề xuất hướng phát triển tiếp theo cho cái research này ko?
Lưu ý, phần research (mình rút ra sau khi đọc LOR của VEF cho các nominees, mình có cơ may là được đọc rất rất nhiều LOR của nominees 2012) cố gắng trình bày cái gì original và bạn đóng góp chính, bởi vì những điều này sẽ đc viết lại trong LOR do các VEF Interviewers cho bạn sau này.
Mình rất thích một câu của một anh VEF 2011 có nói với mình “Mình thích họ viết gì trong LOR thì họ sẽ viết cái đó”. Nghĩa là nếu bạn “cố gắng” tỏ ra là người thông minh, nhiều ý tưởng, bạn sẽ trình bày cho họ thấy bạn có nhiều original contribution cho research, bạn là người có leadership, teaching, research skills, bạn sẽ cố khoe ra cho các bác Profs ấy thấy trong buổi interview. Nói thật, các bác ấy (or bạn thư ký ngồi bên cạnh) tinh lắm :))
1.5 Kĩ năng dùng bảng
Mình nghĩ cái này các bạn nên lưu tâm, vì ko phải ai cũng có cơ hội dùng bảng để giảng giải một điều gì đó (trừ các bác đã làm giảng viên or trợ giảng). Tham gia mock interviews thì hẳn có bảng trắng cho các bạn practice, còn ở nhà thì cứ làm cái tờ A4, coi như đó là cái bảng mà tập. Lưu ý những điều sau:
+Xin sử dụng bảng càng sớm càng tốt. Đôi khi speaking của mình lởm quá, các bác nghe ko ra, thì viết lên bảng là best. Và hiển nhiên, một hình ảnh đôi khi thay thế cho cả 5-10 min talking. Đặc biệt các research hay dùng graphs, rồi liên quan tới structures thì dùng bảng lợi lắm.
+ Viết luôn từ đầu cái title của research, phương pháp và kết quả quan trọng. Viết cao, đóng khung để highlight, tóm tắt.
+ Tùy từng lĩnh vưc, từng research khác nhau mà bố trí hình vẽ, con chữ, nói chung cái gì quan trọng, cấu trúc, graphs nào quan trọng thì vẽ to ra. Như mình nói về cái ZnO/ZnS heterostructures, mình vẽ luôn, chỉ ra đâu là ZnO, đâu là ZnS, kích thước trung bình là bao nhiêu. Xong. Bên cạnh vẽ thêm cái Photoluminescence của nó, cái nào mới, highlight luôn. Vừa vẽ, vừa nói (đừng có quay… đít lại nhé, đứng nửa người thôi). Key works thì ghi lên bảng, khoanh tròn lại.
1.6 Các câu hỏi khác cần lưu ý
Sau phần research sẽ đến phần hỏi … linh tinh. Các bác ấy skim cái Applications, thấy chỗ nào hay hay thì hỏi. Ví dụ có anh làm mod/admin ở các diễn đàn Hóa học, Du học, bác ấy hỏi; như mình được nhiều Awards, bác ấy cũng hỏi.
+ Thi thoảng các bác ấy hay hỏi mẹo, ví như của tớ, tớ đang chém hăng say, bác Green chen vào hỏi 1 câu rõ vô duyên “Cấu trúc của mày có nhìn đc bằng Optical Microscope ko?”. Mình định thần mất vài giây, rõ ràng nó là nanostructures thì làm sao nhìn đc bằng OM. Mình trả lời, bác ây gật. Thi thoảng họ hay hỏi mấy câu “giả vờ ngu” xem phản ứng thế nào của mình. Thằng bạn CS cũng bị thế 😀 Các bạn nên tập trung
+ Phần future research/universities/advisors cũng nên định hướng một chút. Các bác sẽ điểm qua xem mình có thực sự tìm kiếm, nghiên cứu trường lớp, lab, giáo cẩn thận ko.
1.7 Lưu ý khác
Speaking! Các bạn luyện speaking cho tốt, phản ứng nhanh, kiến thức vững thì sẽ thành công. Vì cho dù các bạn tập ở nhà hàng trăm lần, nhưng kịch bản trong phòng interview sẽ rất khác so với bạn tưởng tượng. Câu hỏi cũng vậy. Thế nên luôn ở thế chủ động, hỏi gì liên quan tới bản thân, research đều trả lời gọn gẽ là ổn.
Dĩ nhiên còn lưu ý về trang phục, ăn ngủ nghĩ, đi chùa, etc. các bạn tự tham khảo anh chị, bố mẹ nhé.
Tạm thời mới nhớ được tới đây, có gì pm mình or comment, mình sẽ trả lời và bổ sung.
P/S Các nguồn sau đây các bạn nên tham khảo
VietPHD
Kinh nghiệm của Hương, Stanford – Neurosciencehttp://vietphd.org/forum/showthread.php?p=91465#post91465
Kinh nghiệm của anh Tuấn Anh – CS
Của anh Kiên Phạm
Theo http://phamtoanthang.wordpress.com/
Xem bài gốc tại đây