Không cần thiết, cũng không vô dụng đó là những gì tôi nghĩ đến đến khi ai đó nói với tôi về “Bằng Đại học”. Có vẻ hơi mâu thuẫn trong câu nói này và đã có ai đó cũng từng ngạc nhiên và tò mò khi nghe tôi nói như vậy. Nhưng mà đời là vô số chuỗi mâu thuẫn tôi không tin có trên đời này có gì là tuyệt đối cả.
Không cần thiết, cũng không vô dụng đó là những gì tôi nghĩ đến đến khi ai đó nói với tôi về “Bằng Đại học”. Có vẻ hơi mâu thuẫn trong câu nói này và đã có ai đó cũng từng ngạc nhiên và tò mò khi nghe tôi nói như vậy. Nhưng mà đời là vô số chuỗi mâu thuẫn tôi không tin có trên đời này có gì là tuyệt đối cả.
Thật ra thì tôi chưa cầm được tấm bằng Đại học, cũng chưa đi làm việc cho một công ty nào để biết người ta có quan trọng tấm bằng Đại học hay không, tôi chỉ là một cô sinh viên chuẩn bị vào năm nhất của một trường Đại học dân lập. Trước giờ, những gì tôi biết được đều thông qua lời kể của người khác, trong số đó cũng có người giống như tôi cũng chỉ biết được qua lời kể của người khác. Tôi cũng nghe được từ họ nhiều quan điểm khác nhau. Người thì cho là tấm bằng Đại học ( nói chính xác là Đại học công lập) sẽ dễ xin việc làm hơn, lương cao hơn hay được đánh giá tốt hơn,… cũng nhiều trường phái cho rằng nó không hề quan trọng và không cần thiết, bằng Đại học của Việt Nam không làm được gì, một số khác lại quan điểm bằng nào cũng được, miễn là có năng lực và nổ lực thì bạn sẽ thành công. Thiệt ra tôi đồng ý với ý kiến cuối cùng này nhất.
Đối với tôi: “Đại học là một công thức nhiều người làm theo, nhưng không phải là một định lý”. Tức nghĩa là bạn có quyền lựa chọn một con đường khác, theo cách riêng của bạn, bạn cảm thấy nó tốt cho tương lại của bạn thì bạn chọn. Biết bao triệu phú, tỉ phú, thiên tài thế giới, ảnh hưởng đến cả một nền văn minh nhân loại họ cũng chẳng hô hào về tấm bằng Đại học của mình, đơn giản vì họ không có, và họ cũng chẳng cần phải có. Nhiều người không cần tấm bằng Kinh doanh, vẫn mở ra vô số những cửa hàng danh tiếng với mất doanh thu khổng lồ. Thậm chí khi người ta “tôn sùng” tấm bằng Đại học công lập, thì ở ngoài xã hội vô số những người cầm tấm bằng Dân lập hay Cao đẳng vẫn có thể kiếm được công việc ổn định, lương cao. Thậm chí, những nhà tuyển dụng cũng chẳng cần biết bạn học trường nào, có bằng không, họ chỉ quan tâm năng lực bạn đến đâu mà thôi… Và vô vàng những ví dụ khác mà tôi có thể kết luận “Tấm bằng Đại học” không cần thiết.
Vậy nó không cần thiết, tại sao tôi lại nói ra nó không vô dụng? Thật sự như vậy. Giới trẻ bây giờ đa phần bắt đầu hình thành tư tưởng: “Bằng Đại học” không quan trọng, là mình sẽ đi theo con đường của mình, không theo quy cũ. Thế nên họ hình thành tư tưởng không chịu học, dựa vào may rủi, chờ đợi cơ hội đến với mình. Có một sự thật tàn nhẫn là không phải ai cũng là thiên tài, không phải ai cũng có thể may mắn để thành triệu phú, tổng thống hay nhà bác học đại tài,… Đó là tôi nói thật. Nếu những người không chịu cố gắng, tệ hơn là chẳng có năng lực, vì sự thất bại của mình mà lôi lí do “Có bao người không có tấm bằng Đại học vẫn thành công” để biện hộ cho sự lười biếng và ngu đần của bản thân thì đáng lên án trầm trọng.
Theo tôi là Đại học và Cao đẳng đều một lợi thế riêng của nó. Bạn sẽ chẳng thể nào làm bác sĩ khi bạn chẳng có một kiến thức chuyên môn nào, hay bạn chẳng thế trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp mà không có một định nghĩa nào về nó trong đầu. Đại học là một “bệ phóng”. Có thể có những kiến thức quá lý thuyết, quá nhàm chán, quá thừa thải, nhưng đôi khi nó sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng ổn định hơn. Cho dù sau nay bạn ra ngoài đời làm công việc theo ngành học bạn đã chọn, hay chuyển hướng đi khác, bạn không thể nhớ được trong sách đó, trang đó, bài học đó nói về điều gì, thì ít nhất bạn cũng biết bạn đang có gì và cần gì cho công việc của mình. giả sử những kiến thức đó không cần thiết cho công việc của bạn đi chăng nữa, thì trong những nào học Đại học, Cao đẳng đó chính là thời gian để bạn chuẩn bị những hành trang cần thiết cho tương lai của mình.
Với tôi việc nắm bắt cơ hội quan trọng hơn là một tấm bằng Đại học. Bạn học ở một ngôi trường danh giá, sau đó bạn ôm tấm bằng và ngồi thu lú trong nhà để chờ người ta bắt loa “Tuyển người có bằng Đại học trường X, trường Y, trường Z”, thì cả đời bạn cũng chẳng làm được gì. Xã hội bây giờ người ta không cần xem thành tích của bạn, người ta cũng không biết bạn đã đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt để làm việc, người ta chỉ cần xem thành tựu, kết quả cuối cùng của bạn. Nhưng nếu chẳng có kiến thức, chẳng chịu trau dồi, cải thiện bản thân, lại chẳng có năng lực, cả nổ lực thì đó mới là VÔ DỤNG.
Không cần biết trong tay bạn đang cầm tấm bằng gì, con ông nào, cháu cha nào, hãy đứng lên, nắm bắt cơ hội, tìm con đường của riêng mình, có thể con đường đó không đúng, hoặc đầy chông gai, nhưng có chông gai mới giúp bạn mạnh mẽ, có thử thách mới thấy quý trọng nổ lực của mình.
Gửi những người sẽ và đang có tấm bằng Đại học và Cao Đẳng, con đường còn dài, đừng lãng phí thời gian nữa, hãy dùng nó để tìm kiếm cơ hội, để tìm một mục tiêu mà phấn đấu, đứng lên và trải nghiệm đi!
Gửi những người không có tấm bằng Đại học, cơ hội sẽ đến nếu bạn nổ lực, cố gắng. Ngồi khóc trong phòng sẽ không biết cầu vồng ngoài kia đẹp như thế nào đâu.
Tương lai của bạn như thế nào, sự lựa chọn là do bạn quyết định. Tấm bằng Đại học không thề làm điều đó giúp bạn.
Theo GUU
Xem bài gốc tại đây