
Khi đến một nước khác học tập, việc thay đổi môi trường sẽ đem lại bỡ ngỡ cho các bạn du học sinh. Sau đây là một vài trường hợp gặp rắc rối ở Mỹ và cách giải quyết được các bạn cựu học sinh khuyên dùng.
Cách gia đình tìm cách liên lạc với người thân đang du học
Trường hợp một bạn học sinh A du học tại Mỹ. A có tiền sử về bệnh tâm lý, học kỳ đầu cũng có học bổng, là học sinh giỏi, chăm ngoan nhưng do lí do gì đó mà kì đầu tiên bạn học 5 môn thì 3 môn không có điểm, còn 2 môn thì điểm dưới ¼. Nguyên nhân có lẽ do bạn nghỉ học nhiều.
Gia đình khi xem tài khoản sinh viên của A cuối kì mới biết vì kết quả quá thấp so với học lực. Cả gia đình cố gắng liên lạc nhưng trong một tháng không gọi điện được. A ngoài nhắn tin cho gia đình: đang giải quyết với trường, không cho biết thêm thông tin khác. Gia đình A nhờ người quen hỏi thông tin do gia đình không biết tiếng Anh và cũng không có người thân bên Mỹ. Đây là là một cách tốt nhưng nó chỉ có tác dụng tại Việt Nam!
Ở Mỹ du học sinh khác với dân định cư, có nhiều quy trình xử lý khác biệt. Ngoài ra việc nhờ vả phụ thuộc nhiều vào sự may mắn, tùy thuộc vào lòng tốt của người quen. Rất may gia đình liên lạc với một bạn từng là du học sinh B, người có kinh nghiệm xử lý những rắc rối tương tự từ bạn bè.
Ngay khi gia đình liên hệ, B đã viết 1 bức thư gửi đến các bên liên quan để giải quyết khi đang gặp rắc rối ở Mỹ:
– Nội dung thư bao gồm: Tên, tuổi, ID của sinh viên (tức là A), I-20, passport đính kèm nếu có, khi ngắn gọn vấn đề ( VD: gia đình không liên lạc được với sinh viên, điểm sinh viên quá thấp, sinh viên có tiền sử bệnh tâm lý,…) và yêu cầu của gia đình (VD: gia đình yêu cầu nhà trường check tình trạng của sinh viên, giúp sinh viên đăng ký học lại, giúp sinh viên giữ status, duy trì việc học …)
– Thư được gửi tới: Văn phòng sinh viên quốc tế, Registrar Office, Quản lý Dorm-Housing, Academic Advisor, Accounting của khoa và với trường hợp này, B có forward thêm cả văn phòng Disability chuyên giúp đỡ các học sinh sinh viên có vấn đề về sức khỏe, tâm lý nữa.
Đây là những đơn vị mà mọi người cần liên hệ khi có vấn đề:
_ Văn phòng sinh viên quốc tế quản lý tất cả các thứ liên quan đến tình trạng cư trú, visa của sinh viên quốc tế.
_ Registrar quản lý về việc student status, tình trạng nhập học, đăng kí học của sinh viên.
_ Dorm quản lý về việc ăn ở.
_ Academic advisor của khoa sẽ giúp định hướng, chọn môn học, đưa ra lộ trình học hợp lý và văn phòng Accounting liên quan đến vấn đề nộp tiền học.
Ngay trong tối đó đã có người của văn phòng sinh viên quốc tế lên kiểm tra và nói chuyện với bạn A. Sau đó có 3 người khác ở các đơn vị khác đã giúp bạn đăng ký lại các môn học để học lại vào kỳ tới. Bạn vẫn được giữ nguyên học bổng và học lại các môn kỳ trước. Trong khi thông thường điều kiện để giữ học bổng là tối thiểu GPA 2.5 hoặc 3.0 tùy từng trường.
Do đó, chúng ta có thể thấy tại Mỹ, nhất là các trường lớn, họ rất hỗ trợ sinh viên và cũng rất nhân văn. Nếu sinh viên có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình học tập và cuộc sống thì việc đầu tiên du học sinh tin vào nhà trường và hỏi xin sự giúp đỡ từ phía nhà trường trước.
Trong trường hợp gia đình không biết tiếng Anh thì có thể nhờ ai đó biết để liên hệ với trường. Tuy nhiên, việc đầu tiên và quan trọng nhất khi người thân gặp rắc rối ở Mỹ hãy là LIÊN HỆ VỚI TRƯỜNG, vì trường là đơn vị nắm rõ nhất tình trạng của sinh viên. Họ có nguồn resources sẵn nhất để giúp các du học sinh và mỗi trường có đặc thù riêng. Sau khi liên hệ với trường thì mọi người có thể tham khảo thêm các nguồn bên ngoài.

Các trường hợp khác đã nhận được sự giúp đỡ của trường mà B đã gặp.
a. Một bạn du học sinh có gia đình mất tài chính giữa chừng. Các giáo sư trong khoa ngay lập tức kiếm cho bạn vị trí Graduate assistant để bạn được giảm học phí, có stipends sinh sống và bạn được một cô giáo mang về nhà cho ở miễn phí cả kỳ học.
b. Một bạn đang trong học kì 2 năm nhất master thì mẹ bạn mất. Giáo sư có offer cho bạn nghỉ hẳn 1 kì để về nước (Việt Nam). Khi quay lại bạn vẫn bảo toàn được học bổng và assistantship. Tuy nhiên bạn vẫn quyết học tiếp.
c. Vào năm học thứ 2 có bạn thiếu tiền học. Trưởng khoa hỏi đã hỏi thăm bạn cần bao nhiêu tiền. Trong trường hợp này bạn cần là 5k. Trưởng khoa cấp ngay cho bạn 5k, không cần phải xin, hoặc apply bằng giấy tờ nào.
d. Một trường hợp khác tại Nebraska. Khi bạn du học sinh đang học giữa năm 2 hoặc 3 thì gia đình phá sản khiến bạn ấy không thể đi học tiếp được. Mặc dù trường không có học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế, nhưng do bạn học rất giỏi nên các giáo sư trong khoa đã đứng ra bảo lãnh với trường. Họ xin cho bạn ấy được học miễn phí, tìm việc assistant trong trường để bạn có thể lo được việc ăn ở.
5. Trường hợp có du học sinh phải học lại 1 kỳ do trượt nhưng tiền học rất đắt. Bạn có xin phép và được trường cho học lại miễn phí.
Tuy nhiên mỗi trường sẽ có quy định khác nhau và không phải trường nào cũng tốt như nhau. Nhưng ở Mỹ nếu bạn cần được giúp đỡ, hãy cần chủ động trình bày. Người Mỹ rất thích giúp đỡ người khác. Nếu các bạn du học sinh chủ động kêu gọi sự hỗ trợ, sẽ không khó để nhận được sự giúp đỡ.
Lời khuyên chung sẽ là:
1. Giữ quan hệ tốt với các giáo sư trong khoa và văn phòng sinh viên quốc tế.
2. Tận dụng nhiều hơn các nguồn resource của trường. Đa phần các trường đều có dịch vụ tutor miễn phí, nếu bạn gặp khó khăn trong học tập, hãy mạnh dạn xin tutor, vừa tăng khả năng giao tiếp, thêm bạn bè và học tập.
Nếu có vấn đề về sức khỏe hay thấy không ổn tâm lý thì các trường đều có đơn vị giúp đỡ bạn. Các trường lớn thường có bảo hiểm y tế khá tốt. Nếu có vấn đề về sức khỏe, hãy đến trung tâm y tế của trường để thăm khám. Các bạn nữ có thể tìm giải pháp tránh thai miễn phí ở đây.
3. Nên liên hệ và giữ mối quan hệ tốt với sinh viên VN, cộng đồng du học sinh trong trường, đặc biệt là các anh chị khóa trên. Du học sinh có cùng hoàn cảnh nên cũng dễ dàng giúp đỡ nhau hơn. Các bạn chị khóa trên là nguồn resource quý giá để giúp các bạn tìm việc, tìm intern, mua xe, thuê nhà khi chuyển ra ngoài sinh sống.
Bạn có kinh nghiệm tương tự như thế này thì chia sẻ thêm với mọi người nhé!
Tác giả: Anh Le
Nhóm: Hội cha mẹ du học sinh VN tại Mỹ