• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • March
  • 26
  • Kỳ 2: Thực phẩm biến đổi gen mang lại những gì?

Kỳ 2: Thực phẩm biến đổi gen mang lại những gì?

Hoa Hoang
26/03/201526/03/2015 No Comments

Hoàng Khánh Hòa

Câu hỏi đặt ra là liệu có đáng phải dùng công nghiệp GMO trong việc tạo ra thực phẩm hàng ngày với những rủi ro chưa biết. Và rằng, lợi ích mà GMO mang lại cho những người nông dân, người tiêu dùng và nông nghiệp là gì, và những lợi ích này có lớn hơn các phí tổn và rủi ro mà chúng mang lại hay không?

Đối với người nông dân

biến đổi gen, Mỹ, người tiêu dùng, lợi ích, an toàn, cây trồng, giống ngô
Thuốc trừ sâu Roundup Ready, loại thuốc trừ sâu phổ biến ở Mỹ.

Một trong những lợi ích từ GMO mà các công ty CNSH thường nhấn mạnh đó là giúp nông dân giảm được lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thậm chí không cần phải làm luống tốn thời gian. Đấy là chưa kể đến việc tăng sản lượng sẽ giúp nông dân có thu nhập cao hơn dù phải mua hạt giống hàng năm.

Những năm đầu trồng GMO có lẽ khá là thuận lợi đối với đa số nông dân Mỹ. Sản lượng tăng cao khiến họ phấn chấn và mở rộng diện tích trồng GMO nhanh chóng. Từ năm 1996 đến nay có hơn 50 loại cây trồng biến đổi gen đã được chấp nhận thương mại hóa tại Mỹ. Phổ biến nhất gồm có ngô, đậu tương, bông, cây hạt cải dầu (canola) và cỏ alfalfa. Theo báo cáo gần đây (tháng 2/2014) của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ngô, đậu tương và bông là ba loại cây chiếm hơn 90% diện tích cây trồng GMO hiện nay.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, USDA kết luận rằng các cây trồng biến đổi gen nhìn chung không đem lại sản lượng cao hơn so với cây trồng thông thường sau hơn 15 năm phát triển. Hơn nữa, mức độ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ xem ra chỉ giảm trong thời gian đầu áp dụng, nhưng sau đó tăng cao do hiện tượng côn trùng và cỏ dại kháng thuốc.

Đây là hệ quả của một nền nông nghiệp độc canh và phụ thuộc chủ yếu vào một loại thuốc trừ sâu là Roundup Ready. Để đối phó với hiện tượng này, cách nhanh nhất mà nông dân Mỹ đang áp dụng là tăng liều lượng sử dụng thuốc, thậm chí xịt thuốc trừ sâu lên hạt trước khi trồng. Mức độ sử dụng glyphosate (thành phần chính của Roundup Ready) tăng gấp 12 lần kể từ năm 1996 và một loạt các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ khác cũng tăng theo.

Gần đây người ta đã phát hiện ra ngô trồng ở Iowa có liều lượng clothianidin cao gấp đôi giữa năm 2011-2013, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới các động vật hoang dã trong vùng.

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Minnesota và Iowa cũng phát hiện ra rằng cây trồng biến đổi gen là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm sinh sản ở loài bướm nổi tiếng Monarch – mệnh danh là vua của các loài bướm. Loài bướm này không chỉ đẹp mà còn nổi tiếng bởi chuyến di trú tránh rét hàng nghìn dặm qua bốn thế hệ – từ Mỹ hoặc Canada xuống Mexico và thêm bốn thế hệ nữa để quay trở lại. Số trứng của loài bướm này giảm 81% giữa năm 1999-2000 tại vùng Trung Tây – vùng sản xuất nông nghiệp chính của nước Mỹ.

biến đổi gen, Mỹ, người tiêu dùng, lợi ích, an toàn, cây trồng, giống ngô
Siêu cỏ mọc tại một cánh đồng bang Iowa

Giải pháp mà các công ty giống GMO như Monsanto đưa ra để giải quyết siêu cỏ-siêu côn trùng là gì? Các công ty tiếp tục nghiên cứu ra các loại giống biến đổi gen có khả năng chống lại các loại thuốc diệt cỏ hạng nặng hơn nữa, trong đó có cả chất 2,4-D là loại thuốc trừ sâu cực độc, là một trong hai hoạt chất chính của chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Điều này có nghĩa là nếu giống ngô hay đậu tương này được thông qua, nông dân Mỹ sẽ xịt một loại thuốc trừ sâu-diệt cỏ mới độc hại hơn glyphosate với hi vọng trị được tình trạng siêu cỏ dại và siêu côn trùng hiện nay. Người ta gọi các loại cây trồng GMO thế hệ mới này là “cây chất độc da cam” có lẽ cũng không sai chút nào.

Tương lai nào cho nông dân Mỹ khi mà họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty cung cấp giống lẫn cung cấp giải pháp cho vấn đề trừ sâu-diệt cỏ?

Các nhà khoa học từ lâu đã nhìn thấy nguy cơ về siêu cỏ-siêu côn trùng và cho rằng giải pháp không nằm ở những lời hứa hẹn từ các công ty CNSH vì sâu cỏ sẽ tiếp tục kháng lại loại thuốc mới. Đấy là một cái vòng luẩn quẩn cho người nông dân và hệ thống nông nghiệp nói chung, chưa tính đến các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người khi mà nông dân ngày càng lạm dụng thuốc trừ sâu và các công ty thì sáng chế ra các loại thuốc trừ sâu mới độc hại hơn.

Đối với người tiêu dùng

Nhiều người cho rằng người tiêu dùng ở Mỹ được lợi từ thực phẩm biến đổi gen do giá cả rẻ hơn, nguồn cung dồi dào hơn. Các nhà sản xuất GMO liên tục tuyên truyền nhấn mạnh rằng thực phẩm biến đổi gen an toàn và giàu dinh dưỡng như các thực phẩm cùng loại, vì thế không cần dán nhãn cho người tiêu dùng có thể phân biệt.

Trên thực tế quá trình biến đổi gen tạo ra một sinh vật hoàn toàn mới chưa thể đánh giá đầy đủ về độ “an toàn và dinh dưỡng” cho đến hiện tại nhưng đã gián tiếp tạo ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe người tiêu dùng.

biến đổi gen, Mỹ, người tiêu dùng, lợi ích, an toàn, cây trồng, giống ngô
70% thực phẩm chế biến tại Mỹ có chứa GMO.

Hiện nay ở Mỹ thực phẩm GMO phổ biến đến mức người ta tính rằngkhoảng 70% thực phẩm chế biến có chứa GMO, trong đó các sản phẩm từ ngô là phổ biến nhất. Giáo sư Michael Pollan, Đại học Berkeley, tính rằng khoảng một phần ba các sản phẩm trong siêu thị là có “dính dáng” đến ngô – từ đường hóa học (HFCS) cho đến dầu ăn, keo dán, xà phòng, mỹ phẩm…

Do giá rẻ nên HFCS được sử dụng rộng rãi thay thế cho đường mía trong ngành công nghiệp thực phẩm của Mỹ và là nguyên nhân chính gây ra vấn nạn béo phì ở Mỹ.

Dự tính là cho đến năm 2030, khoảng gần một nửa dân số Mỹ sẽ bị béo phì còn hiện tại đã là một phần ba. Coca Cola và Pepsi đã thay đường bằng HFCS trong các sản phẩm của mình từ năm 1984. Tính trung bình cho đến nay thì một người Mỹ tiêu thụ khoảng 24 kg HFCS mỗi năm, chiếm khoảng một phần ba lượng tiêu thụ đường nói chung (bao gồm đường mía và đường làm từ ngô như HFCS).

Các nghiên cứu đã cho thấy HFCS, mặc dù cũng là chất tạo ngọt, trên thực tế độc hại hơn đường thông thường và tăng nguy cơ gây béo phì. Ví dụ một nghiên cứu trên chuột của GS Hoebel, Đại học Princeton, cho thấy nếu cho chuột uống HFCS ở mức thấp hơn cả lượng HFCS có trong nước ngọt thì tất cả chúng đều bị béo phì. Trong khi nếu cho chúng ăn khẩu phần ăn có nhiều chất béo thì không phải chú chuột nào cũng tăng cân .

Cũng do giá rẻ nên ngô và đậu tương biến đổi gen được các đại công ty sản xuất thịt ở Mỹ như Tyson hay Cargill sử dụng làm nguồn thức ăn gia súc chính cho các “nhà máy” chăn nuôi công nghiệp. Gia súc ăn nhiều hai loại thực phẩm này thường bị ốm do dạ dày của chúng vốn sinh ra để ăn cỏ chứ không phải ăn tuyền một loại ngũ cốc như ngô, cộng với tình trạng nhồi nhét trong các nhà máy khiến người ta phải tiêm chất kháng sinh cho chúng với cường độ ngày càng tăng.

Lượng kháng sinh mà ngành chăn nuôi Mỹ sử dụng hàng năm chiếm hơn 80% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ trong nước – một con số không khỏi khiến chúng ta kinh ngạc. Việc lạm dụng chất kháng sinh như vậy là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở người. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) ở Mỹ có khoảng hai triệu người ốm và 20,000 người chết do kháng thuốc mỗi năm.

Theo Vietnamnet

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

10 trường đại học hàng đầu tại California
Cô gái có biệt tài vẽ tranh xuyên thấu cơ thể

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”
  • NƯỚC MỸ….. TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
  • 7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN VƯỢT QUA RÀO CẢN NGÔN NGỮ KHI DU HỌC
  • Ionah Hằng Nguyễn: Cô gái Hà Nội với “giấc mơ Việt” trên đất Mỹ

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

March 2015
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  
« Feb   Apr »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes