• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • December
  • 21
  • 4 điều quyết định việc theo học nghệ thuật

4 điều quyết định việc theo học nghệ thuật

Kap Thanh Long
21/12/2014 Comments Off on 4 điều quyết định việc theo học nghệ thuật
du học mỹ học nghệ thuật tại mỹ

Thầy Ed Schoenberg (chủ tịch quản lý tuyển sinh) tại trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Otis (Hoa Kỳ) chia sẻ về 4P mà theo thầy là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký vào một trường Nghệ thuật: Passion, Preparation, Portfolio, Potential)

PASSION – Đam mê

Theo thầy Ed Schoenberg, việc đam mê với nghệ thuật vô cùng quan trọng vì đó là yếu tố cần thiết để “giữ chân” bạn hàng giờ đồng hồ trong xưởng sáng tác. Phải có đam mê, bạn mới sẵn sàng thử thách chính mình được mỗi ngày.

Vậy làm thế nào để “cân đo đong đếm” đam mê của hàng trăm ứng cử viên mỗi ngày? Câu trả lời của thầy là qua việc đọc các Personal Statement (Bài luận cá nhân) để tìm hiểu tại sao bạn muốn học Thiết kế và Nghệ thuật. Ở khâu này, việc đã từng tham gia các hoạt động làm nghệ thuật tại trường cấp III hay các trường Cao đẳng cộng đồng sẽ giúp bạn ghi điểm.

Thầy Schoenberg quan niệm rằng, ngay cả khi nhà trường không tổ chức dạy các môn về Nghệ thuật, một người đam mê thực sự sẽ tham gia các chương trình ngoại khóa, chương trình mùa hè hay tự làm những dự án cá nhân.

Những điều mà giáo viên cũ nhận xét về bạn cũng rất quan trọng trong quyết định tuyển sinh. Cuối cùng, chính portfolio sẽ giúp bạn chia sẻ đam mê của mình với đại diện tuyển sinh của trường, cũng như cách bạn nói về đam mê đó trong buổi phỏng vấn cá nhân. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng cũng thường khuyến khích sinh viên tham gia các buổi tham quan trường để hai bên tìm hiểu lẫn nhau vào dịp này.

PREPARATION – Có sự chuẩn bị

Có một bất ngờ nhỏ là trường Otis sẽ nhìn nhận sự chuẩn bị của bạn không chỉ vào các khóa học Nghệ thuật mà còn vào bảng điểm và CV của bạn.

Quan niệm chỉ giỏi những môn Art là đủ không còn ứng với trường Otis. Bởi vì theo thầy Schoenberg, để tốt nghiệp và sở hữu tấm bằng Cử nhân Mỹ Thuật (Bachelor of Fine Arts) (BFA), bạn có chữ “B” gồm các môn Tiếng Anh, Toán, Khoa học, Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Tại bước này, nhà trường sẽ xem những môn bạn đã theo học trước đây và kết quả học tập của bạn thế nào. Bạn đã được bao nhiêu điểm SAT hay ACT (các trường Nghệ thuật và Thiết kế thường đòi hỏi một trong những bài kiểm tra này) hay những khóa học Art nào bạn đã theo đuổi?

PORTFOLIO – Portfolio

Thầy Schoenberg nói: “Việc vào đại học đã là một thử thách lớn, nhưng đăng ký vào một trường Nghệ thuật lại càng khó khăn hơn vì bạn cần phải có một trong những thứ mà các trường Đại học khác không yêu cầu – portfolio.”

Mỗi trường sẽ có một tiêu chí khác nhau về portfolio nhưng hầu hết các trường đều muốn nhìn thấy ba điều ở ứng viên: năng lực, sự tiến bộ và sở thích cá nhân.

Bộ portfolio của bạn cần tổng hợp những tác phẩm công phu nhất thuộc về Vẽ quan sát mẫu (Observational drawing), cách phối màu (color composition) và ý tưởng(concept). Trường Otis thường muốn đánh giá mỗi ứng viên qua ít nhất là 12 (nhiều nhất là 20) tác phẩm.

Trong đó, ít nhất một nửa các tác phẩm phải được vẽ qua quan sát mẫu (Observational drawing): quan sát từ một vật ba chiều (đời sống, chân dung, landscape). Chẳng hạn nếu bạn tự vẽ chân dung bản thân thì phải vẽ chính mình qua gương. Những tác phẩm này được yêu cầu phải là tác phẩm gốc, không phải vẽ lại từ ảnh hay các tác phẩm mỹ thuật hay trí tưởng tượng cá nhân.

Một nửa số tác phẩm còn lại cần phải nêu được những điểm mạnh và sở thích cá nhân mà không cần giới hạn qua việc vẽ quan sát. Trên thực tế, những tác phẩm có ý tưởng và thử nghiệm độc đáo thường rất được khuyến khích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang đến những công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau như Nhiếp ảnh, Video, Vẽ, Điêu khắc, Làm đồ sức, Kỹ thuật số, Thiết kế đồ họa.

POTENTIAL – Tiềm năng

Không phải sinh viên nào được nhận vào trường Mỹ thuật và Thiết kế cũng đều đã có kĩ năng sẵn rồi (vì nếu vậy thì họ đã không cần đi học). Vì vậy trường Otis thường rất quan tâm tới những sinh viên tiềm năng. Nếu ba yếu tố P đầu tiên là đam mê, có sự chuẩn bị từ sớm và portfolio giúp nhà trường quyết định việc nhận ai vào trường thì yếu tố còn lại cũng quan trọng để khuyến khích những ứng viên tiềm năng cho năm học tiếp đó.

Khi xem portfolio của mỗi ứng viên, nhà trường sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích vì vậy hãy quan tâm lắng nghe để thành công vào dịp sau.

Thầy cũng cho biết, với sự phát triển và thương mại hóa, nhiều ngành công nghiệp âm nhạc, truyền hình, quảng cáo, marketing, đồ chơi, phần mềm máy tính… đều tìm đến các nghệ sĩ và nhà thiết kế nhiều hơn.

Vậy nên, đây là khoảng thời gian bạn nên quyết định đầu tư vào đam mê của mình bằng cách theo học bài bản tại các trường Nghệ thuật và Thiết kế nếu thực sự muốn theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai.

Theo http://www.hotcourses.vn/

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì ở London
Đằng sau các cá nhân kiệt xuất

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Hoài niệm về Concordia University Chicago

Dante Luong
21/04/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10
  • BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”
  • WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế
  • ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”
  • VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”
  • VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”
  • BV-02 Bài dự thi HTNM10 “Đi để trở về”
  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10 VTNM10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Dante Luong
09/08/202209/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) - sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất của...

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022
ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

December 2014
M T W T F S S
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  
« Nov   Jan »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes