• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • February
  • 11
  • Phương pháp giáo dục con cái của gia đình GS Ngô Bảo Châu

Phương pháp giáo dục con cái của gia đình GS Ngô Bảo Châu

Kap Thanh Long
11/02/2015 No Comments

Cái tên Ngô Bảo Châu từ lâu đã trở thành niềm tự hào của Việt Nam trên lĩnh vực khoa học. Với những thành tựu xuất sắc về Toán học được cả thế giới đánh giá cao, ai cũng phải công nhận anh là một thiên tài hiếm có.

GS Ngô Bảo Châu và mẹ
GS Ngô Bảo Châu và mẹ
Nhiều người cho rằng ngoài tài năng bẩm sinh, Ngô Bảo Châu chắc hẳn phải lớn lên với một phương pháp giáo dục cho “thần đồng”. Tuy nhiên theo chia sẻ từ bậc sinh thành của giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam thì sự thực hoàn toàn khác.

Quý tử cũng phải rửa bát

Ngô Bảo Châu sinh ra trong gia đình có truyền thống làm khoa học. Bố anh là GS.TSKH Ngô Huy Cẩn (SN 1941), từng du học ở Nga (chuyên ngành cơ học) và nhiều năm công tác ở Viện cơ học. Ông nguyên là cán bộ Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước. Mẹ anh là PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền Trung ương. Tuổi thơ của Ngô Bảo Châu quấn quýt với mẹ và đại gia đình bên ngoại, đặc biệt là ông ngoại. Sau ngày cưới, vì chưa có nhà riêng nên vợ chồng GS Cẩn phải ở chung với gia đình nhà ngoại tại 47 Hàng Bài. Khi Ngô Bảo Châu học A0 ĐH Tổng hợp (nay là THPT chuyên ĐH Quốc gia Hà Nội) thì GS Cẩn được phân một phòng tập thể 24m2 ở tầng 4 khu tập thể Nam Đồng và cả nhà mới chuyển về đó ở.

Thuở nhỏ, Ngô Bảo Châu chịu nhiều ảnh hưởng từ cách giáo dục của mẹ. Bởi khi vào lớp 1, bố anh sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, mọi việc nuôi dạy con phó thác cho vợ và nhờ ông bà ngoại hỗ trợ. Hàng ngày, Ngô Bảo Châu được mẹ và ông ngoại thay nhau đưa đón đi học ở Trường Thực nghiệm. Ngoài học văn hóa ở trường, bà Hiền còn cho con đi học vẽ ở Cung thiếu nhi, học đàn violon ở nhà riêng một ông thầy trên phố Triệu Việt Vương. Bà Hiền cho biết, hồi nhỏ bà cũng được học đàn và cảm nhận âm nhạc mang lại nhiều điều bổ ích cho cuộc sống. Vì vậy, bà cho con theo học loại hình nghệ thuật này như một cách nuôi dưỡng tâm hồn. Với lối giáo dục con giống như nhiều gia đình Hà Nội thời bấy giờ, bà Hiền chưa bao giờ kỳ vọng Ngô Bảo Châu sẽ đạt được thành tựu lớn lao nào sau này.

Tài năng của Ngô Bảo Châu chỉ thực sự được phát hiện khi GS Ngô Huy Cẩn về nước vào những năm con trai học hết cấp I. Khi làm toán cùng Châu, ông Cẩn nhận ra khả năng tư duy toán khá đặc biệt của con. Ông rất ngạc nhiên khi thấy con giải dễ dàng các bài tập trong sách giáo khoa. Chính vì vậy, ông đã quyết định cho con đi theo con đường chuyên toán. Ngô Bảo Châu cũng rất hào hứng với hướng đi mà bố vạch ra, đó là lý do anh rất thất vọng khi mình thi trượt lớp 6 chuyên toán của Trường Trưng Vương và quyết tâm “phục thù” vào năm sau với số điểm nằm trong top đầu. GS Cẩn cho biết: “Châu là một đứa trẻ đặc biệt ham hiểu biết, rất ham học nên chúng tôi gần như chẳng bao giờ phải nhắc Châu học. Tuy là con một nhưng chúng tôi chưa bao giờ coi Châu là “cậu ấm” hay chiều chuộng thái quá”.

Bà Hiền cũng xác nhận, chồng bà khá nghiêm khắc trong việc rèn nếp sống cũng như nếp học cho Ngô Bảo Châu. Bà kể: “Chẳng biết bố dạy học cho con thế nào mà thỉnh thoảng lại thấy Châu nước mắt nước mũi giàn giụa chạy từ trên gác xuống lấy khăn lau mặt. Nhiệm vụ sau bữa ăn của Châu là rửa bát. Anh chàng cũng ngồi rửa bát, đằng trước giăng mấy cái chậu. Có hôm Châu đề nghị: “Mẹ ơi, hay là mẹ nói với bố là mẹ rất thích rửa bát để con khỏi phải rửa”. Tuy cưng chiều con nhưng tôi cũng hiểu trẻ muốn nên người phải rèn giũa từ nhỏ. Tôi bảo: “Ai mà nói dối thì sẽ bị thối mồm, các chú công an phát hiện ra ngay”. Vậy mà tin lắm. Châu cũng là đứa trẻ biết nghe lời nên vợ chồng tôi cũng không phải vất vả nhiều”.
GS Ngô Bảo Châu.
GS Ngô Bảo Châu.

Không cho con học trước chương trình

Khi tài năng của Ngô Bảo Châu được phát hiện, các thầy giáo đã dành nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng anh. Bà Hiền cho biết: “Tuy đam mê toán và chăm chỉ làm bài tập nhưng Châu không học theo kiểu “quên ăn quên ngủ””. Anh vẫn dành thời gian để đá bóng, đọc truyện, nghe nhạc, chơi đàn violon, đánh cờ tướng hay giúp mẹ làm việc nhà. Năm 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương Vàng. Năm sau, anh tiếp tục giành huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức.

Cũng trong năm 1989, anh sang Pháp học tại ĐH Paris 6 và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris – ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 11 và đầu năm sau trở thành giáo sư của đại học này. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư và trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam. Năm 2007, sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Ngày 19/8/2010 tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad (Ấn Độ), bà Pratibha Patil – Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields – giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu. Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.

Sau khi Ngô Bảo Châu vang danh cả thế giới, nhiều người tìm tới hỏi han vợ chồng GS Ngô Huy Cẩn về phương pháp dạy con thành tài. Nhiều người nghĩ rằng họ có bí quyết đào tạo “thần đồng” đặc biệt. Tuy nhiên mỗi lần có người hỏi vậy, ông bà lại rất bối rối. GS Cẩn thừa nhận: “Hồi đó, chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ phải giáo dục con thế này hay thế khác. Tuy rất cố gắng nuôi dưỡng con trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước, nhưng việc nuôi dạy Châu rất tự nhiên”. Còn PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền thì khẳng định, vợ chồng bà không nuôi dạy con theo bất cứ một phương pháp giáo dục thần đồng nào. “Châu là đứa trẻ bình thường, từ nhỏ không có gì đặc biệt về thể hình hay tính cách. Ngay cả khi phát hiện ra Châu có tài năng Toán học, tôi cũng không can thiệp nhiều vào sự phát triển của con. Chúng tôi để con tự phát triển, cả tính cách cũng như khả năng”, GS Cẩn cho biết.

Nhiều bậc phụ huynh thấy con thông minh, lanh lợi từ nhỏ thường cho đi học trước để biết trước kiến thức, nhanh chóng thành công. Nhưng PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cho biết, vợ chồng bà không cho con học trước chương trình. Chỉ khi đến khoảng lớp 3, lớp 4, thấy Ngô Bảo Châu giải toán nhanh, họ mới có hướng cho con sau này học chuyên toán. “Bản thân tôi hoàn toàn không ủng hộ phương pháp cho trẻ học kiến thức trước khi vào tiểu học vì như thế là quá sớm và chẳng khác nào “thúc quả chín ép”. Có thể với cách làm như thế, nhiều em sẽ biết trước một số thứ so với các bạn đồng trang lứa nhưng sự học không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình phấn đấu lâu dài. Nền tảng vẫn là cái quan trọng nhất nên đừng nóng vội rồi vô tình làm hỏng cả tương lai sau này của con em mình. Hơn nữa với cách làm như thế, chúng ta đã và đang đánh cắp đi sự hồn nhiên, vô tư mà đáng ra trẻ phải được hưởng. Ví dụ ở bậc tiểu học, giai đoạn này chủ yếu trẻ chỉ cần biết đọc, biết viết, cộng trừ nhân chia đơn giản thôi. Không cần thiết phải bắt học sinh cấp 1 học thêm, làm thêm bài tập về nhà, chỉ cần tập trung học hiệu quả trên lớp là đủ”, bà chia sẻ.

Tiếp nối truyền thống giáo dục của gia đình, GS Ngô Bảo Châu cũng áp dụng nhiều phương pháp dạy con học được từ bố mẹ. Tuy nhiên với cuộc sống ở nước ngoài và những thay đổi tư duy theo hướng hiện đại, anh cũng có những bí quyết riêng để các con có sự phát triển tối ưu nhất.

(còn nữa…)

 

Theo http://giadinh.net.vn/

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Gia đình Đại sứ Mỹ thả cá chép ở Hồ Tây
MS 02: New York Đón Tết Tình Yêu 2015

Related Articles

Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022

Dante Luong
17/05/202217/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ Chủ tịch Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chuyến thăm Hoa Kỳ Đoàn Thị Minh Phượng Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C

Phương Uyên
17/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống
  • Quy trình phỏng vấn xin việc tại Amazon

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

February 2015
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
232425262728  
« Jan   Mar »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes