• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • May
  • 1
  • Giai thoại về sự ra đời của Đại học Stanford

Giai thoại về sự ra đời của Đại học Stanford

duhtvn
01/05/201302/05/2013 No Comments
Đại học Stanford, sưu tầm từ internet
Đại học Stanford, sưu tầm từ internet

Vào năm 1884, ông bà Leland Stanford đã thức trắng nhiều đêm bên giường bệnh của con trai bị bệnh thương hàn. Và chính vào buổi sáng mà đứa con trai thở hắt hơi cuối cùng, vì quá mệt mỏi ông bà đã thiếp đi. Khi người ta đánh thức họ thì đã quá muộn. Leland Stanford lặng lẽ quay lại nói với vợ:

“Từ nay tất cả trẻ em California sẽ là con cái của chúng ta.”

Ngay trong năm, ông bà Stanford đã tới thăm các trường đại học Mỹ có tên tuổi như Cornell, Yale, Harvard và học viện công nghệ Massachusetts để thảo luận việc hiến tặng đất để mở rộng các trường này. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận với chủ tịch đại học Harvard, ngài Eliot, ông bà Stanford đã quyết định tự xây dựng một trường đại học mới: Đại học Stanford. Sau đây là một giai thoại về việc ông bà đến trường Harvard.

Một cặp vợ chồng bước vào văn phòng chủ tịch trường đại học Harvard. Người phụ nữ mặc chiếc váy vải bông kẻ carô đã bạc màu, người chồng khoác lên người một bộ đồ vét vải bông thô nhưng đã cũ xơ xác. Thoáng nhìn qua bộ cánh tầm thường của hai vợ chồng nhà nọ, cô thư ký ngồi trước cửa văn phòng ông chủ tịch hiểu ngay rằng cặp vợ chồng quê mùa này hẳn lạc đường, họ chẳng có việc gì dính dáng đến trường Harvard trứ danh. Cô thư ký cau mày khi nghe người đàn ông nói:

“Chúng tôi muốn xin gặp ông chủ tịch.”

“Ông ta bận cả ngày”, cô thư ký đáp.

“Không sao, chúng tôi sẽ chờ”, người vợ trả lời.

Suốt mấy tiếng đồng hồ tiếp theo, ông chủ tịch ra vẻ mặt lạnh lùng của một nhân vật quan trọng, chủ tịch lơ đãng nghe người phụ nữ nói:

“Chúng tôi có một đứa con trai từng theo học một năm tại trường Harvard của ngài. Cháu yêu trường lắm và cảm thấy sung sướng vì đã được học ở đây. Nhưng chẳng may con tôi đã chết trong một tai nạn. Tôi và chồng tôi muốn xin ngài để chúng tôi làm một cái gì đó kỷ niệm cháu ngay trong khuôn viên trường…”

Ông chủ tịch vội ngắt lời người phụ nữ:

“Chúng tôi không thể dựng tượng cho tất cả những người đã từng học ở Harvard và đã chết. Nếu chúng tôi có làm thì chỗ đó phải là nghĩa địa.”

“Ồ không!”, người phụ nữ vội nói: “Chúng tôi không nói tới việc dựng tượng. Vợ chồng tôi muốn tặng cho trường Harvard một tòa nhà.”

Vị chủ tịch nọ nhìn chằm chằm vào bộ đồ kẻ carô bạc màu của người phụ nữ và buột miệng:

“Một tòa nhà! Thế bà có biết một tòa nhà trị giá bao nhiêu không? Chúng tôi phải bỏ ra bảy mươi triệu rưỡi đô-la mới dựng lên ngôi trường này đấy!”

Người phụ nữ với dáng vẻ nghèo nàn im lặng trong giây lát, rồi quay sang nhìn chồng:

“Để xây dựng một trường đại học chỉ cần bấy nhiêu thôi sao? Thế tại sao chúng ta không tự xây lấy một cái nhỉ?”

Người chồng gật đầu. Sau cuộc nói chuyện trên, cặp vợ chồng nọ tìm tới vùng Palo Alto (bang California), nơi họ bỏ tiền xây dựng nên một ngôi trường đại học mới mang tên họ – trường đại học tổng hợp Stanford. Người vợ mặc chiếc váy carô bạc màu cùng người chồng khoác bộ vải bông thô đã cũ xơ xác không ai khác chính là ông bà Jane và Leland Stanford, một trong 4 gia đình giàu nhất nước Mỹ thế kỷ 19.

Đại học Stanford được thành lập bởi Leland Stanford, trùm tư bản về đường xe lửa và Thống đốc California, và vợ ông, Jane Stanford. Trường được đặt theo tên người con duy nhất của hai vợ chồng, Leland Stanford, Jr., anh chết do bệnh thương hàn khi còn trẻ.

Nếu chỉ để thư giãn, bạn có thể dừng tại đây, nhưng nếu muốn biết sự thật, bạn có thể tham khảo phần ghi chú của người sưu tầm ở dưới.

Bình Minh (st)

 

Ghi chú của người sưu tầm:

Thực ra câu chuyện trên chỉ là một giai thoại không có thực. Trên trang web của Đại học Stanford đã giải thích cụ thể vấn đề này. Thực chất là ông bà Stanford có đến tham vấn Hiệu trưởng Eliot để xây dựng một trường đại học, một trường về kỹ thuật hay một viện bảo tàng. Eliot đã khuyên nên xây một trường đại học.

Ông bà Stanford còn đến các trường nổi tiếng khác để tham khảo gồm Cornell, MIT, và Johns Hopkins. Hơn thế, rất là khó tin việc Standford, ông trùm tư bản ngành đường sắt và cựu thống đốc Bang California lại phải chờ ở văn phòng của Hiệu trưởng trường Harvard.

Với giải thích của Stanford, Charles William Eliot đã đóng vai trò tích cực trong việc ra đời của Đại học Stanford theo nghĩa tích cực chứ không phải theo chiều ngược lại. Eliot là một trong những hiệu trưởng nổi tiếng nhất của Đại học Harvard và ông đã giữ cương vị này trong 40 năm (dài nhất lịch sử Harvard). Ông là người đã có công biến Harvard từ một trường tỉnh (Provincial College) thành một đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ. Eliot cũng được xem là một trong những nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ.

Nguyên bản phần giải thích của Đại học Stanford về việc ông bà Stanford đến Harvard tại:

http://www-sul.stanford.edu/depts/spc/uarch/faq.html

“A widely-circulated tale describes Leland and Jane Stanford’s supposed visit to Harvard University’s president, dressed in a suit of homespun cloth and a faded gingham dress. Harvard’s president, the story goes, rebuffed their offer of money for the University (to be given in memory of their son, Leland Jr.), and so the couple went west and founded Leland Stanford Junior University.

Leland Stanford Junior was just short of his 16th birthday when he died of typhoid fever in Florence, Italy on March 13, 1884. He had not spent a year at Harvard before his death, nor was he “accidentally killed.” Following Leland Junior’s death, Leland and Jane Stanford determined to found an institution in his name that would serve the “children of California.”

Detained on the East Coast following their return from Europe, the Stanfords visited a number of universities and consulted with the presidents of each. The account of their visit with Charles W. Eliot at Harvard is actually recounted by Eliot himself in a letter sent to David Starr Jordan (Stanford’s first president) in 1919. At the point the Stanfords met with Eliot they had not yet decided whether to establish a university, a technical school or a museum. Eliot recommended a university and told them the endowment should be $5 million. Accepted accounts indicate that Jane and Leland looked at each other and agreed they could manage that amount.

The thought of Leland and Jane Stanford, by this time quite wealthy, arriving at Harvard in a homespun threadbare suit and faded gingham dress is amusing, but highly inaccurate. It also is unlikely that Leland Stanford, a former governor of California and well-known railroad baron, and his wife Jane were knowingly kept waiting outside Eliot’s office. The Stanfords also visited Cornell, MIT, and Johns Hopkins.

Leland and Jane Stanford established two institutions in Leland Junior’s name – the University and the Museum, which was originally planned for San Francisco, but moved to adjoin the university.”

Thông tin về Eliot tại http://en.wikipedia.org/wiki/Charles_William_Eliot

 

Post navigation

Ba điều dối trá ở Harvard
ĐẾN GẦN

Related Articles

BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”

Dante Luong
01/07/202201/07/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ AVSPUS nhân vật Việt VFS Vũ Trần

Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng

Phương Uyên
30/06/202230/06/2022 No Comments
Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”

Dante Luong
29/06/202229/06/2022 No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • BV-01 Bài dự thi HTNM10 “Ha Noi in mind – New York in heart ”
  • Vũ Trần – chàng trai 9x đam mê tài chính và các dự án cộng đồng
  • PIC-01 Bài dự thi HTNM10 “Hành Trình Mới-Khám Phá Mới”
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Hội tụ và khám phá
  • VENUSA CUP 2022 – Giải thưởng lên đến hơn $1200!
  • Vòng Tay Nước Mỹ 10: “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”
  • Cuộc thi “Hành trình nước Mỹ” đã trở lại với chủ đề “Cảm ơn, bước tiếp!”
  • “Big Tech đang ngừng tuyển, Startups sa thải nhân viên”: Lời đồn hay sự thật?
  • Quy trình phỏng vấn tại Facebook
  • Top 10 trường đại học Mỹ nổi bật trong năm 2022

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

May 2013
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes