• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • January
  • 9
  • Tác giả bài diễn văn chấn động VN từ chối lương 2 tỷ/năm

Tác giả bài diễn văn chấn động VN từ chối lương 2 tỷ/năm

Kap Thanh Long
09/01/2015 Comments Off on Tác giả bài diễn văn chấn động VN từ chối lương 2 tỷ/năm

Tác giả của bài diễn văn gây chấn động thời gian qua từng là giảng viên ĐH Quốc gia với mức lương 400 nghìn đồng/ tháng. 6 năm học tiến sỹ, ông từng túng quẫn nghĩ đến việc tự sát.

Dù cuộc đời ông trải qua nhiều thất bại, nhưng tiến sỹ Trần Vinh Dự vẫn nói rằng: “Điều tôi sợ nhất là sự bằng phẳng chứ không phải đau khổ hay hạnh phúc” và nếu nói về cuộc đời ông thì chỉ vỏn vẹn trong từ “biết ơn”.

Nhiều người cho rằng, việc ông bỏ một công việc mức lương cao 2 tỷ đồng/năm ở Mỹ để trở về Việt Nam là quyết định “ngu ngốc”.

Để hiểu rõ hơn, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS Trần Vinh Dự – Chủ tịch Trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ (VATC) và Chủ tịch Trung tâm Quốc tế của Đại học Broward College (Mỹ) tại Việt Nam.

Tiến sỹ Trần Vinh Dự -Chủ tịch Trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ (VATC), đồng thời là doanh nhân thành đạt.

 

Tại sao bỏ lương 2 tỷ đồng ở Mỹ?

– Ông có thể chia sẻ nguyên do mình bỏ mức lương 2 tỷ đồng/năm ở Mỹ để về Việt Nam làm việc? Thời điểm đó, theo chia sẻ của ông thì nhiều người bạn gọi ông là “ngu ngốc”, điều gì đã thôi thúc ông trở về?

TS Trần Vinh Dự: Tôi rời Việt Nam khi tôi đã 24 tuổi. Nói chung thì ở tuổi đó mọi người đều đã ổn định về mặt gốc văn hóa và tôi cũng vậy.

Dù có cố gắng nhiều để hòa nhập vào xã hội Mỹ thì tôi vẫn luôn tự thấy tôi là người mang trong mình cái gốc văn hóa Việt.

Vì thế, tôi luôn cảm thấy tôi được là chính mình khi sống ở Việt Nam, cái mà tôi không có được khi sống ở Mỹ.

Hơn nữa, ở Việt Nam tôi cảm giác thấy mình có ích hơn, còn ở Mỹ có tôi hay không thì cũng chẳng tạo ra sự khác biệt gì dù nhỏ nhặt.

Được sống thật với con người mình và cảm thấy cuộc sống của mình có ích cho ai đó là hai yếu tố then chốt mà tôi không thể sống thiếu. Đó cũng là lý do chính tại sao tôi về Việt Nam.

– Nếu có người đứng trước mặt ông nói ông là “kẻ ngốc”, ông sẽ nói gì với họ?

TS Trần Vinh Dự: Tôi sẽ nói rằng, mỗi người có lựa chọn riêng thích hợp nhất với mình và tôi chúc họ may mắn với những lựa chọn của họ.

– Ông từng nhắc đến câu chuyện làm giảng viên 400 nghìn đồng/ tháng, 6 tháng rải hồ sơ xin việc, 6 năm học tiến sỹ ông từng túng quẫn nghĩ đến việc tự sát…Vậy có “thần dược” nào giúp ông vượt qua được các thất bại đó?

TS Trần Vinh Dự: Cái giúp tôi vượt qua là sự động viên, giúp đỡ của những người xung quanh.

Từ gia đình, người thân, các giáo sư trong trường (đặc biệt là giáo sư hướng dẫn, người mà tôi luôn kính trọng gọi là người đỡ đầu về tinh thần), đến bạn bè xa gần.

Những sự giúp đỡ, hỗ trợ đó không tự dưng mà đến. Nó phải xuất phát từ một mầm mống bên trong con người của bạn và những người xung quanh chỉ giúp cái mầm xanh nhỏ bé ấy lớn lên.

Đó là sự chân thành, cầu thị, ý muốn thay đổi (mặc dù tự bạn có thể không thay đổi được) và sự cởi mở, chấp nhận cho người khác thấy mình cần được giúp đỡ.

Tôi rất thích một câu trong  Kinh Thánh mà tôi luôn tâm niệm, đó là: “”Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock and the door will be opened to you”.

Tôi tạm dịch là: “Hãy cứ tìm kiếm rồi bạn sẽ thấy; hãy cứ hỏi rồi bạn sẽ có câu trả lời; hãy cứ gõ cửa rồi cánh cửa sẽ mở ra”.

Dĩ nhiên sẽ chẳng có cái gì dễ dàng, nhưng nếu cứ kiên trì rồi một ngày nào đó câu trả lời sẽ có.

TS Trần Vinh Dự nhận bằng tiến sỹ năm 2007 tại Đại học Texas tại Austin.

Không dám mơ bài phát biểu giống của Steve Jobs

– Gần đây bài phát biểu của ông trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường mình được so sánh giống với bài diễn văn của Steve Jobs ở Đại học Stanford, ông nghĩ sao?

TS Trần Vinh Dự: Tôi không dám dùng từ “giống”. Steve Jobs là một vĩ nhân của thế giới và bài phát biểu của ông ấy tại Đại học Stanford là một trong những bài phát biểu trước sinh viên hay nhất mọi thời đại.

Ngược lại, tôi chỉ là một người Việt Nam bình thường giống như bạn và những người Việt Nam khác mà chúng ta hay gặp hàng ngày ở ngoài đường.

Bài viết của tôi là một bài viết mang đậm tính cá nhân, là một sự chia sẻ rất riêng tư giữa tôi và các sinh viên của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ tốt nghiệp năm 2014.

Thành thật mà nói là khi viết bài này tôi bị ảnh hưởng rất lớn của bài nói chuyện của Steve Jobs và bài nói chuyện của tiến sĩ Jill Biden (vợ của đương kim Phó Tổng thống Mỹ), từ kết cấu 3 điểm đến một số nội dung trong bài.

Tuy nhiên, tôi phải nói thật là tôi không bao giờ dám, kể cả trong mơ, so sánh bài phát biểu của mình với hai bài phát biểu kia. Tôi nghĩ các bạn nên tìm đọc hai bài kia vì cả hai đều là những bài phát biểu tuyệt vời.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự với bài diễn văn gây chấn động.

– Ông nói: “Tôi không phải là một thiên tài và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có” và “May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc”. Vậy hiện giờ ông hạnh phúc về cái gì mình đang có?

TS Trần Vinh Dự: Tôi có một quan niệm hơi kỳ quái là, đau khổ cũng là một trạng thái của hạnh phúc. Cái tôi sợ nhất là sự bằng phẳng chứ không phải đau khổ hay hạnh phúc.

Khi bạn còn đang sống được với xúc cảm, tức là bạn đang còn sống như một con người. Còn khi xúc cảm mất, bạn chẳng khác gì một cái máy.

Tôi luôn thấy mình đang sống như một con người, rất không hoàn thiện, nhưng luôn cảm nhận được là mình đang sống cuộc sống thật và tôi hạnh phúc vì chuyện đó.

– Nếu nói một từ hoặc một câu về cuộc đời của mình từ lúc đi học – đi làm – làm tiến sỹ ở nước ngoài, ông sẽ nói gì?

TS Trần Vinh Dự: Không có cuộc đời ai chỉ có thể nói ra trong một từ hoặc một câu cả. Nếu buộc phải nói thì tôi sẽ dùng từ “biết ơn”.

Lý do là, nếu bây giờ nhìn lại, thì tôi phải biết ơn những gì và những ai đã cho tôi những trải nghiệm đó. Cuộc sống sẽ thật nhàm chán nếu nó chỉ là một con đường bằng phẳng, dù là bằng phẳng trong nhung lụa.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự (SN 1977) hiện là Tổng Giám Đốc của công ty tài chính TNK Capital và cổ đông sáng lập của tập đoàn giáo dục ISmart Education tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế (1999) và làm giảng viên trường ĐH Kinh tế, thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội (1999-2001).

Ông từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế (2003) và tiến sĩ kinh tế (2007) tại Đại học Texas tại Austin (University of Texas at Austin).

Quá trình học và nghiên cứu của ông tại đây được tài trợ toàn bộ bởi quỹ học bổng Harvard Yenching, thuộc Đại học Harvard.

Ông từng là chuyên gia kinh tế của tập đoàn ERS Group (Washington DC và San Francisco, Hoa Kỳ) (2007-2010) và là cố vấn kinh tế cao cấp của tập đoàn Vina Capital (Tp. Hồ Chí Minh) (2010).

Theo http://soha.vn/

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Cậu bé 11 tuổi liệt toàn thân giành HCV Toán học trẻ quốc tế
5 niềm tin hoang đường về du học và cách vượt qua chúng

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

January 2015
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes