Với khối tài sản đồ sộ tại hãng hàng không VietJet, đồng thời là chủ nhân của hàng chục ha đất rộng lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Phương Thảo khiến nhiều người bất ngờ khi trở thành nữ tử phú đô la số 1 Việt Nam.
Cô gái người Việt Nguyễn Thị Phương Thảo ở tuổi 21 đã kiếm số tiền triệu đầu tiên bằng việc buôn bán máy fax và mủ cao su. Gần một phần tư thế kỷ sau đó, Phương Thảo đã sẵn sàng để trở thành nữ tỷ phú Đông Nam Á đầu tiên bằng việc đưa các cô người mẫu mặc bikini lên những chuyến bay của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet.
Sau lần chào bán chứng khoán đầu tiên ra công chúng của VietJet, hãng hàng không duy nhất thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam, công ty của Thảo đã thành công trong việc vượt qua cột mốc 1 tỷ USD. Điều này khiến cô trở thành nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg. Phần lớn tài sản mà Thảo có được nhờ lượng lớn cổ phần của của mình tại VietJet. Bên cạnh đó, còn phải đề cập đến khu đất Dragon City có diện tích hơn 65 ha mà Thảo đang sở hữu tại thành phố Hồ Chí Minh.
“Tôi chưa bao giờ ngồi xuống và tính toán lại số tài sản của tôi”, nữ doanh nhân 45 tuổi cho biết khi được mời trả lời phỏng vấn. “Tôi chi tập trung vào việc làm thế nào để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty, làm thế nào để tăng lương bình quân cho nhân viên của của tôi, và làm thế nào để lãnh đạo VietJet dành được nhiều thị phần hơn và biến nó trở thành hãng hàng không số một.”
Phương Thảo cho biết đang lên kế hoạch để VietJet tiến hành IPO trong vòng 3 tháng tới, thời điểm mà khoảng 30% cổ phần của VietJet sẽ được bán ra. Theo nguồn tin đề nghị giấu tên từ hai người có kiến thức trong việc hoạch định kế hoạch, VietJet đang hướng tới việc vượt qua giá trị hơn 1 tỷ USD.
“Cô ấy không giống như những người giàu có khác, Thảo khá kín tiếng trong cuộc sống ở Việt Nam”, ông Võ Phúc Nguyên, một nhà phân tích tại CIMB Group Holding cho biết. “Cô ấy thực sự đạt được thành công với VietJet. Từ chỗ không có gì trong tay, hãng hàng không này hiện đã chiếm tới hơn 30% thị phần tại Việt Nam chi trong vòng có vài năm qua.”
Việc đánh giá qua IPO cũng sẽ giúp VietJet Air có giá trị hơn cả hãng hàng không Asiana Airlines của Hàn Quốc hay hãng hàng không Finnar Oyj của Phần Lan. Doanh thu của VietJet tăng gấp 3 lần, đạt 10,9 nghìn tỷ đồng trong năm ngoái (488 triệu USD). Trong khi đó, thu nhập ròng của công ty tăng tới gần 1 tỷ đồng, theo số liệu công bố của VietJet.
Hãng hàng không giá rẻ của Thảo có đích đến là 47 địa điểm trong nước và trên toàn châu Á. Trong số này có các thành phố lớn là Seoul, Bangkok và Singapore. Phương thảo muốn biến công ty của mình trở thành “Emirates của châu Á”. Emirates là hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới với khả năng kết nối hơn 150 điểm đến trên toàn cầu.
TỪ CHỦ NHÂN VIETJET ĐẾN BÀ TRÙM BẤT ĐỘNG SẢN
Phương Thảo cũng sở hữu 90% cổ phần tại Sovico Holdings. Công ty này chiếm đến 90% cổ phần tại dự án Dragon City (TP.HCM). Theo một nguồn tin giấu tên, Thảo đã mua khu đất này hơn một thập kỷ trước đây, thời điểm mà tại đó chỉ có những đầm lầy rộng lớn. Bên cạnh Dragon City, Thảo hiện cũng đang nắm cổ phần đa số tại 3 khu nghỉ dưỡng là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lâm Ninh Vân Bay Villas, 3 khu nghỉ dưỡng cao cấp được đánh giá cao tại Việt Nam. Thảo và công ty mẹ của cô cũng đang sở hữu 20% cổ phần tại Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM (HDBank).
Sự đột phá trong kinh doanh của Thảo bắt đầu vào khoảng năm 1988, thời cô còn đang là sinh viên năm thứ 2 tại Moscow (Nga), nơi cô theo học chuyên ngành tài chính và kinh tế. Ở thời điểm ban đầu, Thảo bắt đầu với công việc của một nhà bán lẻ với việc nhận quần áo, thiết bị văn phòng cùng các mặt hàng tiêu dùng khác tại Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc, sau đó bán chúng lại tại nước Nga.
BÍ QUYẾT LÀ LUÔN THÀNH THẬT
“Tôi đã làm việc rất chăm chỉ và kiếm được sự tin tưởng của các nhà cung cấp bằng cách luôn thành thật với họ”, Thảo chia sẻ. “Tôi không có nhiều tiền. Họ đã cho tôi nhiều hơn và nhiều hơn nữa các sản phẩm thông qua những điều khoản tín dụng dài hơn”.
Sau khi kiếm được một triệu USD đầu tiên, Thảo chuyển sang buôn bán sắt thép, máy móc thiết bị, phân bón và các loại hàng hoá khác.
Ít lâu sau, cô quay trở lại Việt Nam và đầu tư vào Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), tiếp đến là Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM (HDBank). Sau đó, Phương Thảo nộp đơn xin thành lập hãng hàng không tư nhân VietJet với tham vọng cạnh tranh với hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines.
BIKINI VÀ CHIÊU PR XUẤT SẮC CỦA VIETJET
VietJet bắt đầu nổi tiếng ở Việt Nam từ hình ảnh những cô tiếp viên hàng không trẻ với những bộ bikini bốc lửa. Đây là một sự phá cách nếu so với suy nghĩ và văn hoá bảo thủ truyền thống vốn vẫn còn ảnh hưởng rất sâu đậm tại Việt Nam.
“Bạn có quyền được mặc bất cứ thứ gì mình thích, dù đó là bikini hay là những bộ áo dài truyền thống”. Đó là câu trả lời của người phụ nữ quyền lực nhất VietJet trước những chỉ trích về sự sai lệch văn hoá trong cách ăn mặc này. “Chúng tôi không quan tâm đến việc người dùng có sự liên tưởng đến hình ảnh của chúng tôi khi nghĩ về những bộ bikini. Miễn là làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc, vậy là chúng tôi đã thấy vui mừng.”
Theo dự đoán của một vài chuyên gia, VietJet sẽ nhanh chóng vượt mặt hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines trong năm nay. Đây là một tín hiệu mừng của VietJet khi cần phải biết rằng, Việt Nam được xếp hạng là 1 trong số 10 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới trong hai thập kỷ tới.
“Bạn phải đi đầu và chấp nhận rủi ro trong tính toán”, Phương Thảo nói. “Là một doanh nhân, tôi có trách nhiệm đóng góp cho nền kinh tế và thúc đẩy những thay đổi tích cực của đất nước và trong xã hội, nhất là trong ánh sáng của sự hội nhập quốc tế”.
Theo Ybox
Xem bài gốc tại đây