• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2022
  • April
  • 17
  • Trải lòng của du học sinh: ‘Đi xa để trưởng thành’

Trải lòng của du học sinh: ‘Đi xa để trưởng thành’

Dante Luong
17/04/202229/05/2022 No Comments
du học mỹ du học sinh mỹ

Mình là Quân Diệu, là sinh viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Concordia Chicago. Nhắc đến du học sinh, ta sẽ nhắc đến những cá nhân rời xa quê hương để học tập và phát triển bản thân tại một đất nước khác. Bên cạnh việc duy trì kết quả học tốt, họ còn phải học cách chăm sóc bản thân mình. Trong bài viết mình này, mình muốn chia sẻ những trải nghiệm trong suốt 4 năm làm du học sinh tại Hoa Mỹ.

Sự tự lập thôi thúc

Tốt nghiệp loại ưu tại trường một trong những trường đại học chất lượng ở Việt Nam, thật không khó để mình có thể kiếm được việc làm trước khi cả tốt nghiệp. Mình trở thành một giáo viên tiếng Anh tại một trung tâm Anh ngữ cũng như làm thêm công việc phiên dịch các giấy tờ và dẫn chương trình để thêm thu nhập. Tầm nhìn về một ‘cuộc sống ổn định‘ không còn xa vời nếu mình cố gắng trong vài năm trở lại.

Thế nhưng, tính cách không ngừng học hỏi cùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã thôi thúc mình đi du học ở nước ngoài. Mình được thầy cô giảng viên khuyên rằng nên tiếp cận nền giáo dục chất lượng ở Hoa Kỳ nếu như muốn phát triển kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy. Ngoài ra, nếu như một sinh viên sau khi tốt nghiệp cần hai năm kinh nghiệm làm việc thì mình đã quyết định chọn ngôi trường không yêu cầu điều đó và theo học. Ngay khi nhận được giấy mời nhập học cùng visa du học sinh, mình đã xách va ly đến xứ người ở độ tuổi 24-độ tuổi họ hàng và bạn cùng lớp mình nói là còn ‘quá trẻ’ để gọi là ‘thạc sĩ’.

Khởi đầu cho sự trưởng thành

Bước chân ra khỏi quê hương chưa bao giờ là một điều dễ dàng đới với mình. Khi còn ở Việt Nam, mình chỉ cần tập trung học thật tốt và để gia đình lo cho mình bữa ăn cùng với công việc nhà. Sang tới đất nước Mỹ, đây lại chính là điều mình phải học cách cân bằng với việc học.

Không ai đem lại cho mình bữa ăn, và “Muốn ăn phải lăn vào bếp”. Khi còn ở Việt Nam, bà ngoại chẳng bao giờ cho mình vào bếp mà chỉ riêng em gái mình phải học bởi bé sẽ đi lấy chồng vào ngày nào đó. Thế nhưng, khi ở bên đây, không nấu ăn là mình sẽ ‘chết đói’. Mình phải tự học từ chiên với dầu đến luộc nước sôi, lâu dần mình dần quen với việc bếp núc.

Không ai chăm sóc sức khỏe cho mình, ngoại trừ mình. Khi còn ở Việt Nam, mình được chăm sóc đến từng bữa ăn hễ khi mình bị cảm hay sốt. Ở đây, mình phải biết bảo vệ bản thân mình khỏi những đợt sốt rét và cảm cúm. Và rồi khi mình đau họng hay sổ mũi, mình biết rằng mình phải đi mua thuốc ở đâu.

Lúc còn ở Việt Nam, mình không cần làm việc nhà, nhưng khi sang đây, mình phải để hoạt động này vào trong ‘thời khóa biểu’ của mình. Người bạn cùng nhà đầu tiên của mình là một người vô cùng ngăn nắp nên dọn dẹp thường xuyên là điều bạn luôn khuyên mình. Bên cạnh việc dặn dò mình phải rửa chén sau mỗi bữa ăn hoặc tắt đèn khi không ra ngoài để tiết kiệm điện, bạn cũng là người dặn mình mỗi tuần thay phiên nhau dọn nhà vệ sinh hay dọn dẹp nhà cửa để mọi thứ trong gọn gàng sạch sẽ hơn. Theo thời gian, tiêu chí ‘sống sạch sẽ’ trở thành một điều cần có mỗi khi mình dọn vào nơi ở mới của mình.

Quản lý tài chính

Trước khi bước sang Mỹ, dù có theo dõi các kênh Youtube về du học sinh sử dụng tài chính, mình cũng làm ngơ trước điều đó bởi mình còn lệ thuộc nhiều vào gia đình. Nhưng rồi khi dịch bệnh COVID-19 ‘đóng băng’ mọi doanh nghiệp cùng nhiều nguồn tài chính, tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu là hai điều mình học được.

Những ngày đầu tháng luôn là ngày mình phải trả tiền nhà, nhưng vì đã có gia đình, mình chưa bao giờ phải đắn đo trả một mạch kèm theo nhưng phí điện nước và tiền wifi. Mãi sau này, sau bao nhiêu biến cố, mình đã học được rằng mình nên biết cách dành dụm tiền bạc dù bạn đang ở nhà thuê một mình hoặc ở chung với ai khác.

Không có xe máy hoặc sắm một chiếc xe hơi để lại, phương tiện công cộng cùng đôi chân là hai cách mình dùng để đi lại trong thành phố. Những năm đầu tiên, mình phải mất vài đồng lẻ cho mỗi chuyến đi nhưng dần nhận ra việc mua gói ưu đãi trong một tháng giúp mình tiết kiệm trong mỗi chuyến đi.

Tàu điện Ventra -Phương tiện di chuyển quen thuộc của mình tại Chicago (Nguồn: Chicago Studies)

Mỗi tuần đi siêu thị cũng là lúc mình suy nghĩ rất nhiều. Không biết lên danh sách các nguyên liệu cần mua, mình thấy thích hoặc thiếu trong tủ lạnh là mình sẽ mua. Trong một lần mình nấu các món ăn đều sử dụng nguyên liệu phức tạp, người bạn cùng nhà đầu tiên của mình thấy vậy liền hỏi: “Mỗi lần bạn nấu một món ăn cầu kỳ như vậy, bạn có thấy phí tiền không?”. Lời khuyên của bạn đó đã giúp mình nhận ra sống vui vẻ là khi ta mua những thứ dùng trong lâu dài thay vì chi tiêu cho thứ mình thích ngay lúc đó.

Xây dựng tình bạn nơi xứ lạ

Trước khi bước sang một nơi mới để phát triển sự nghiệp, một người anh của mình đã nói với mình: “Học cách sống một mình, vì không phải ai đến cũng ở lại”. Khi nhìn lại, mình dần nhận ra được câu nói trên đúng đến không ngờ!

Mình từng học với những người bạn, những anh chị lớn tuổi và giàu kinh nghiệm. Vì sẽ cùng đồng hành trong thời gian dài nên mình đã không ngần ngại chia sẻ chuyện quá khứ và dự định của tương lai. Nói là giúp đỡ là thế nhưng rồi khi họ xách va ly sang tiểu bang khác sinh sống, mình lại một lần nữa thấy được nỗi cô đơn mà mình sẽ trải nghiệm.

Không chỉ gặp nhau trên lớp, đôi khi ta sẽ còn gặp nhau trong những buổi xem phim hoặc ăn tối. Dù rằng thời gian đầu, mình cũng sẽ ngồi lại và trò chuyện rất vui nhưng khi bữa tiệc tàn, ta biết rằng sẽ có những bữa ăn chỉ có một mình mà thôi. Theo thời gian, mình chỉ học được cách chấp nhận và nhận rằng được, nỗi cô đơn cũng có niềm vui bên trong đó.

Có những bữa ăn chỉ riêng một mình bạn mà thôi! (Nguồn: Dante Luong)

Đặt chân đến vùng đất mới

Đi du học không chỉ đến và học tập mà còn là một cơ hội khám phá những vùng đất mới. Là một người chỉ biết đến Nhà trắng qua các bản thời sự hay chỉ biết được Times Square qua các phim bom tấn Hollywood, du học Mỹ đã cho mình cơ hội đặt chân đến những nơi đó và nhiều hơn thế nữa.

Mình từng gặp nhiều anh chị hoặc các bạn cùng trang lứa đã từng chạy xe xuyên tiểu bang thăm các vùng hoang dã ở Michigan hay Arizona. Có bạn còn sẵn sàng thăm một thành phố từ năm này qua năm nọ. Với mình, dù không được đi nhiều bởi lịch học dày đặc cùng hạn chế tài chính, nhưng mỗi thành phố mình đến thăm là một trải nghiệm đáng nhớ. Từ cánh đồng rộng lớn về đêm tại Wisconsin đến sa mạc rộng lớn ở tiểu bang Nevada, tất cả đều là những dòng nhật ký đáng nhớ mỗi khi mình ghé thăm lại.

Thành phố Las Vegas xa hoa lộng lẫy (Nguồn: Dante Luong)
Lễ hội đèn lồng tại Wisconsin 2019 (Nguồn: Dante Luong)

Tạm Kết

Đi xa là để mở mang kiến thức, đi xa là để khám phá thế giới, và đi xa là để trưởng thành. Dù rằng mình đã học được rất nhiều điều nhưng còn nhiều điều nữa cần nghiệm nếu mình muốn trưởng thành. Đối với mình, hành trình du học vẫn còn rất dài và còn quá nhiều thử thách.

Post navigation

Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Hành trình đến Tiến sĩ Y Sinh ở Hopkins của 9x Việt Sao Ly
Hành trình du học năm đầu tiên tại trường Texas Christian University

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

April 2022
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes