• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • October
  • 26
  • Vì sao sinh viên Mỹ ít sang Việt Nam trao đổi học tập?

Vì sao sinh viên Mỹ ít sang Việt Nam trao đổi học tập?

Hanh Nguyen
26/10/2016 No Comments

Theo Open Doors, hiện có 18.722 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, trong khi chỉ có khoảng 1.000 sinh viên Hoa Kỳ đang học tập tại Việt Nam. Chúng ta cần làm gì để rút ngắn khoảng cách giữa hai xu hướng?

Rào cản chi phí và các rủi ro…

Tại hội thảo “Trao đổi sinh viên Hoa Kỳ với các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và tổ chức Student Exchange Việt Nam tổ chức ngày 12/10, hơn 150 đại diện đến từ các tổ chức giáo dục, cơ sở đào tạo Hoa Kỳ và Việt Nam đã tập trung thảo luận về các chiến lược thu hút sinh viên Hoa Kỳ đến học tập, trao đổi tại Việt Nam; đồng thời khuyến khích các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thiết kế, triển khai chương trình trao đổi sinh viên.

Khoảng cách giữa 2 xu hướng sinh viên Việt Nam đến Mỹ học và ngược lại hiện nay rất lớn. Đề cập đến nguyên nhân của thực trạng này, trong phần thảo luận với diễn giả quốc tế, một nữ giảng viên Trường ĐH Kinh tế HCM đặt câu hỏi: “Kinh nghiệm của trường chúng tôi cho thấy, những trường Hoa Kỳ hầu như không cởi mở với các chương trình trao đổi sinh viên. Hầu hết các trường Hoa Kỳ đã có chương trình cho học sinh của mình và họ tự tổ chức các chuyến tham quan học tập đưa học sinh đi.

Khi chúng tôi hỏi trường Hoa Kỳ về mong muốn đón nhận sinh viên Hoa Kỳ sang Việt Nam thì các trường đều trả lời là… quá đắt để họ có thể làm chương trình như vậy. Tôi muốn biết lí do thực sự mà các trường này không muốn gửi học sinh sang Việt Nam là gì?

Giải đáp thắc mắc của nữ giảng viên Việt, ông Jonathan Lembright, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Viện Giáo dục quốc tế (IIE) đồng tình khẳng định “bản thân chi phí đắt đỏ là yếu tố cản trở lớn học sinh/ sinh viên Hoa Kỳ sang các nước khác học tập, trong đó có Việt Nam”.

“Hoa Kỳ không ép sinh viên phải ra nước ngoài học. Hệ thống giáo dục nước Mỹ đặc biệt và khác biệt. Ở Mỹ không có Bộ Giáo dục như Việt Nam; các trường đại học có quyền tự chủ rất lớn.

visao1-1476408379460
Ông Jonathan Lembright và bà Anne Talavera chia sẻ về kinh nghiệm, chiến lược để thúc đẩy sinh viên Mỹ sang Việt Nam học tập qua các chương trình trao đổi sinh viên.

Những rào cản lớn khiến học sinh, sinh viên Mỹ ngại ra nước ngoài học bắt nguồn từ suy nghĩ của rằng, việc ra học nước ngoài chỉ là chương trình bổ sung và các em lại phải tiêu thêm tiền (thường là đắt đỏ), bỏ thêm thời gian để tham gia các chương trình như vậy”, ông Jonathan Lembright lí giải về thực trạng cứ 10 sinh viên Mỹ mới có 1 sinh viên trải nghiệm nền giáo dục quốc tế.

Thêm vào đó, các “rủi ro” về việc quy đổi, chấp nhận tín chỉ sau khi hoàn thành chương trình học; chất lượng đào tạo; mức độ phù hợp giữa chương trình học và nguyện vọng… cũng khiến sinh viên Hoa Kỳ ngại sang học tập tại Việt Nam.

Thu hút sinh viên Mỹ đến Việt Nam, cần chiến lược gì?

Bà Anne Talavera, giảng viên tiếng Anh Đại học quốc gia Lào, hiện công tác tại Đại sứ quán Hoa Kỳ đã giải đáp vấn đề trên trên bằng việc tập trung vào mối quan tâm của sinh viên Hoa Kỳ khi ra nước ngoài học tập.

Theo bà Anne, để hấp dẫn sinh viên Hoa Kỳ, các trường đại học Việt Nam phải đảm bảo các yếu tố: chương trình học có thương hiệu, được phê duyệt, công nhận; hỗ trợ cần thiết cho sinh viên quốc tế và quảng bá hình ảnh trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó cũng chính là mối quan tâm của các cơ sở đào tạo Hoa Kỳ khi gửi sinh viên của họ tham gia chương trình trao đổi học tập ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Giống như sinh viên khắp thế giới đến nước Mỹ vì chương trình học tập ở đây từ lâu có thương hiệu nổi tiếng chất lượng, muốn thu hút sinh viên Mỹ, Việt Nam cũng cần cung cấp cho sinh viên Mỹ và gia đình họ thông tin rõ ràng về chương trình đào tạo, đặc điểm nổi bật để họ tin tưởng rằng, chương trình mà họ sẽ theo đuổi là uy tín và phù hợp nguyện vọng.

Làm sao sinh viên Mỹ có thể nhận ra trường chúng ta và lựa chọn theo học trong một tập hợp nhiều ngôi trường? “Thủ tục visa, phỏng vấn, hồ sơ, nhập học, tài chính… là các vấn đề mà người học quan tâm nhất trước khi quyết định lựa chọn.

Do đó, chúng ta phải giúp sinh viên Mỹ liên hệ được với các nhà tư vấn để họ được giải đáp thắc mắc. Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhà tư vấn phải là người/ tổ chức thực sự sẵn lòng để giúp sinh viên tiếp cận với thông tin. Các sự kiện trao đổi, giới thiệu văn hóa cũng rất cần thiết để sinh viên có thể hiểu rõ bối cảnh văn hóa ở quốc gia họ chọn theo học”, bà Anne Talavera khẳng định.

Các hoạt động đón tiếp, định hướng, hỗ trợ sinh viên quốc tế chu đáo cũng sẽ giúp các trường ĐH Việt Nam “ghi điểm”. Hoạt động định hướng thực hiện trong 2-3 ngày sẽ giúp sinh viên Mỹ hòa nhập với môi trường Việt Nam dễ dàng hơn, xây dựng mối quan hệ học đường, từ đó tạo môi trường học tập, sinh sống thuận tiện cho người học nước ngoài.

Nhà trường có thể tổ chức các hội thảo văn hóa, học thuật, phổ biến thông tin khóa học, quy định, khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động xã hội. Cho họ biết, tổ chức sinh viên quốc tế/ tổ chức thể thao/ tổ chức văn hóa ở trường chúng ta…

Bà Anne lưu ý, dù sang Việt Nam trao đổi học tập với mục đích gì (ví dụ học đại học chính quy, chuyến thực địa, nghiên cứu, thực tập, tình nguyện, hội thảo, trao đổi văn hóa, trải nghiệm và củng cố hiểu biết cá nhân…) thì sinh viên Hoa Kỳ cũng rất muốn chương trình họ tham gia được công nhận, chứng nhận.

Đồng thời, nhà nước cũng cần cung cấp các dịch vụ/ bộ phận hỗ trợ nhập cư, học thuật, y tế… để đảm bảo họ không cảm thấy bị “cô lập” khi đặt chân sang Việt Nam học tập.

Ông Jonathan Lembright – Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Viện Giáo dục quốc tế thì cho rằng: “Cách tốt nhất để giảm thiểu khoảng cách giữa 2 xu hướng, thu hút sinh viên Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn là các tổ chức/ cá nhân/ hiệp hội giáo dục ở Hoa Kỳ tích hợp các chương trình đào tạo ở Việt Nam vào nước họ và cho sinh viên sang Việt Nam trao đổi học tập theo học kỳ. Một khi sự liên kết, hợp tác giữa 2 phía được thúc đẩy thì lúc đó hoạt động trao đổi sinh viên Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khởi sắc.

Ông Jonathan cho biết, khi được hỏi về lí do sinh viên Mỹ nên sang Việt Nam học tập, một số sinh viên Mỹ từng đến Việt Nam đã trả lời rằng phần học thuật có thể họ chưa tiếp nhận được nhưng trải nghiệm văn hóa – xã hội ở Việt Nam thì thực sự đáng quý (dù chỉ trong 1-2 tháng).

Theo Giám đốc Viện Giáo dục Quốc tế khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cần chứng minh rằng mình có nhiều điều kiện hơn để đón tiếp các sinh viên quốc tế hơn nữa. Chẳng hạn, qua các chương trình học bổng hỗ trợ nhóm sinh viên yếu thế, thiểu số ở Mỹ sang học tập.

“Và quan trọng hơn cả, quý vị phải có sự thay đổi, kì vọng, chương trình đào tạo chất lượng, phù hợp để sinh viên Mỹ cảm thấy thực sự bị thu hút. Chẳng hạn như ở Mexico, sinh viên Mỹ lựa chọn đến đất nước này không phải là nhiều học bổng mà là các chương trình học phù hợp với sinh viên”, ông Jonathan Lembright khẳng định.

Theo Dân Trí

 

Post navigation

Châu Thanh Vũ – Du học bằng niềm tin?
Top 10 Những Kỹ Năng Sẽ Giúp Bạn Được Thuê Trên Toàn Cầu

Related Articles

Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022

Dante Luong
17/05/202217/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ Chủ tịch Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chuyến thăm Hoa Kỳ Đoàn Thị Minh Phượng Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C

Phương Uyên
17/05/2022 No Comments
Cộng đồng công nghệ Mentorship program nhân vật Việt Project X Thực tập hè

Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam

Minh Như
14/05/202214/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống
  • Quy trình phỏng vấn xin việc tại Amazon

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

October 2016
M T W T F S S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31  
« Sep   Nov »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes