Những thư viện mang đậm chất hoàng gia quý tộc, rộng lớn, xa hoa đến những thư viện bình dị gần gũi với mọi người hay thu nhỏ chỉ bằng chiếc tổ chim.
Thư viện khối Rubik
Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hàn Quốc, Eun Young Yi, thư viện thành phố Stuttgart, Đức trông hệt một khối Rubik đa màu sắc. Nhưng khi bước vào trong, bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự đơn giản của nó. Đây là một trong những thư viện hiện đại nhất thế giới, với diện tích 3201 m2 và tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 79 triệu Bảng Anh. Thư viện chính thức mở cửa ngày 21/10/2011.
Điểm nhấn của siêu thư viện này chính là các cầu thang bộ và 09 tầng đa sắc màu trông như khối Rubik.
Các cầu thang bộ được kiến trúc sư Eun Young Yi thiết kế với độ dốc là 45 độ và bố trí cân xứng với nhau.
Thư viện “khủng” này tưởng như chỉ có 09 tầng nhưng thực tế nó có đến 11 tầng tất cả gồm 09 tầng phía trên và 02 tầng hầm dưới mặt đất.
Thư viện tổ chim
Theo cuốn “Những thư viện kỳ lạ”, nhà báo Alex Johnson đã thực hiện dự án đọc sách miễn phí đặt tại các bốt điện thoại, nhà chờ có mái che và sân bay. Thư viện có hình dạng tổ chim là một trong số hàng nghìn “Tủ sách nhỏ miễn phí” được thành lập từ năm 2009. Thư viện này được dán chữ “Little Free Library” với nguyên tắc “Take a book, leave a book” (Lấy một quyển sách, để lại một quyển sách). Thư viện siêu nhỏ này có thể chứa được 10-15 quyển sách, bất cứ ai cũng có thể được lấy sách mang về nhà, đặc biệt là bạn không cần có thẻ hay phải theo một nội quy bắt buộc nào khác.
Thư viện tổ chim.
Take a Book, return a Book.
Tuy nhiên, dù không ai giám sát các độc giả của thư viện tí hon, nhưng tại những tủ sách nhỏ xinh này luôn đầy ắp các loại sách vì nhiều người đã tự nguyện đóng góp thêm vào thư viện. Bạn có thể tìm thấy những thư viện tổ chim này ở ít nhất 24 bang trên khắp nước Mỹ và 08 quốc gia khác từ châu Âu cho đến châu Phi. Thật là ý tưởng tuyệt cú mèo cho các teen mọt sách nhà ta phải không? Hãy cùng chờ đợi những thư viện “nhỏ nhưng có võ” này xuất hiện tại Việt Nam nhé!
Thư viện Vasconcelos (Mexico)
Bước vào thư viện Vasconcelos bạn như bước vào một ma trận, vì nó rộng khoảng 409.000 dặm vuông, giống như quái vật khổng lồ trong bộ phim “Godzilla” cổ điển. Vasconcelos quả là thiên đường của những người mê đọc sách. Alberto Kalah, người thiết kế toà nhà sau khi đoạt giải thưởng cuộc thi Kiến trúc sư đầu tiên của Mexico trong hơn một thế kỷ, đã tạo ra không gian hoành tráng này, lấy cảm hứng từ giấc mơ ma trận.
Trong thư viện, có những kệ đựng sách bằng tinh thể pha lê treo lơ lửng trong không khí, những vật dụng bằng thép công nghệ cao cùng với năm mặt lưới có màu xanh ngọc và mặt sàn kính thủy tinh. Quan sát từ trên cao xuống 500.000 mẫu vật của thư viện, bạn có thể hình dung đến một cái sân lộ thiên với những bộ xương cá voi khổng lồ lơ lửng trên trần nhà. Tất nhiên toàn bộ thư viện được bao quanh bởi một khu vườn thực vật rộng lớn.
Thư viện vườn Levinski (Israel)
Thư viện này phục vụ cho những người tị nạn và lao động nhập cư tại Israel. Nó là một phương tiện ngoài trời có những quyển sách của mười lăm ngôn ngữ, tọa lạc tại công viên Tel Aviv, nơi có nhiều dân nhập cư. Thư viện không có tường, cửa hoặc nhân viên bảo vệ. Nó có hai kệ sách phát sáng một cái dành cho người lớn và một cái ngắn hơn dành cho trẻ em, được chiếu sáng suốt đêm.
Thư viện còn có một mái che rộng để bảo vệ những cuốn sách khỏi ảnh hưởng của thời tiết và che cho các du khách trong khi đọc lướt khoảng 3.500 cuốn sách. Những cuốn sách thuộc loại đắt khách từ các Tiểu thuyết Đồ họa cho đến Văn học Cổ điển, được sắp xếp không theo tên tác giả, giới tính hoặc hệ thống thập phân, nhưng bằng những cảm xúc của người tổ chức.
Mỗi cuốn sách mang lại cho người đọc những cảm xúc vui vẻ, kỳ lạ, phấn khích, hứng thú lẫn tình cảm chứa chan. Mỗi cảm xúc là một màu sắc được mã hóa và phản ứng của mỗi người đọc được thường xuyên ghi nhận lại dưới hình thức một băng ghi âm có màu sắc, phản ánh phản ứng gần đây nhất của họ với cuốn sách. Chủ nhân của thư viện giải thích: “Những cuốn sách giữa các kệ sách đưa người đọc vào một thế giới sách đầy màu sắc thú vị nhất. Chúng mang lại cho họ những cảm xúc lịch sử.”
Thư viện nổi Epos (Na Uy)
Hàng năm, thư viện nổi Epos phục vụ hơn 250 cộng đồng nhỏ trên các hòn đảo thuộc vịnh Na Uy vào tháng Tư và Chín. Trên tàu có 6.000 cuốn sách, một thuyền trưởng, một người nấu bếp, hai thủ thư và một hoặc hai người làm trò giúp vui. Vào mùa hè, thư viện nổi biến thành một chiếc phà du lịch. Dịch vụ này có từ năm 1959 và được tổ chức thu tiền vé vào thư viện tại ba tỉnh khi đến phục vụ.
Thư viện Sandro Penna (Ý)
Thành phố Perugia có những đài phun nước lịch sử, mái vòm cổ điển và nơi tựa như thánh đường này mọc lên một thư viện hình đĩa màu hồng phục vụ những cư dân trong thành phố. Nó trông giống một đĩa bay của người ngoài hành tinh. Thư viện công cộng Sandro Penna lấy tên của nhà thơ Sandro Penna, từ năm 2004. Những bức tường kính của thư viện toàn màu hồng để hấp thu ánh sáng mặt trời vào ban ngày và phát ra ánh sáng màu hồng vào ban đêm. Kiến trúc sư Italo Rota đã thiết kế thư viện có hình đĩa ba tầng giống như chiếc đĩa bay.
Thư viện hộp bánh
Người Nhật vốn được cả thế giới ca ngợi về đức tính cần cù, chăm chỉ và đặc biệt là sáng tạo trong lao động. Thư viện Kanazawa Umimirai là sự minh chứng cho điều đó. Đây là công trình thư viện đồ sộ bậc nhất tại xứ sở hoa Anh Đào được đặt tại thành phố Kanazawa với tổng diện tích 231.191 m2. Nó được thiết kế bởi cặp đôi kiến trúc sư tài năng Kazumi KuDo – Hiroshi Horiba và khánh thành chính thức năm 2011. Không lâu sau đó, thư viện này trở thành biểu tượng của thành phố Kanazawa.
Thư viện Kanazawa Umimirai được gọi bằng cái tên rất thú vị là “Hộp bánh”. Mục đích của thư viện không chỉ đơn thuần để học sinh, sinh viên trong thành phố đến đọc sách trong bầu không gian dễ chịu thoải mái mà còn khuyến khích tinh thần hiếu học. Sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực đọc sách và giảng đường, khu giải trí khiến cho “Hộp bánh” trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt cộng đồng lớn nhất thành phố, hầu như ai ai cũng biết đến thư viện nổi tiếng này.
Thư viện tái chế từ xe
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sách Thế giới (World Book Day) 5/3, 7UP đã hợp tác với Raul Lemesoff, một nghệ sỹ đến từ Buenos Aires, Argentina chế tạo ra một loại thư viện di động đi khắp đất nước trong hình dạng của một chiếc xe tăng.
Thư viện treo
Độc giả, hay du khách tham quan có thể lựa chọn một cuốn sách trên cây để đọc bất kỳ lúc nào khi họ thích. Thư viện treo này nằm trong dự án nghệ thuật nhưng sau đó nó mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích đọc sách của người dân.
Thư viện Seikei (Nhật Bản)
Thư viện Đại học Seikei của Nhật Bản được thiết kế bằng vỏ cách âm tuyệt đối nhằm khuyến khích các cuộc thảo luận của học sinh. Mở cửa từ năm 2013, thư viện còn kết hợp các vườn thảo mộc, phòng trưng bày nghệ thuật và một trung tâm y tế.
Thư viện Luckenwalde (Đức)
Tại Luckenwalde phía đông nước Đức, người ta biến một nhà ga cũ nát thành một thư viện công cộng của thành phố. Thiết kế do công ty kiến trúc Karo hoàn thành với khoảng 20.000 cuốn sách, mở cửa 24/24, hoạt động trên sự tự giác, trung thực của người dân.
Thư viện Donkey
Ở những vùng xa mạc hẻo lánh như Mông Cổ, họ vận chuyển những cuốn sách trên lưng lạc đà cho trẻ em và biến nó thành một thư viện độc đáo. Những thư viện tương tự như này có thể nhìn thấy ở Zimbabwe, Ethiopia và Colombia, hay ở Lào, người ta tạo ra một thư viện trên lưng voi.
Thư viện Nhân dân
Thư viện Nhân dân được thành lập từ cuộc biểu tình Occupy ở New York năm 2011. Nó giống như một túp lều nhưng có thể chứa khoảng 5.500 cuốn sách.
Thư viện tại nhà
Hiếm có chiếc thư viện nào tại nhà độc đáo như thế này. Nhà thiết kế nội thất Sallie Trout tại Texas sáng tạo chiếc thư viện này gồm 03 tầng, cao 12m, có nguồn cung cấp ánh sáng sáng tạo.
Theo Trí Thức Trẻ
Xem bài gốc tại đây