
TS Trần Vinh Dự chia sẻ trên mạng rằng, bản tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh dở hơn… Google Translate. Nghiên cứu sinh Phạm Hiệp đề xuất, tiến sĩ phải có công bố quốc tế.
Thời gian qua, một loạt đề tài nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội được cộng đồng mạng cho rằng thiếu thực tiễn và không xứng tầm là:Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch ủy ban nhân dân xã; Hành vi nịnh trong tiếng Việt; Câu bị động trong tiếng Anh và phương thức dịch sang tiếng Việt; Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề; Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm; Đặc điểm ngữ âm tiếng Sơn Tây…

“Đào tạo tiến sĩ dở sẽ dẫn đến dột từ nóc”
TS Trần Vinh Dự bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2007 tại ĐH Texas ở Austin (University of Texas at Austin). Ông nhận xét về bản tóm tắt bằng tiếng Anh đề tài Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch xã bằng tiếng Anh trên Facebook: “Tôi không thấy được luận án nghiên cứu và kết luận điều gì. Tuy nhiên, một điều dễ nhận ra là tiếng Anh quá dở”.
Bản tóm tắt này được đăng trên website của Học viện Khoa học Xã hội. Thông tin trên lập tức nhận được nhiều lượt bình luận, phân tích.
Theo TS Trần Vinh Dự, phần tóm tắt tiếng Anh này còn dở hơn… Google Translate, và thua sinh viên Cao đẳng Việt Mỹ, nơi TS Dự làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Từ đó, vị TS đặt câu hỏi: “Có lẽ tiến sĩ nhà mình không cần biết đến tiếng Anh?”.ăn bản tiếng Anh bị cho là có sai sót mà người sử dụng Facebook bình luận trên trang cá nhân của TS Trần Vinh Dự.
“Một số năm gần đây, Bộ GD&ĐT nâng cao chuẩn đầu vào tiếng Anh là B1, chuẩn đầu ra B2. Theo tôi, tiêu chuẩn này chưa cao, nhưng nhiều đơn vị chiêu sinh đào tạo tiến sĩ đã kêu không tuyển sinh được vì tiêu chuẩn quá cao”, TS Dự nêu thực tế.
Ông cho rằng, tiến sĩ là những người biết nghiên cứu, nhưng nếu không biết tiếng Anh, tài liệu nước ngoài không đọc, chỉ loanh quanh tài liệu tiếng Việt sẽ không thể tiến bộ.
Nhiều ý kiến cũng lo lắng, trong khi làm tiến sĩ về khoa học tự nhiên và công nghệ ngày càng khó, nhiều nơi còn đòi hỏi có công bố quốc tế, thì khoa học xã hội và nhân văn có vẻ dễ dãi, lạm phát. Từ đó, cộng đồng mạng bàn về tình trạng “phổ cập tiến sĩ”.
Bạn Nguyễn Minh chia sẻ, cần thay đổi cách đánh giá luận văn, luận án để mang tính ứng dụng vào thực tiễn mới có hiệu quả.
Đề xuất bắt buộc tiến sĩ có công bố trên tạp chí quốc tế
TS Trần Vinh Dự nhận định, Việt Nam đang bàn đến chuyện đổi mới giáo dục, nếu coi giáo dục là một ngôi nhà thì đào tạo tiến sĩ được ví như nóc nhà. Việc đào tạo dở sẽ dẫn đến tình trạng “dột từ nóc”.
Liên quan những đề tài đang gây tranh cãi trên mạng, ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Đại học Văn hoá Trung Hoa tại Đài Loan, Trung Quốc) chỉ ra một số vấn đề khi đọc bản tóm tắt luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh.
Theo đó, cách viết trong các bản tóm tắt khá chung chung, cùng một mô-típ. Ví dụ, khi bàn đến những đóng góp về mặt lý thuyết, một bản tóm tắt nêu: “Luận văn xây dựng nền tảng lý thuyết cơ bản cho (nội dung nghiên cứu) và đóng góp cho việc mở rộng nền tảng lý thuyết của (nội dung nghiên cứu)”.
Ông Hiệp cho rằng, viết như vậy là khá sơ sài trong khi đây phải là phần quan trọng nhất của một luận án tiến sĩ. Cách viết như vậy cũng có phần “công thức hoá”, chỉ cần thay phần trong ngoặc (nội dung nghiên cứu) ở câu trên bằng bất kỳ vấn đề nào khác sẽ có một phần đóng góp nghiên cứu của một đề tài nghiên cứu khác.
Cũng theo ông Hiệp, tại Việt Nam, nghiên cứu sinh tiến sĩ phải đảm bảo trình độ đầu vào B1, đầu ra B2. Đây là yêu cầu quan trọng nhưng chưa đủ. Xu hướng gần đây trên thế giới, nghiên cứu sinh tiến sĩ cần có điều kiện cần là các công bố quốc tế.
Theo kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc…, họ áp dụng chính sách “yêu cầu cao” và “hỗ trợ cao” cho nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ngoài các yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh, bắt buộc nghiên cứu sinh cần có công bố quốc tế đăng trong các tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS hoặc ít nhất là ở hội thảo quốc tế.
Nghiên cứu sinh phải viết văn bản hoàn thiện bằng tiếng Anh, trình bày trước các đồng nghiệp quốc tế, được các nhà khoa học quốc tế phản biện.
Mặt khác, nghiên cứu sinh cần có “hỗ trợ cao”trong việc viết bài báo tiếng Anh, như có chính sách mời các nhà nghiên cứu từ các nước Âu, Mỹ hoặc hoặc thuê các tổ chức chuyên nghiệp về biên tập tiếng Anh cho nghiên cứu sinh trước khi công bố quốc tế.
Theo nghiên cứu sinh Phạm Hiệp, phải có những việc làm cụ thể mới giải quyết vấn đề thực chất. Có như vậy, tiếng Anh của tiến sĩ mới được thể hiện ở sản phẩm và được thừa nhận tầm quốc tế.
Ông Hiệp chỉ ra rằng, hiện nay, Việt Nam mới chỉ dừng lại tiêu chuẩn công bố luận án trong nước. Việc này lâu dần dẫn đến tình trạng không theo kịp các chuẩn mực thế giới. Vì vậy, ông Hiệp đề xuất các cơ sở đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cần yêu cầu bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế, có thể là trên ISI, SCOPUS hoặc tại danh mục các tạp chí, hội thảo quốc tế uy tín khác do các hội đồng chuyên môn lựa chọn và công bố công khai.
Về những văn bản tóm tắt tiếng Anh, GS.TS Võ Khánh Vinh – Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội cho biết, trước khi bảo vệ cấp học viện, nghiên cứu sinh phải công bố luận án lên website của học viện, có tóm tắt bằng tiếng Anh để xã hội sàng lọc, đánh giá, từ các chuyên gia tới người dân bình thường đều có thể tham gia nhận xét, góp ý.Nhiều đề tài không công bố quốc tế vì nhạy cảm ông Vũ Dũng trao đổi.
Những ngày qua, cư dân mạng chia sẻ thông tin công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Theo đó, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên các ngành Nhân học, Khảo cổ học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học…
Trên mạng xã hội, có người làm phép tính cơ học và đưa ra kết quả: Trung bình một tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ. Nếu tính ngày làm việc, chỉ 1 ngày một tiếng, 15 phút, cơ sở này cho “ra lò” một tiến sĩ. Nhiều người còn nêu một số đề tài được cho là chưa xứng tầm nghiên cứu tiến sĩ.
Ngày 22/4, Học viện Khoa học Xã hội tổ chức họp báo giải đáp về vấn đề này. GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng, Học viện đào tạo 350 tiến sĩ một năm là còn khiêm tốn. Một số giáo sư khác nói đề tài và người thực hiện tốt chứ không thể dễ dãi như bình luận trên mạng.
Theo Zing
Xem bài gốc tại đây