
Bên cạnh các yếu tố về sở thích và đam mê của bản thân, khi chọn trường phù hợp để nộp hồ sơ, học sinh cũng cần cân nhắc đến các yếu tố dưới đây để bộ hồ sơ của mình sẽ đến “đúng trường” và tăng khả năng nhận được học bổng của trường.
1. ĐIỂM SỐ:
Trong bộ hồ sơ xét tuyển đại học Mỹ, TOEFL và SAT là hai điểm số cơ bản mà ban tuyển sinh của các trường dựa vào để gạn lọc hồ sơ cũng như xét học bổng. Nếu học sinh chọn đúng trường với mức điểm phù hợp với khả năng của bản thân sẽ giúp tăng cơ hội được nhận:
>>> Ứng viên xuất sắc: SAT > 2000-2100, TOEFL >100, SAT 2 > 700; Lãnh đạo ít nhất 2-3 hoạt động ngoại khóa; Có giải quốc gia, quốc tế.
>>> Ứng viên giỏi: SAT 1800 – 2000, TOEFL > 90
>>> Ứng viên khá: SAT 1500 – 1800, TOEFL 75-90
2. KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA GIA ĐÌNH:
Người xưa thường nói “biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” và câu này rất đúng trong trường hợp này. Khi bạn biết điều kiện của gia đình mình đến đâu và khả năng của mình thế nào thì việc chọn trường để nộp hồ sơ mới chính xác và khả năng được trường nhận vào sẽ tăng. Dưới đây là những đề xuất về danh sách trường phân loại theo khả năng tài chính của gia đình.
>>> Khả năng tài chính dưới $15,000 – $18,000/năm
Ứng viên xuất sắc | >>> Chọn trường Need-blind như Harvard, Yale, Princeton,..>>> Chọn trường ĐH có học bổng cao: Wesleyan, Berea, Vanderbilt,..
>>> Chọn trường ĐH hàng đầu hào phóng: Stanford, MIT, Duke,… >>> Chọn trường ĐH có nguồn tài chính dồi dào: Williams, Vassar, Colgate,… >>> Chọn các trường chuyên biệt như trường nam sinh/nữ sinh, trường đạo… |
Ứng viên giỏi | Chọn trong các trường trên những trường có điểm SAT không bắt buộc |
Ứng viên khá | >>> Dành 1 năm chuyển tiếp (Gap Year) để nâng điểm cũng như cơ hội nhận học bổng>>> Chọn 1 trường Community College để chuyển tiếp lên đại học |
>>> Khả năng tài chính trên $18,000/năm hoặc có thể đóng toàn bộ
Ứng viên xuất sắc | >> Chọn trường ĐH TOP ít hào phóng hơn: Brown, Columbia, Cornell,…>>> Chọn trường xếp hạng 1-50 ít hào phóng hơn: Bard, Grinnell, Dickinson,…
>>> Chọn trường theo nghành (ví dụ engineering): MIT, Stanford, UC Berkely,… |
Ứng viên giỏi | >>> Chọn trường nổi tiếng trong một khu vực địa lý nhất định của Mỹ: Trinity, Elon, Chapman,…>>> Chọn trường ĐH Liberal Arts: Beloit, Luther, Cornell,… |
Ứng viên khá | >>> Các trường Truman, Bentley, Linfield, DePaul,… |
3. CÁC YẾU TỐ KHÁC:
Không nên xem nhẹ những yếu tố ngoài khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính của trường và chất lượng đào tạo. Nói cho cùng, đại học là nơi bạn sẽ trải qua 4 năm có ý nghĩa nhất trong cuộc đời minh nên bạn phải chọn trường mà bạn cảm thấy mình phù hợp nhất. Ở trang web www.princetonreview.com có những bảng xếp hạng rất hay như là bảng xếp hạng những trường có học sinh vui vẻ nhất, giáo sư hay nhất, hay là campus nào đẹp nhất. Không nên bỏ qua những bảng xếp hạng nhỏ này bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian lúc chọn lọc trường vào list của mình.
>>> Danh tiếng của trường: Dù nhiều người cho rằng danh tiếng của trường không thực sự quan trọng, nhưng khi bạn cầm tấm bằng tốt nghiệp đi xin việc thì điều này lại có tầm quan trọng nhất định. Học ở một trường danh tiếng không đảm bảo cho bạn một công việc tốt, tuy nhiên, đó là một điểm bắt đầu vững chắc.
>>> Môi trường/cách sống xã hội: Hãy tự hỏi mình, liệu bạn của thích học ở một trường có Greek-system (nhiều party của các hội học sinh) hay bạn thích ở một môi trường yên tĩnh. Rượu bia, hút chích có phổ biến ở trong campus không? Trong campus có những trò tiêu khiển, giải trí nào? Sinh viên có đoàn kết với nhau hay luôn hoạt động riêng rẽ?
>>> Đội ngũ giáo viên: Những người sẽ là mentors, hướng dẫn trong suốt 4 năm – hãy chọn lựa một cách thông thái. Hãy nhìn vào những công trình nghiên cứu của các giáo sư, các cuốn sách và bài báo của họ, và cả tỉ lệ giáo viên : học sinh nữa (ở các trường liberal arts tỉ lệ này là 10:1)
>>> Vị trí địa lý: Hoa Kỳ là một đất nước rộng lớn – gấp rất nhiều lần so với Việt Nam. Đừng nói đến vùng, mỗi bang đã mang một tính cách mới mẻ và khác lạ. Bạn cần hiểu mình muốn gì. Bạn muốn sống ở vùng có khí hậu nóng, mát hay lạnh? Hãy nghiên cứu kỹ về từng vùng bởi bạn sẽ ở đó tận 4 năm trời, bạn sẽ không thể chịu đựng được một thứ thời tiết đáng ghét. Một yêu tố khác cần xem xét là địa điểm: ngoại thành, thành thị hay nông thôn. Sinh viên chúng ta người thì thích sống yên bình chốn quê kiểng, người thì khoái cuộc sống nhộn nhịp chốn đô thành. Vị trí địa lý đôi khi ảnh hưởng rất lớn đến qua trình học tập, và sự nghiệp sau này của bạn. Bởi ví dụ học ở thành phố lớn, bạn sống một nhịp sống hiện đại nhanh chóng, được tiếp xúc với nhiều người từ khắp nơi trên thế giới hay có cơ hội làm việc ở những trung tâm kinh tế hàng đầu.
>>> Tập thể sinh viên: Cộng đồng sinh viên ở tất cả các trường đều đa dạng nhưng luôn có 1-2 nhóm chiếm đa số thành phần sinh viên. Hãy xem xem bạn hợp với nhóm sinh viên nào nhất. Ví dụ, bạn thích chơi với những sinh viên xuất sắc luôn chú tâm học tâm hay bạn khoái gia nhập hội thể thao.
>>> Sự đa dạng về tôn giáo/chủng tộc: Tỉ lệ sinh viên quốc tế, Á-Mỹ, Mỹ gốc, Mỹ-Phi đông sẽ khiến bạn cảm thấy bớt lạc long hơn những ngày đầu đến Mỹ, them vào đó, bạn lại được tiếp xúc nhiều hơn với các nên văn hoá trên thế giới
>>> Quản lý, cơ sỏ vật chất của trường: Trường học có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sinh viên không? Có đây đủ các trang thiết bị thể thao, có được sử dụng miễn phí không cũng là câu hỏi của nhiều người khi tiến hành chọn trường.
Theo Yola
Xem bài gốc tại đây