• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • April
  • 28
  • Muôn Kiểu Nỗi Khổ Của Sinh Viên Mới Ra Trường

Muôn Kiểu Nỗi Khổ Của Sinh Viên Mới Ra Trường

Luyen Nguyen
28/04/2015 No Comments

Thời đi học ai cũng mong ra trường thật nhanh để tận hưởng cuộc sống. Nhưng viễn cảnh khi ra trường thường không “màu hồng” diễn ra với đại đa số cử nhân.

Dưới đây là những nỗi khổ muôn đời của sinh viên mới ra trường:

1. Lương bèo bọt

Bất kể bạn có thành tích học tập tốt đến đâu, mới ra trường bạn cũng phải chấp nhận đi làm với mức lương chẳng đủ tiền ăn uống, xăng xe, điện thoại. Nếu ai mà chưa có “gấu” thì cũng xác định luôn là ế dài dài vì việc mời người ấy đi ăn một bữa thôi cũng là điều xa xỉ.

Lí do cho việc lương thấp, đơn giản thôi: Mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm. Nhiều khi phải chấp nhận đi làm không công để lấy kinh nghiệm.

2. Nguy cơ thất nghiệp cao

Giờ câu cửa miệng của các sinh viên năm 4 là: “Sắp bị thất nghiệp rồi”. Phải công nhận sinh viên bây giờ có óc phán đoán thật. Quả đúng là ra trường sẽ bị thất nghiệp đấy. Nếu không phải là không có việc gì để làm thì cũng là có – quá – nhiều – việc để làm. Nhưng rất tiếc là chẳng có việc gì phù hợp đam mê sở thích hay chuyên môn được đào tạo cả.

3. Hoang mang vì không làm được việc

Thật may mắn cho những ai xin được việc trong thời buổi người người nhà nhà thất nghiệp như thế này. Nhưng mà khoan đã, hình như là công việc này bạn chưa từng được học hay làm thử ở trường. Bạn loay hoay, bạn đổ mồ hôi sôi năng lượng cày quật lại từ đầu. Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản, sẽ có lúc bạn tự ti và chán ngán công việc vô cùng bởi bạn không thể làm tốt nó. Thôi thì cũng đành thừa nhận là giáo dục lý thuyết suông trong nhà trường đã một phần khiến cho bạn khá là vô dụng khi mới đi làm.

4. Dễ bị bóc lột, lừa đảo

Về khoản bị bóc lột và lừa đảo thì sinh viên mới ra trường có bề dày kinh nghiệm không ai bằng. Một trong những lí do sinh viên ra trường dễ bị bóc lột và lừa đảo đấy là sự nhẹ dạ cả tin quá. Anh chủ mặt có gian gian tí nhưng nói mấy câu ngon ngọt kiểu như: “Em mới ra trường, hãy cống hiến, hãy biết cho đi để được nhận lại”, thế là xiêu lòng, “cho đi tất cả những gì em có và mất hoàn toàn những gì em cho”.

Lời khuyên đơn giản đó là hãy thường xuyên nói chuyện với các anh chị đi trước để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Bạn phải biết chút ít về Luật lao động và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp thì mới có thể bảo vệ quyền lợi của mình được.

5. Ấm ức cảnh vùi dập tài năng

Bạn là thủ khoa ư? Bạn là cán bộ Đoàn xuất sắc ư? Bạn có là ngôi sao sáng trên bầu trời đêm thì cũng chỉ là một cô cậu sinh viên mới ra trường thôi. Khi đi làm, kinh nghiệm và số năm công tác mới là tiêu chí chuẩn mực của năng lực. Nếu bạn háo hức muốn sáng kiến, cách tân thì hãy lựa lựa môi trường mà thể hiện nhé… không là thành nạn nhân thiểu năng nơi công sở đấy.

6. Stress là chuyện thường

Có một điều rất đặc biệt, đấy là kể từ khi ra trường, trên suốt hành trình khẳng định bản thân của mình bạn đã có thêm một người bạn đồng hành mang tên “Stress”. “Stress” luôn bên bạn dù bạn ở bất cứ nơi đâu: lúc đi phỏng vấn hoài năm bảy chỗ, lúc lang thang trên đường sau 2 tuần thử việc đã tự động xin ra, lúc khóc lóc trong nhà vệ sinh vì anh sếp mắng, lúc tự kỷ ngồi một mình trong phòng làm việc lúc 10h đêm,…Tóm lại, stress là chuyện thường. Sinh viên mới ra trường chưa có sức đề kháng với áp lực của cuộc sống đâu nên dễ tổn thương yếu đuối vụn vỡ lắm.

7. Không có nhiều mối quan hệ

Ngoài bố mẹ anh chị em họ hàng ra thì hình như chúng ta cũng chỉ biết mặt thêm mấy người hàng xóm. Đến một nơi xa hoắc làm việc, chả ai thân quen để mà nhờ vả bấu víu. Quan trọng hơn là trong công việc, không có mối quan hệ trong ngành sẽ rất khó để chúng ta được việc. Làm việc này không có chị A giúp, làm việc kia không có anh B đỡ. Thân cô thế cô, cảm nhận sự cô lập và cô độc thẩm thấu dần vào người.

8. Thiếu thốn tình đồng chí

Đã không có bạn mới lại mất đám bạn cũ. Hồi xưa thân nhau như thế, có mỗi một gái xinh đẹp cũng phải giành giật của nhau, thế mà từ hồi ra trường bặt vô âm tín. Đứa lên núi, đứa xuống biển, còn đồng bằng đất chật người đông mà chả thấy một mống chiến hữu nào. Ra trường thì mải kiếm tiền lo kế sinh nhai mà. Chẳng những buồn khổ mà còn thấy tủi thân trách đời.

9. Mất kiểm soát phương hướng

Sợ nhất là những lúc cảm thấy mất kiểm soát vô phương lạc hướng. Mới ra trường có quá nhiều lối đi mà lại không biết đi đâu, đi chỗ này có khi lại tiếc tại sao mình không đi chỗ kia. Đây là thời điểm gõ cửa sự trưởng thành mà cũng day dứt lưu luyến tuổi thơ. Bơ vơ giữa những giá trị đảo lộn của thực tế dễ khiến sinh viên mới ra trường tuột mất bản ngã của chính mình.

Tóm lại, không sao kể hết được nỗi khổ của những tân cử nhân. 1, 2,  năm… và có thể 7, 8 năm bạn mới có thể tìm được công việc mà mình cảm thấy hài lòng, thấy mình dần “ổn định” trong một quỹ đạo… Điều quan trọng, hãy kiên trì, bước từng bước và thành công chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.

 

Theo Ybox

Xem bài gốc tại đây

Post navigation

Xử Lý Câu Hỏi Phỏng Vấn: “Bạn Nghĩ Mình Đáng Giá Bao Nhiêu?”
Chàng trai thạo 9 ngoại ngữ chia sẻ cách học

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • HỘI TNSVVN TẠI CALIFORNIA CHÍNH THỨC ĐĂNG CAI TỔ CHỨC VÒNG TAY NƯỚC MỸ 11
  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2015
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes