• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • January
  • 22
  • Điểm sách: Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail?)

Điểm sách: Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail?)

Hoa Hoang
22/01/2015 Comments Off on Điểm sách: Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail?)

Tác giả Daron Acemoglu, Giáo sư ngành kinh tế, đại học MIT và James Robinson, Giáo sư ngành kinh tế và chính trị, ĐH Harvard.

Cuốn sách này xuất bản năm 2012 và đã có bản dịch ở Việt Nam.

Trong bài này mình chỉ nêu ra 2 điểm chính rút ra từ cuốn sách. Đây là hai điểm mình cho là quan trọng nhất.

  1. Câu trả lời cho câu hỏi Tại sao các quốc gia thất bại hay cụ thể hơn: Tại sao có nước giàu, có nước cố mãi mà vẫn nghèo (như Việt Nam chúng ta chẳng hạn).

Giàu hay nghèo không do vị trí địa lý, không do văn hóa, cũng không phải do chúng ta không biết giúp các nước nghèo trở nên giàu có hơn. Câu trả lời, theo tác giả, là do thể chế, mà cụ thể ở đây là thể chế chính trị. Về cơ bản ,thể chế chính trị sẽ quyết định thể chế kinh tế, và thế chế kinh tế quyết định con đường mà đất nước đó sẽ đi – giàu hơn hay nghèo đi.

Và có hai loại thể chế kinh tế.

Inclusion economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính dung nạp). Ví dụ điển hình là Mỹ và Hàn Quốc. Kiểu thể chế kinh tế này khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến. Quyền lực được chia sẻ rộng rãi. Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị, và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch. Ngoài ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ.

Extractive economic institution (Tạm dịch: Thể chế kinh tế có tính bòn rút): Trái ngược với thể chế có tính dung nạp, thể chế có tính bòn rút (extractive) tập trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Điển hình là Bắc Triều Tiên, hay Congo. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước. Điều đáng lưu ý là kiểu thể chế kinh tế có tính bòn rút này thường đi cùng với thể chế chính trị cũng thuộc tính tương tự. Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi. Ai mà chẳng muốn bảo vệ lợi ích của mình ,nhất lại là khi lợi ích đó rất rất lớn.

Thực tế cũng cho thấy nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (the World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bơm tiền vào với hi vọng thay đổi thế chế chính trị của một quốc gia, cơ bản là thất bại. Vì những người có quyền lực họ biết sẽ dùng số tiền đó làm gì có lợi cho họ, hơn là cho sự phát triển chung của đất nước.

Tóm lại, Daron và Robinson kết luận một quốc gia không thể giàu mạnh lên được là vì thể chế chính trị của nó có tính bòn rút tài nguyên, tập trung quyền lực vào một số ít người, thay vì phân tán quyền lực đó cho đại đa số người dân.

  1. Vậy làm thế nào để thay đổi một thể chế kinh tế-chính trị theo hướng tích cực

Về cơ bản, rất khó để thay đổi một thể chế chính trị từ trạng thái bòn rút sang dung nạp.

Chúng ta thường hay ngồi với nhau và than vãn về “nhân tình thế thái” của đất nước, hết đổ lỗi cho lịch sử, rồi quay ra ước có một anh hùng nào đó bỗng nhiên xuất hiện, thay đổi đất nước mình chỉ qua một đêm.

Cũng có thể nếu chúng ta đủ may mắn thì một ngày nào đó một nhà lãnh đạo xuất chúng như George Washington hay Lý Quang Diệu chẳng hạn, sẽ xuất hiện, nhưng nếu không thì sao?

Daron và Robinson cho rằng không có một công thức chung nào cả. Tuy vậy một trong những điều sẽ giúp thay đổi một thể chế chính trị theo hướng tích cực, dù có thể rất lâu, đó là trao quyền cho người dân (empowerment). Trong thời đại Internet ngày nay thì việc sử dụng các kênh truyền thông như Facebook, Blog, Website…rất hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin kiến thức, giáo dục cho người dân và bày tỏ quan điểm.

Như vậy, thay vì dùng những lời lẽ đao to búa lớn, hay ngồi than vãn, mơ mộng…nếu mỗi người chúng ta bắt đầu bằng một việc nhỏ, đơn giản như dịch một cuốn sách, một bài báo để giúp những người không có khả năng đọc ngoại ngữ như chúng ta có cơ hội tiếp cận các kiến thức mới, là những việc làm thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Viết blog hay dùng Facebook để chia sẻ thông tin hữu ích là cách mà nhiều người đã sử dụng thành công. Chúng ta cũng có thể học tập cách mà người Mỹ phát triển các tổ chức dân sự (civic organizations) và tạo lập các nhóm công tác xã hội-cộng đồng để giải quyết các nhu cầu thực tiễn của người dân mà chính quyền không thể đáp ứng. Các ý tưởng này chẳng hẳn không có gì là mới với đa số chúng ta.

Lời kết

Cuốn sách dày hơn 500 trang và nội dung đề cập khá nhiều đến các sự kiện lịch sử liên quan tới thay đổi thể chế chính trị-kinh tế diễn ra trên khắp thế giới, từ Anh Mỹ, cho đến Botswana, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nếu bạn nào thích lịch sử kinh tế-chính trị thì chắc sẽ thích cuốn sách này, còn không chắc bạn cũng chỉ lướt được 1/3 để lấy ý chính như mình mà thôi. Vậy bạn xem xét kĩ nếu quyết định mua sách nhé J.

Hoàng Khánh Hòa

Email: hoahoangtk@gmail.com

——-

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một du học sinh Mỹ, hiện sống tại tiểu bang Missouri.

Post navigation

Ảnh hưởng của Facebook trên kinh tế toàn cầu
Viettel tổ chức Diễn đàn toàn cầu về viễn thông

Related Articles

KEN NGUYỄN KỸ SƯ PHẦN MỀM nhân vật Việt UBER

Kĩ sư Phần mềm Ken Nguyễn: Hành trình từ Nghệ An tới Uber, Amazon Canada.

Mai Linh
14/09/202214/09/2022 No Comments

“Women in Tech” Châu Vũ: Cống hiến tích cực cho công nghệ và phụ nữ làm công nghệ.

Ngân Anh
25/08/202225/08/2022 No Comments

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”
  • NƯỚC MỸ….. TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
  • 7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ KHI DU HỌC
  • Ionah Hằng Nguyễn: Cô gái Hà Nội với “giấc mơ Việt” trên đất Mỹ

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

January 2015
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes