• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2016
  • November
  • 9
  • Phó Giáo Sư Trẻ Nhất Việt Nam Ở Tuổi 32

Phó Giáo Sư Trẻ Nhất Việt Nam Ở Tuổi 32

Luyen Nguyen
09/11/2016 No Comments

Sinh năm 1984, giảng viên Đại học Y Hà Nội Trần Xuân Bách đã trở thành phó giáo sư. Anh từng được Johns Hopkins (Mỹ), đại học hàng đầu thế giới về y tế công cộng, bổ nhiệm làm phó giáo sư dự khuyết, tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh.

17aa6f80-a1ab-11e6-acf3-d2d453167796

Trong 638 nhà giáo được công nhận phó giáo sư năm 2016, Trần Xuân Bách (32 tuổi), giảng viên Đại học Y Hà Nội là người trẻ nhất. “Đây là cột mốc quan trọng, niềm vinh dự to lớn với bản thân và gia đình. Thành quả này có công ơn dạy dỗ của thầy cô, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là môi trường khoa học tích cực mà tôi nhận được ở Đại học Y Hà Nội”, anh Bách chia sẻ.

Trần Xuân Bách, phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam tham gia Đoàn đại biểu lãnh đạo trẻ về Y tế thế giới tại trụ sở Liên Hợp Quốc (Geneva, Thụy Sĩ). Ảnh: NVCC.

Vốn là học sinh chuyên Toán – Tin của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trần Xuân Bách được gia đình định hướng theo ngành Kỹ thuật. Nhưng với tình yêu ngành y, anh chọn Đại học Y tế công cộng và say mê khám phá lĩnh vực liên ngành quan trọng trong hệ thống y tế. Năm 2006, anh trở thành thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường.

Trần Xuân Bách cho rằng đã rất may mắn khi được tham gia công tác tại Đại học Y Hà Nội – ngôi trường có bề dày lịch sử và môi trường nghiên cứu chuyên sâu. Tại đây, anh tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.

Năm 2009, Trần Xuân Bách học tiến sĩ tại Đại học Alberta (Canada), chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế. Với số điểm trung bình 4.0/4.0, nghiên cứu sinh người Việt Nam mang về tấm bằng loại ưu, giành giải thưởng cho báo cáo nghiên cứu tiến sĩ xuất sắc nhất tại Hội nghị Khoa học Y tế công cộng INSIGHT, Đại học Alberta. Sau đó, anh tiếp tục học sau tiến sĩ tại đại học hàng đầu thế giới về Y tế công cộng – Johns Hopkins (Mỹ).

Các nghiên cứu của Trần Xuân Bách tập trung vào vấn đề kinh tế y tế và chính sách y tế. Anh cho biết, lý do chọn hướng đề tài này bởi nhận thấy vai trò của kinh tế y tế ngày càng cần thiết trong quá trình vận hành hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua nhiều sự chuyển đổi cùng một lúc về kinh tế – xã hội, mô hình bệnh tật với các thách thức mới về sức khỏe toàn cầu, cơ chế tài chính và viện trợ quốc tế…

Trọng tâm nghiên cứu là phát triển mô hình phân tích dự báo, kết hợp các phương pháp kinh tế lượng với đo lường dịch tễ học, nhằm xác định chương trình can thiệp và liệu pháp điều trị có tính chi phí – hiệu quả cao và các chiến lược nâng cao hiệu suất của hệ thống y tế. Anh cũng nghiên cứu, phân tích tác động của các chính sách y tế đối với sức khỏe quần thể, nguy cơ nghèo đói của hộ gia đình, xác định cơ chế, ngưỡng chi trả với một số dịch vụ y tế chuyên biệt, và các biện pháp thúc đẩy mở rộng bảo hiểm y tế trong nhóm dễ bị tổn thương.

Những vấn đề y tế bức xúc của xã hội trong từng giai đoạn như: HIV/AIDS, nghiện chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, béo phì, phòng chống bệnh mạn tính… cũng được Trần Xuân Bách nghiên cứu và đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Trần Xuân Bách và các đồng nghiệp ở tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: NVCC.

Năm 2015, Trần Xuân Bách được Trung tâm nghiên cứu AIDS, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) trao giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng. Anh sau đó trở thành phó giáo sư dự khuyết (Assistant Professor) kiêm nhiệm tại ngôi trường hàng đầu thế giới về Y tế công cộng. Anh tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên của Đại học Johns Hopkins, Đại học Texas at Houston (Mỹ), Đại học Kỹ thuật Queensland (Australia), Đại học Alberta (Canada).

Trước đó năm 2014, anh được chọn là lãnh đạo trẻ về Y tế khu vực châu Á của Hội đồng các Viện Hàn lâm quốc tế (IAP); tham gia giảng dạy chương trình lãnh đạo trẻ về y tế thế giới của Viện Hàn lâm Y học New York và Hội đồng các Viện hàn lâm quốc tế, chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin (Đức) năm 2015. Mới đây, anh đại diện cho các lãnh đạo trẻ về Y tế thế giới của IAP tham dự Đại hội đồng Y tế thế giới của Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ).

“Trong thế giới học thuật, không có đường tắt và công việc nghiên cứu luôn đi kèm với rất nhiều khó khăn. Nhưng tôi coi đó là tất yếu, bản chất của phát triển và là động lực để sáng tạo, rèn luyện bản thân… Trong môi trường học tập với nhiều bạn bè quốc tế, lòng tự tôn dân tộc cũng là một đòn bẩy để tôi nỗ lực hơn”, phó giáo sư Trần Xuân Bách nói.

Anh nhớ lại những hôm 3-4h mới rời trường, một mình đi bộ về nhà dưới trời bão tuyết lạnh đến -45 độ C ở Canada. “Tôi vững bước nối tiếp con đường các thầy đã đi qua. Nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi phải phấn đấu và rèn luyện”, phó giáo sư trẻ tuổi nhất từ trước đến nay của ngành y Việt Nam nói và từ chối nhắc về những gian khổ mình trải qua.

Trần Xuân Bách khi còn học tập ở nước ngoài.

Hiệu phó Đại học Y Hà Nội, GS.TS Nguyễn Hữu Tú nhận xét, Trần Xuân Bách là cán bộ trẻ có tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản, có khả năng nghiên cứu, hợp tác với đồng nghiệp quốc tế tốt. Anh cũng là giảng viên tích cực tham gia các hoạt động của trường.

Cựu sinh viên Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Phạm Thanh Tùng chia sẻ, thầy Bách rất nhiệt tình, luôn động viên và giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, cải thiện hồ sơ du học. “Ai làm nghiên cứu ở trường đều biết thầy Bách vì có nhiều công bố quốc tế. Nhóm nghiên cứu do thầy phụ trách cũng hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ở tầm quốc tế”, nghiên cứu sinh của Đại học Johns Hopkins nói.

Nói về thầy giáo trẻ, Vũ Bích Phương, lớp Y6B, cho biết sinh viên trường Y rất yêu quý thầy, bằng chứng thầy được bình chọn là giảng viên được yêu thích năm 2015. Thầy luôn có cách đặc biệt để tạo sự thu hút trong bài giảng, có phương pháp thú vị để sinh viên luôn muốn đến lớp. “Thầy cũng rất tâm lý khi làm việc cùng học viên, sinh viên khi nhìn ra được điểm mạnh của từng người để phát huy và tìm được các điểm yếu để khắc phục. Thầy đã tạo cảm hứng cho chúng em rất nhiều trên con đường khoa học và y học”, Phương nói.

Có một năm “không dám nghỉ ngơi, không dám ốm, không dám để những ý nghĩ tiêu cực trong đầu quá 5 phút” và kết quả đạt được là danh hiệu phó giáo sư, Trần Xuân Bách cho biết, sự tin tưởng và ủng hộ của các giáo sư trong hội đồng các cấp và lãnh đạo nhà trường là động lực mạnh mẽ, khích lệ to lớn để anh và cộng sự trẻ tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy.

Thông qua các dự án của mình, phó giáo sư mong muốn đào tạo các nghiên cứu viên trẻ, chuẩn bị cho họ kỹ năng học thuật cần thiết từ sớm, giúp làm quen với phương thức tư duy đa chiều trong nghiên cứu, cách cộng tác, phối hợp trong các nhóm làm việc liên ngành. Anh cũng kỳ vọng lan tỏa niềm đam mê để nhiều thanh niên trẻ dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học, hoặc vận dụng sáng tạo trong việc trau dồi chuyên môn để vững vàng khởi nghiệp.

Một số giải thưởng của phó giáo sư Trần Xuân Bách:

– Giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng của Trung tâm nghiên cứu AIDS, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, năm 2015.

– Giải thưởng dành cho Báo cáo nghiên cứu tiến sĩ xuất sắc nhất tại Hội nghị Khoa học Y tế công cộng INSIGHT, Đại học Alberta, Canada năm 2010.

– Giải thưởng của Alberta Innovates – Health Solutions (Training and Early Career Development Program), Canada, 2012.

– Đã hướng dẫn một nghiên cứu sinh và 5 học viên cao học bảo vệ thành công tại Đại học Y Hà Nội, Đại học Texas tại Houston, Mỹ và Đại học Kỹ thuật Queensland, Australia.

– Đã xuất bản hơn 60 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong hệ thống phân loại ISI.

– Số sách đã xuất bản: 3 cuốn, trong đó 2 sách xuất bản bằng tiếng Anh.

Theo Vnexpress

Xem bài gốc tại đây 

Post navigation

Cô Gái Đi Qua 30 Quốc Gia: Hãy Ngừng Chê Bai Việt Nam!
10 bài TED truyền cảm hứng giúp bạn làm mới bản thân

Related Articles

Chuyên gia Google chuyên gia google Google Developer Expert

Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng

Hanh Nguyen
29/09/202302/10/2023 No Comments
KEN NGUYỄN KỸ SƯ PHẦN MỀM nhân vật Việt UBER

Kĩ sư Phần mềm Ken Nguyễn: Hành trình từ Nghệ An tới Uber, Amazon Canada.

Mai Linh
14/09/202214/09/2022 No Comments

“Women in Tech” Châu Vũ: Cống hiến tích cực cho công nghệ và phụ nữ làm công nghệ.

Ngân Anh
25/08/202225/08/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng
  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

November 2016
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  
« Oct   Dec »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes