• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • April
  • 9
  • Hiệu Minh – Bữa trưa với một người Thụy Sỹ

Hiệu Minh – Bữa trưa với một người Thụy Sỹ

Hoa Hoang
09/04/2015 No Comments

Ông Samuel Wealty. Ảnh: Hiệu Minh.

Trong các cuộc gặp “còm sỹ hang Cua”, lần này mình gặp một vị khách đặc biệt, chưa đọc blog và không biết tiếng Việt. Đó là ông Samuel Waelty, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Hợp tác Thụy sỹ tại Việt Nam.

Lần đi uống bia GoldMalt với anh Ba Tê và mấy “dị nhân Hà thanh”, ông Waelty đi qua làm một vại, nghe kèn saxo. Trao đổi card visit, về nhà mình viết email, thế là hẹn gặp đi ăn trưa (24-3-2015) ở nhà hàng Ấn độ trên phố Thợ Nhuộm.  Thấy ông gật đầu chào với nhiều khách nước ngoài trong giới ngoại giao tại Hà Nội trong nhà hàng, đủ biết các vị hay lui tới đây khá quen nhau.

Đây là lần đầu tiên quen một người Thụy Sỹ, dù ngày xưa (1993-1995) từng làm cho UNHCR có trụ sở tại Genève, hàng tuần tôi vẫn trao đổi dữ liệu của hàng trăm ngàn người hồi hương từ các nước ĐNA.

Nói chuyện với ông Wealty mới biết quốc gia này có những giá trị Thụy Sỹ như tính liên tục, chuyên nghiệp và trung lập, tương tự như giá trị Mỹ về nhân quyền, tự do, dân chủ, nhưng thỉnh thoảng Hoa Kỳ hay vào vai “sen đầm quốc tế”.

Có lẽ như nhiều bạn đọc trong blog, tôi chỉ biết Thụy Sỹ qua sách báo, một quốc gia trung lập, có đồng hồ, dao nhiều lưỡi và ngân hàng có thể gửi tiền của rất an toàn, có hồ Leman thơ mộng và rất giầu, dân số 8,2 triệu người, nằm giữa Pháp và Đức trên diện tích 41 ngàn km2, GDP (PPP) 84 ngàn đô la/người, thuộc hàng cao nhất thế giới cũng như chỉ số phát triển con người (HDI). Dân Thụy Sỹ có thể nói tiếng Pháp, tiếng Đức cũng như tiếng Anh.

Nhờ có vị khách từng ở Việt Nam 3 năm, đi khắp đất nước, tôi biết thêm, Thụy sỹ có chương trình Hợp tác Phát triển trong hơn 50 năm qua. Năm 2012, Quốc hội nước này dành tới 12 tỷ USD cho viện trợ kỹ thuật, tài chính và nhân đạo cho các nước trong giai đoạn 2013-2016 nhằm giảm nghèo và các nguy cơ mang tính toàn cầu.

Hiện nay, Văn phòng Hợp tác của chính phủ Thụy Sỹ đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm hai chương trình Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) thuộc Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Thụy Sỹ. Năm 2012, đầu tư trực tiếp của Thụy Sỹ vào Việt Nam khoảng 2 tỷ USD.

SECO tập trung vào Hợp tác Phát triển Kinh tế như hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng bền vững, chất lượng sống tốt hơn thông qua đóng góp vào chương trình cải cách kinh tế. Trong khi SDC tập trung vào giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát triển công bằng và thúc đẩy quản trị quốc gia dân chủ. NGO Thụy Sỹ cũng hoạt động mạnh trong lĩnh vực phát triển và giúp đỡ nhân đạo.

Ngân sách cho Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016 tăng hơn 50% so với giai đoạn bốn năm trước, từ 80 triệu CHF (82 triệu USD) lên 123 triệu CHF (127 triệu USD), trong đó dự kiến SECO sẽ giải ngân 100 triệu CHF (103 triệu USD) và SDC sẽ giải ngân 23 triệu CHF (gần 24 triệu USD).

Trang bìa của Brochure về VP Hợp tác Thụy Sỹ. Ảnh: chụp từ màn hình.

Ông Samuel Waelty có vẻ hiểu Việt Nam khá rõ. Đi công tác các tỉnh rất nhiều lần từ miền xuôi tới miền ngược, nơi có nhiều người nghèo, sống ở thủ đô một thời gian dài, kể cả trong khu vực ĐNA. Ông biết khá nhiều tập quán của người Việt kể cả lúc họ tham gia giao thông, đọc cả tên của anh Ba Tê là Tri, biết anh là họa sỹ, thường uống bia ở GoldMalt ở đường Ngô Thì Nhậm. Thỉnh thoảng ông gọi tiếp viên trong nhà hàng “Em ơi” nghe rất rõ.

Thấy tôi khen hệ thống ngân hàng Thụy sỹ bảo vệ bí mật cho khách gửi tiền, ông cười, Thụy Sỹ có luật chơi toàn cầu. Nếu là tiền sạch và có nguồn gốc đàng hoàng thì chắc chắn không ai đụng tới. Nhưng nếu đồng tiền kiếm được có vấn đề thì các ngân hàng phải tuân theo luật chung.

Ông không biết, tôi từng có bài viết đăng trên VNN về vấn đề chống tham nhũng, có nhắc đến truyền thống bí mật của các ngân hàng Thụy Sỹ bị lung lay bởi sự hợp tác toàn cầu.

Ngày 12-2-2009, Bộ Tư pháp Thụy sỹ đã phủ nhận số tiền 6 triệu đô la thuộc về sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Duvalier (Haiti) đang được gửi trong tài khoản của một Ngân hàng tại nước này. Tòa án đã ra lệnh trả lại số tiền trên cho đất nước Haiti rất nghèo ở Mỹ Latinh.

François Duvalier (còn gọi là “Papa Doc”) làm Tổng thống Haiti từ 1957 đến 1971. Khi ông ta chết, con trai Jean-Claude Duvalier (còn gọi là “Baby Doc”) lên thay và tiếp tục sự nghiệp của cha là điều hành đất nước trong độc tài, tham nhũng và khủng bố. Khoảng 30 ngàn người đã chết, mất tích và hàng chục vạn người khác phải đi lánh nạn vì bị đàn áp.

Tiếp theo là tài sản của Tổng thống Suharto, Marcos, vừa tham lam vừa độc ác, kể cả người Mỹ trốn thuế, gửi tại ngân hàng Thụy Sỹ cũng bị điều tra.

Tháng 9-2007, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới Robert Zoellick và UNODC (United Nations Office on Drugs and Crime) đã đưa ra sáng kiến Stolen Asset Recovery (StAR) nhằm đấu tranh chống tham nhũng, tìm ra tài sản bị mất để trả lại cho quốc gia bị thiệt hại, kể cả việc lôi ra ánh sáng những kẻ ăn cắp của người nghèo. Các ngân hàng Thụy Sỹ không thể đứng ngoài StAR như người Việt thường nghĩ.

Cuối buổi nói chuyện, tôi ngỏ ý muốn viết vài dòng lên blog. Ông cười, nếu điều đó không ảnh hưởng tới anh (Cua), và nháy mắt, viết blog có bị phiền không. Ông tỏ vẻ thân thiện như người đã quen từ lâu. Rồi còn hẹn, hôm nào ra GoldMalt ở góc đường Ngô Thì Nhậm, làm cốc bia, gặp anh Tri (Ba Tê), nghe một nghệ sỹ thổi kèn saxo và các dị nhân kiệm lời bàn về thời cuộc.

“Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org). 27-03-2015

Post navigation

Học thử và xin học bổng trường nội trú, Mỹ
Người phụ nữ gốc Việt được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành VEF

Related Articles

Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Dante Luong
21/05/202229/05/2022 No Comments

Phụ nữ có đang tự giới hạn bản thân mình?

Khanh Ly
10/03/202210/03/2022 No Comments

Chống ‘Côvy’, du học sinh Việt hoạt động, kết nối nhộn nhịp trên mạng

Phương Uyên
29/01/202229/01/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11
  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2015
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes