Có một thế hệ trẻ Trung Quốc vừa nứt mắt ra đã bị “tống” đi du học ở Mỹ, cô đơn và không có ai quản lý để rồi tự đâm đầu vào nhiều rắc rối, thậm chí phải ngồi tù.
Thế nào là “những đứa trẻ nhảy dù”?
Theo hai nhà tâm lý học Yuying Tsong and Yuli Liu, hiện tượng “những đứa trẻ nhảy dù” bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980.
Thuật ngữ này dùng để chỉ những “đứa trẻ ngoại quốc bị đưa sang nước ngoài sinh sống và học tập tại Mỹ một mình, không có bố mẹ chăm sóc từ nhỏ…Những đứa trẻ này có thể bị gửi đi du học từ khi mới 8 tuổi nhưng đa số là trong độ tuổi từ 13 đến 17”.
Sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc đại lục, Hailun “Helen” Zhou luôn mặc định mình sẽ tốt nghiệp trung học ở Mỹ với bất cứ giá nào.
“Ai mà chả vậy. Tất cả bạn bè của bố em đều cho con đi du học nước ngoài vì đó là xu hướng mà”, cô gái 17 tuổi đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã sang California du học được 2 năm và sẽ tốt nghiệp vào mùa xuân này cho biết.
Zhou chỉ là một trong số rất nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc đổ xô sang Mỹ học trung học với hi vọng được hưởng sự ưu việt của nền giáo dục phương Tây.
Ngoài ra, việc học trung học ở Mỹ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc ứng tuyển vào các trường Đại học ở Mỹ nhằm giành được một vị trí tốt khi quay trở về quê hương.
Theo đó, Yunyao Zhai, Yuhan Yang, Xinlei Zhang đã bắt cóc một bạn học tới một công viên rồi lột quần áo, đánh đập, nhổ nước bọt, dí thuốc lá lên người nạn nhân, thậm chí còn cắt tóc và bắt nạn nhân tự ăn tóc mình.
Ngày 17/2/2016, ba du học sinh này đã phải trả giá đắt cho hành vi bắt cóc và hành hung bạn cùng lớp dã man của mình với tổng mức án lên tới 29 năm, trong đó Yunyao Zhai lĩnh án 13 năm tù, Yuhan Yang 10 năm và Xinlei Zhang 6 năm.
Tại phiên tòa, Zhai cho rằng việc sống xa gia đình là một trong những nguyên nhân khiến cô gái đi vào con đường tội lỗi.
“Bố mẹ cho tôi sang Mỹ du học vì một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, ở đất nước xa xôi này tôi được tự do hơn, thậm chí là quá tự do. Tôi cảm thấy cô đơn và lạc lõng nhưng không thể nói với bố mẹ vì không muốn họ lo lắng”, Zhai cho biết.
“Giấc mơ Mỹ” và tác dụng ngược
Vụ việc xảy ra ở Rowland Heights thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Trung Quốc và dẫn tới những tranh luận về việc có nên cho con ra nước ngoài du học mà không có sự quản lý của cha mẹ hay không.
“Những đứa trẻ bị vứt vào một môi trường hoàn toàn xa lạ cách xa gia đình hàng ngàn cây số và thường không hề chuẩn bị tâm lý cho việc từ nay chúng sẽ phải tự lo mọi việc của bản thân”, giám đốc trung tâm tư vấn du học Lim cho hay.
Trong bài xã luận “Những đứa trẻ nhảy dù và những gia đình du hành gia” xuất bản năm 2009, hai nhà tâm lý học Tsong và Liu cũng đã chỉ ra rằng nhiều phụ huynh châu Á gửi con ra nước ngoài du học với hi vọng con cái được hưởng nền giáo dục tiên tiến hơn.
Tuy nhiên, ý định tốt đẹp ban đầu của họ đã phản tác dụng.
“Tôi chắc chắn những đứa trẻ này rất cô đơn. Chính vì vậy, chúng mới kết bè phái với những đứa trẻ nhảy dù khác cũng cùng hoàn cảnh một thân một mình ở đất khách quê người như mình.
Không ai quản lý, không ai khuyên răn nên mọi việc mới đi quá xa như vậy”, ông Rayford Fountain, luật sư bào chữa của Yang trả lời phỏng vấn của LA Times cho hay.
Trung sĩ Steven Perez, nói về sự việc xảy ra ở Rowland Heights, cho biết cảnh sát gặp ngày càng nhiều trẻ em vị thành niên lang thang vào ban đêm hoặc sống một mình trong nhà bố mẹ mua cho mà không có bất cứ sự quản lý hay hướng dẫn nào từ các bậc phụ huynh.
Evan Freed, luật sư bào chữa cho Zhai trong vụ hành hung ở Rowland Heights cho biết vụ việc là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh.
Thay vì cho con một tương lại tươi sáng hơn thì việc để con một mình nơi đất khách quê người từ quá sớm có thể là một thảm họa.
“Như thân chủ của tôi đã bộc bạch trước tòa, cô bé thấy trống rỗng, thấy cô đơn vì gia đình không ở bên và sự việc xảy ra đơn giản do cô bé quá tự do, không ai quản lý”, luật sư Freed cho hay.
Trí Thức Trẻ
Xem bài gốc tại đây