Nguyễn Thanh Hải, University of Missouri-Columbia
Hội nghị này là hoạt động thường niên của tổ chức NARST (National Association for Research in Science Education), đây được xem là Hiệp hội lớn nhất của các nhà khoa học và sư phạm về chuyên ngành về Giáo dục Khoa học trên thế giới.
Đây là hội nghị lần thứ 88 của NARST, hội nghị đầu tiên được tổ chức vào năm 1928. Năm nay hội nghị diễn ra trong 4 ngày liên tục, tại khách sạn 5 sao Hyatt Regency Hotel nằm ngay trung tâm của Chicago, thành phố được xem là lớn thứ 3 của Mỹ.
Cảm nhận đầu tiên là choáng ngợp với số lượng người tham dự và quy mô tổ chức hội nghị.
Hội nghị quy tụ hơn 1500 người tham dự đến từ nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu giáo dục trên thế giới. Có nhiều nước châu Á tham dự, nhưng không thấy có đại biểu nào đến từ Việt Nam. Các nước láng giềng tại khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Thái Lan) tham dự rất tích cực ở hội nghị lần này.
Hội nghị có 2 phiên toàn thể (planetary) và 9 phiên theo chủ đề. Có tổng cộng 15 chủ đề tập trung:
- Science Learning: Understanding and Conceptual Change
- Science Learning: Contexts, Characteristics, and Interactions
- Science Teaching-Primary School (Grades preK-6): Characteristics and Strategies
- Science Teaching-Middle and High School (Grades 5-12): Characteristics and Strategies
- College Science Teaching and Learning (Grades 13-20)
- Science Learning in Informal Contexts
- Pre-service Science Teacher Education
- In-service Science Teacher Education
- Reflective Practice
- Curriculum, Evaluation, and Assessment
- Cultural, Social, and Gender Issues
- Educational Technology
- History, Philosophy, and Sociology of Science
- Environmental Education
- Policy
Tham dự hội nghị đòi hỏi sự tập trung cao độ vì chương trình dày đặc. (Năm đầu tiên tham dự bị cuốn theo chương trình, chạy rất mệt).
Mỹ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về Giáo dục Khoa học với số lượng đông đảo các bài báo được công bố và số lượng nhà khoa học đầu ngành.
Tinh thần sáng tạo (creativity) và tiên phong (leading) trong nghiên cứu được thể hiện rất rõ trong các bài thuyết trình và các poster được công bố tại hội nghị. Có những nghiên cứu rất thú vị như sử dụng Facebook làm công cụ dạy và học hóa học, hay sử dụng Google maps để học địa lý, hay dạy tư duy tranh luận khoa học cho học sinh mẫu giáo và tiểu học, hay làm phát triển các apps trên điện thoại giúp học sinh, sinh viên tư duy môn học 3 chiều.
Tiếp xúc và gặp gỡ các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành về giáo dục khoa học trên thế giới giúp xác định tầm nhìn, hướng đi và tính chuyên nghiệp trong nghề nghiệp tương lai rất nhiều.
Các nghiên cứu giáo dục khoa học đi từ những vấn đề rất đơn giản, chẳng như “làm sao hướng dẫn (mentoring) học sinh, sinh viên đam mê làm nghiên cứu khoa học tốt” đến những vấn đề toàn cầu như “xây dựng khung chương trình đào tạo (curriculum) theo tiêu chuẩn giáo dục mới cho các nước đang phát triển”.
Cho dù những vấn đề nghiên cứu giáo dục rất đơn giản, nhưng cách thực hiện lại rất phức tạp và công phu vì phải làm theo phương pháp và chặt chẽ về mặt phân tích dữ liệu.
Ngôn ngữ tiếng Anh vẫn chiếm vị trí độc tôn tại hội nghị, có nhiều đại biểu đến từ các nước không nói tiếng Anh gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển tại nội dung hơn.
Hội nghị năm tiếp theo 2016 sẽ tổ chức tại Baltimore, Maryland, Mỹ. Hy vọng Việt Nam sẽ có người tham dự và đóng góp tiếng nói về vấn đề này.
Bây giờ thì đã dần hiểu tại sao nước Mỹ là mảnh đất giúp phát triển nhiều nhà khoa học đầu ngành cho thế giới.
Thế nhưng nước Mỹ chưa hài lòng ở đó, bởi vì mục tiêu hướng tới của NARST là phải là nâng cao hiểu biết và nhận thức về khoa học (science literacy) trong mọi người dân, đó mới là cái đích cuối cùng.
Vài dòng ghi vắn tắt tại hội nghị.
Chicago, 13/4/2015
Nguyễn Thanh Hải