• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2015
  • December
  • 4
  • Người Việt lười hơn 20 năm trước

Người Việt lười hơn 20 năm trước

Luyen Nguyen
04/12/2015 No Comments

“Tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. Một điều có thể thấy là ngườiViệt coi thường những người lao động chân tay” – ông Ito Junichi,một CEO người Nhật.

Vừa qua, ông Ito Junichi, một CEO người Nhật, viết trên Facebook: Lần đầu ông đến Việt Nam hơn 20 năm trước, ông thấy người Việt Nam cần cù, chăm chỉ như người Nhật. “Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay. Nhiều người trẻ thích làm trong các văn phòng tiện nghi, có điều hòa… Ở Nhật, sinh viên ĐH nổi tiếng nhất là ĐH Tokyo nhưng đến nhà máy thực tập phải dọn dẹp, làm vệ sinh, họ phải học lao động tay chân. Họ phải học mọi thứ trước khi học làm sếp…”.

Sáng cà phê, chiều quán nhậu

Xin nhắc tiếp lời ông Junichi: “Nhiều người Việt trẻ tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ nhưng họ chưa làm việc thật bao giờ. Họ chỉ học trên giấy tờ, đọc sách, báo nhưng chẳng hiểu thực tế gì cả. Họ chỉ thích làm việc bàn giấy, họ nặng lý thuyết mà thiếu thực tế. Thiết nghĩ Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kỹ năng thay vì chỉ tạo điều kiện cho những người chỉ biết làm bài kiểm tra!”. Đọc lời nhận xét thẳng thắn của ông CEO người Nhật này tôi chợt nhớ tới lời của một vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi trả lời tình trạng đào tạo “thừa thầy thiếu thợ”. Vị này nói không phải là thừa thầy mà chỉ thừa những “thầy năng lực kém” thôi, vì nhiều người tuy tốt nghiệp ĐH nhưng thiếu năng lực, ít công ty nào chịu nhận, nếu bí quá nhận vào thì họ buộc phải đào tạo lại từ đầu rất tốn kém.

Còn tình trạng một bộ phận không nhỏ thanh niên không có việc làm sáng sáng ngồi đầy các quán cà phê Sài Gòn, ăn tục nói phét – nói theo cách người Sài Gòn và tha hồ “chém gió” tại các quán trà xanh Hà Nội – nói theo cách Hà Nội.

Một người Mỹ mới sang Việt Nam lần đầu theo một chương trình trao đổi văn hóa hỏi tôi: “Hình như ở Việt Nam tình trạng thất nghiệp cao lắm hả nên lúc nào tôi cũng thấy người ta đi đầy đường, trong giờ làm việc mà các quán cà phê lúc nào cũng đông?”. Tôi chưa biết trả lời thế nào thì người bạn Việt kiều đi chung đỡ lời giúp tôi (vì anh vốn thường về Việt Nam cố vấn cho một công ty điện toán nên khá rõ tình hình kinh tế-xã hội trong nước). Anh trả lời ông bạn Mỹ nửa đùa nửa thật: Những người ngồi quán đó không phải thất nghiệp, mà vì họ có nghề ngỗng gì đâu mà thất. “Chỉ có điều là không biết tiền đâu mà sáng họ ngồi quán cà phê, chiều ngồi quán nhậu?”. – anh quay sang hỏi tôi. Tôi trả lời lấp lửng: Có lẽ họ chạy áp phe hay tiền của cha mẹ để lại chăng?

nguoi-viet-luoi-hon-20-nam-truoc

Đi làm thuê cho toàn thế giới

Hãy đến các quán cà phê, quán nhậu và nghe họ khoe mẽ oang oang về xe xịn, điện thoại cao cấp, áo quần hàng hiệu. Và hình như họ chẳng chút quan tâm tới sĩ diện quốc gia – chỉ nói riêng liên quan tới nền kinh tế hiện nay. Không biết những người Việt trẻ hôm nay nghĩ gì khi nghe ông Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhắc lại lời một chuyên gia kinh tế nổi tiếng tại diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam ngày 19-11 vừa qua: “Hiện nay Hàn quốc xuất khẩu ông chủ sang Việt Nam, còn Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động sang làm thuê cho Hàn Quốc!”. Ông Thiên cũng trích lời GS Trần Văn Thọ khi nói rằng: “… Cứ cái đà này (tiếp tục xuất khẩu lao động) thì Việt Nam sẽ là quốc gia đi làm thuê cho toàn thế giới”. Nghe đau lòng quá.

Tôi càng thấy thấm thía câu nói của ông CEO người Nhật “nhiều người Việt trẻ hôm nay coi thường người lao động tay chân”. Cách nay ít lâu ở Hà Nội, tôi chứng kiến những người lao động đang đứng ngồi lô nhô ở “chợ người” gần Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ trong một buổi sáng giá lạnh, chờ được người đến thuê đi làm. Một thanh niên chắc chưa tới ba mươi chạy xe đến, đưa tay chỉ vào mấy người đàn ông khỏe mạnh, miệng nói: “Ê, hai thằng kia, thằng mặc áo nâu, thằng áo đen đó, đi hốt xà bần ngày hai trăm rưỡi, đi không?”. Và nhiều câu nói, cử chỉ sỗ sàng, láo lếu nữa tôi nghe lùng bùng không rõ. Cái thái độ coi thường người lao động tay chân nghèo khó đó đã ám ảnh tôi suốt một thời gian dài. Những hình ảnh tương phản của những người lao động nhập cư và những thanh niên chém gió, ăn tục nói phét ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng đều gợi lên nỗi đau.

Theo Pháp Luật HCM

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

15 tuổi giành học bổng 2,1 tỷ đồng trường nghệ thuật danh tiếng Mỹ
10 đại học đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới

Related Articles

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity

Tien Nguyen
21/08/202305/09/2023 No Comments
tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”
  • BV-011 Bài dự thi HTNM11 “The Smile”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

December 2015
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  
« Nov   Jan »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes