Một kỳ nghỉ không giới hạn là cách tốt để khuyến khích nhân viên tạo ra những bứt phá, từ đó có thể tăng cường sản lượng công việc của họ.
Một số lượng nhỏ (nhưng ngày càng tăng) các công ty Mỹ đang cung cấp cho nhân viên khoản phúc lợi này như Zynga, Groupon, Evernot, SurveyMonkey… Nhân viên được khuyến khích dành nhiều thời gian nghỉ ngơi mong muốn với lý do hợp lý.
Các công ty cho rằng việc này sẽ thu hút được những người có động lực làm việc, giúp nhân viên cân bằng tốt công việc với cuộc sống cá nhân, từ đó đạt năng suất cao hơn.
Thế nhưng chính sách này liệu có hoàn toàn có lợi và nếu công ty của bạn đang có ý định thực hiện thì cần xem xét đến những điều gì?
Sau đây là phân tích của Elliott và Luis Rodriguez – Giám đốc nhân sự và Chuyên viên của trang tuyển dụng TheLadders (nơi cung cấp kỳ nghỉ không giới hạn cho nhân viên) về những ưu và khuyết điểm của chính sách này.
Ưu điểm
1. Nhân viên được nạp lại năng lượng
Chính sách kỳ nghỉ không giới hạn cho phép nhân viên sắp xếp kỳ nghỉ dài 1 hoặc 2 tuần mà có thể không theo chính sách truyền thống của công ty.
Việc cho phép nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn là điều quan trọng với cả chính họ cũng như nhà tuyển dụng bởi nhiều nghiên cứu cho thấy bạn càng làm nhiều công việc, năng suất của bạn càng sụt giảm.
“Chúng tôi yêu cầu mọi người làm việc siêu chăm chỉ và chúng tôi cũng cung cấp cho họ khả năng để dành được nhiều thời gian nghỉ ngơi như họ muốn,” Rodriguez nói.
2. Nhân viên nhận được sự tin tưởng và linh hoạt
Bởi vì kỳ nghỉ không giới hạn dựa trên những lý do hợp lý mà nhân viên đưa ra với công ty, chính sách mở rộng này cho thấy mức độ tin tưởng của công ty vào họ. Điều đó rất có ý nghĩa với người lao động. “Các nhân viên đánh giá cao sự tin tưởng và sự linh hoạt mà họ đang nhận được”, Elliott cho biết.
Ông nói thêm, những nhân viên trong những tổ chức có hiệu quả công việc cao đáp lại sự tin tưởng bằng cách cẩn thận lên kế hoạch họ sẽ nghỉ ngơi ra sao để công việc vẫn hoàn thành cũng như quay trở lại như thế nào. Họ đánh giá tiến trình của các dự án và khi họ có những khoảng trống trong công việc thì sẽ có xu hướng yêu cầu nghỉ trong thời gian đó.
3. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng chính sách này cho tuyển dụng
Từ góc nhìn công ty, Rodriguez cho biết chính sách kỳ nghỉ không giới hạn là một “công cụ thu hút nhân tài”. Chính sách phúc lợi này cực kỳ hấp dẫn để tuyển những ứng viên tiềm năng cũng như giúp TheLadders trở thành công ty săn nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu.
Nhược điểm
1. Khó thực hiện một cách công bằng
Điểm đáng ngại lớn nhất với chính sách kỳ nghỉ không giới hạn theo Elliott chính là đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều có cơ hội bình đẳng với việc nghỉ ngơi này. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc quản lý.
Vấn đề rõ ràng là mọi người đều không thể cùng rời khỏi công ty một lúc. Các công ty thực hiện chính sách này phải có những nhà quản lý cực giỏi, người có thể sắp xếp một lịch trình kỳ nghỉ đảm bảo công bằng cho tất cả nhân viên cũng như hiệu quả cho doanh nghiệp.
2. Những nhân viên ban đầu có thể dùng ít kỳ nghỉ
Một vấn đề lớn khác với chính sách này là nhiều nhân viên không tận dụng lợi thế của nó. Matthew Yglesias của tạp chí Slate từng phản biện lại chính sách này rằng thực tế nhiều công ty chưa thực hiện những kỳ nghỉ không giới hạn bởi họ nghĩ rằng nhân viên của mình sẽ không dùng hết từng đó thời gian.
Ngoài ra với phần lớn nhân viên, họ có thể dễ dàng nghi ngại với các nguồn lực dường như không giới hạn. Với kỳ nghỉ không giới hạn, nhiều người không quyết định để tận dụng lợi thế bởi vì quá khó để tìm ra đánh giá kết quả phải thực hiện.
3. Chính sách này là không khả thi với một số loại công việc
Elliott nói rằng kỳ nghỉ không giới hạn là phổ biến nhất ở Silicon Valley và phù hợp với các công ty nhỏ với các nền văn hóa ưu tiên kết quả. Ông nghĩ rằng với những công ty sử dụng nhiều lao động như các công ty sản xuất hoặc hoặc tổ chức bán hàng sẽ khó khăn hơn nhiều khi thực hiện mô hình phúc lợi này.
Vấn đề này cũng tương tự với những nhà tuyển dụng có tỷ lệ người lao động được trả lương theo giờ cao cũng như các công ty dịch vụ có các trung tâm chăm sóc khách hàng phải trực 24/7.
Theo Doanh nhân Sài Gòn,
Xem bài gốc tại đây.