
Có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ, người bản ngữ không gặp khó khăn trong việc quyết định chia thì của câu; có thể luôn dùng giới từ, thành ngữ, các cụm từ cố định (colocation ) một cách chính xác. Họ không phải vất vả học thuộc như những người xem tiếng Anh là ngoại ngữ. Tuy nhiên, người Anh lại thường mắc phải một số lỗi ngữ pháp cơ bản khác mà chúng ta lại xem là kiến thức cơ bản, ít khi mắc phải.

Nhầm lẫn các động từ bất quy tắc
Trong khi chúng ta được học thuộc bảng động từ này, ví dụ “go-went-gone” lần lượt là chuỗi động từ ở hiện tại – quá khứ đơn- quá khứ phân từ thì người bản ngữ lại thường nhầm giữa động từ quá khứ đơn và quá khứ phân từ. Họ thường viết phải những câu như:
– I done it. (câu đúng “I did it”)
– I’m going to lay on my bed. (câu đúng “I’m going to lie on my bed”)
Viết nhầm những cặp từ đồng âm
Với người xem tiếng Anh là ngoại ngữ, họ sẽ hiếm khi viết nhầm lẫn hai câu sau:
– I could’ve eaten the whole cake. (cách viết đúng)
– I could of eaten the whole cake. (cách viết sai)
“Could’ve” và “could of” không liên quan đến nhau đến nghĩa, từ loại (“have” là trợ động từ, “of” là giới từ). Tuy nhiên, người bản ngữ lại có thể viết nhầm, bởi cách đọc của “have” ở dạng rút gọn và “of” đều là /əv/.
Thiếu trợ động từ, lược bớt từ trong câu
Những lỗi này xuất phát từ sự thiếu cẩn thận của người bản địa khi nói, viết tiếng Anh. Trong đời sống hằng ngày, bạn sẽ thường gặp những câu tiếng Anh được viết theo kiểu như sau:
– (Do) You have a pen?
– What (are you) doing?
Dùng “was” cho mọi chủ ngữ
Nếu những người xem tiếng Anh là ngoại ngữ xem phần việc “was” và “were” được dùng với chủ ngữ gì là phần kiến thức căn bản thì người bản ngữ lại có thói quen dùng “was” cho mọi chủ ngữ bởi người đối diện vẫn hiểu nội dung của câu nói. Chẳng hạn:
– My glasses was on the table a minute ago. (cách viết đúng “My glasseswere on the table a minute ago”)
Tất nhiên, không phải tất cả người nói tiếng Anh bản địa nào cũng mắc phải những lỗi ngữ pháp nêu trên. Việc sử dụng tiếng Anh còn phụ thuộc nhiều vào trình độ, văn hóa vùng miền hay đặc thù công việc của từng người. Thậm chí, một số lỗi trên còn được xem là một dạng tiếng địa phương, tương tự như miền Bắc Việt Nam thường cấp nhận cách dùng lẫn các cặp âm “tr-ch”, “s-x” trong giao tiếp chứ không xem là lỗi ngữ pháp.
Theo Vnexpress
Xem bài gốc tại đây