• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2013
  • December
  • 5
  • Hàn Quốc và bài học 40 năm cho Việt Nam

Hàn Quốc và bài học 40 năm cho Việt Nam

Kap Thanh Long
05/12/2013 No Comments
Sự phát triển của giáo dục đại học Hàn Quốc trong thời gian 40 năm qua rất đáng làm bài học đế Việt Nam tham khảo.

Nói đến Hàn Quốc, có lẽ nhiều người trong chúng ta không khỏi ngưỡng mộ. Hàn Quốc có một số nét tương đồng với Việt Nam: phông văn hóa Khổng giáo, cũng trải qua chiến tranh, và cũng từng có thời bị ngoại bang đô hộ… Trong thập niên 1960, thu nhập bình quân của Hàn Quốc tuy có cao hơn thu nhập của người Việt (chỉ tính miền Nam) nhưng mức độ khác biệt không cao.

Nhưng chỉ sau 40 năm, từ một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, Hàn Quốc đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ, và vươn lên trở thành một cường quốc công nghệ.  Thu nhập bình quân của người dân Hàn Quốc hiện nay là 20.510 USD, cao hơn Việt Nam gần 20 lần.

Ngày nay, Hàn Quốc đã sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.  Sản phẩm của xứ Kim chi có mặt toàn cầu, với mức giá không hề thấp hơn so với các cường quốc công nghệ ở châu Âu, Mỹ hay Nhật.  Nhiều người Việt, trong đó có tôi, nhìn sự phát triển của Hàn Quốc một cách ngưỡng mộ, tự hỏi làm thế nào họ đạt được sự phát triển ngoạn mục như thế? Và liệu chúng ta cũng có thể phát triển như họ?

Hàn Quốc, seoul, giáo dục, phát triển kinh tế
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc

Giáo dục cũng phát triển ấn tượng

Không chỉ phát triển về kinh tế, mà hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc cũng phát triển rất ấn tượng.  Năm 1945, sau khi giành được độc lập, Hàn Quốc chỉ có 7.819 sinh viên. Nhưng đến năm 1998, tỉ lệ ghi danh đại học đã 98%, cao nhất trong các nước thuộc khối OECD!

Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học.  Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu tạo được uy danh trên trường quốc tế.

Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES).  Nhiều đại học khác như Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan, Sogang, Inha, v.v… cũng đã trở thành những cái tên đáng kính nể trong vùng và trên thế giới.  Các đại học Hàn Quốc, công cũng như tư, đã thu hút sinh viên ngoại quốc, kể cả Việt Nam, đến theo học.

Phát triển đại học dẫn đến phát triển khoa học và công nghệ.  Hiện nay số nhà nghiên cứu toàn thời gian (full-time) của Hàn Quốc là 236 ngàn người.  Con số này còn cao hơn Pháp (211 ngàn), Anh (175 ngàn), nhưng thấp hơn Đức (284 ngàn).

Hàn Quốc cũng đã có một số trung tâm nghiên cứu lớn và có uy tín cao.  Viện nghiên cứu tiên tiến của Hàn Quốc (KAIST), một mô hình mà Nhật Bản đã mô phỏng để tạo nên viện JAIST, là một trung tâm nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới.

Về số lượng ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế, Hàn Quốc đã có một bước nhảy vọt chẳng kém gì Trung Quốc.  Năm 1990, tổng số bài báo khoa học từ Hàn Quốc trên các tập san khoa học quốc tế chỉ 1.382 bài (tức xấp xỉ con số của Việt Nam hiện nay). Vậy mà đến năm 2008, con số này đã là 26.690 bài, tức tăng 20 lần trong vòng chưa đầy 20 năm!

Những nghiên cứu mạnh của Hàn Quốc (qua số ấn phẩm khoa học) là y sinh học (chiếm 35% tổng số ấn phẩm khoa học),  khoa học tự nhiên (37%) và kĩ thuật (26%).  Số bằng sáng chế đăng kí ở nước ngoài (chủ yếu là Mĩ, châu Âu và Nhật) tăng từ 1.382 năm 2002 lên 3.158 vào năm 2005.  Số bằng sáng chế đăng kí trong nước tăng từ 45.298 năm 2002 lên 123.705 vào năm 2007.

Hàn Quốc, seoul, giáo dục, phát triển kinh tế
Khuôn viên Đại học Yonsei, một trong những đại học tư thục lâu đời và danh tiếng của Hàn Quốc

Vòng tròn phát triển

Cố nhiên, phát triển giáo dục và khoa học, và tăng trưởng kinh tế tương tác lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra thị trường lao động cho sinh viên đại học và cao đẳng, và cung cấp tiền cho Nhà nước đầu tư vào giáo dục đại học.  Giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế.

Nhưng vòng tròn phát triển giáo dục – kinh tế – giáo dục này sẽ không thể nào có được nếu không được sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ nước này.  Câu hỏi đặt ra là, bằng cách nào Chính phủ Hàn Quốc có thể tạo ra một vòng tròn phát triển ấn tượng trong 4 thập niên qua.

Có thể trả lời câu hỏi này qua 3 yếu tố: phát triển giáo dục cơ sở, vai trò của trường tư, và quan tâm đến chất lượng.

Giáo dục cơ sở. Quá trình phát triển giáo dục đại học của Hàn Quốc tùy thuộc một phần vào hệ thống giáo dục tiểu học và trung học.  Nhìn vào bảng số liệu phía dưới bài này, chúng ta thấy số học sinh tiểu học tăng đến mức đỉnh vào những năm cuối thập niên 1960, và số học sinh trung học tăng đến mức đỉnh vào thập niên 1970 và 1980.  Sự tăng trưởng này tạo nên một áp lực “nút chai” cho đại học.  Chính vì thế mà hệ thống đại học phải phát triển để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại chúng.

Theo một phân tích của các chuyên gia Hàn Quốc, phát triển giáo dục tiểu học và trung học cũng góp phần quan trọng vào việc tạo nên nền kinh tế công nghiệp như hiện nay.  Hệ thống giáo dục tiểu học cung cấp nhân lực cho các ngành công nghiệp nhẹ trong thập niên 1960 và 1970.  Giáo dục trung học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp cao hơn và nặng như hóa học vào thập niên 1970 và 1980, thời gian mà Hàn Quốc đang ở giữa giai đoạn công nghiệp hóa.

Giáo dục đại học chỉ trở nên quan trọng vào thập niên 1990, khi kinh tế tri thức và kinh tế dựa vào công nghệ tiên tiến bắt đầu hình thành.  Do đó, nền kinh tế của Hàn Quốc có sự đóng góp quan trọng của hệ thống giáo dục cơ sở, chứ không phải chỉ giáo dục đại học.

Vai trò của trường tư. Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học gia tăng nhanh chóng, trong khi hệ thống GD công không đủ đáp ứng, hệ thống GD tư nhân đã hình thành.  Hơn 80% sinh viên Hàn Quốc theo học tại các đại học tư.

Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các đại học tư thục bằng cách chuyển đầu tư cho giáo dục trung học và tiểu học sang giáo dục đại học tư.  Một điều đáng chú ý là Chính phủ Hàn Quốc cho các đại học tư tự chủ về tài chính và tuyền sinh.  Ngày nay, có thể nói rằng số đại học tư của Hàn Quốc có tên tuổi trên trường quốc tế không thua kém đại học công.

Chất lượng giáo dục. Vì sự tăng trưởng nhanh của giáo dục đại học, Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề chất lượng.  Họ dùng 3 phương tiện để kiểm soát chất lượng.

Thứ nhất là phát triển hệ tiêu chuẩn để công nhận đại học và chương trình giảng dạy (accreditation).  Thứ hai, dùng các chỉ tiêu về thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để cấp ngân sách cho đại học.  Thứ ba, Chính phủ và giới kĩ nghệ đầu tư vào nghiên cứu khoa học và dùng nghiên cứu khoa học làm thước đo để cung cấp ngân sách cho các đại học.  Hiện nay, khoảng 3,5% GDP của Hàn Quốc dành cho nghiên cứu và phát triển, và tỉ trọng này thuộc mức cao nhất trong các nước OECD.

Mô hình giáo dục đại học của Hàn Quốc là một hỗn hợp giữa hai mô hình Đức và Mĩ.  Mô hình giáo dục đại học của Đức (mô hình Humboldt) nhấn mạnh đến tự do học thuật, đào tạo những chuyên gia tinh hoa (elite), và cơ cấu khoa bảng rất “giai cấp”.  Mô hình của Mĩ mở rộng đại học cho đại chúng, sinh viên phải đóng tiền, khuyến khích tư nhân, và hệ thống tín chỉ.

Do đó, giới khoa bảng Hàn Quốc ngày nay hưởng một chế độ tự do học thuật thoải mái hơn các nước trong vùng.  Giáo sư được xã hội kính trọng, và ý kiến của họ được xem trọng.

Cùng với việc mở rộng đại học cho đại chúng, Hàn Quốc cũng cố gắng xây dựng các đại học elite, đại học đặt nặng về nghiên cứu khoa học, và cho đến nay hai “hệ thống” đại học này song hành nhau và bổ sung cho nhau.  Thật ra, trong những năm sau này, hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc có mô hình theo hệ thống của Mĩ gần như tuyệt đối.  Điều này cũng dễ hiểu vì rất nhiều giáo sư đại học của Hàn Quốc được đào tạo từ Mĩ hoặc là Hàn kiều hồi hương, và những người này đã xây dựng và góp phần vào sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục đại học Hàn Quốc.

Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế tri thức.  Nhận thức được vai trò này, Hàn Quốc phát động hàng loạt chương trình nhằm nâng cao kinh tế tri thức của Hàn Quốc.  Những chương trình như World Class University (đại học đẳng cấp quốc tế), Humanity Korea, Social Science Korea, v.v… đã được triển khai từ đầu năm 2000 và đem lại nhiều thành tựu đáng nể như đã nói ở trên. Còn  nghiên cứu khoa học xã hội của Hàn Quốc từ con số gần 0 ngày nay đã chiếm gần 4% tổng số ấn phẩm khoa học của Hàn Quốc.

Tóm lại, sự phát triển của giáo dục đại học Hàn Quốc trong thời gian 40 năm qua rất đáng làm bài học đế Việt Nam tham khảo.

Bài học quan trọng nhất có lẽ là cần phải hoàn thiện hệ thống giáo dục trung và tiểu học trước khi có được một hệ thống đại học có chất lượng cao.  Bài học khác là cần phải quan tâm đến chất lượng đào tạo trong khi mở rộng hệ thống đại học tư nhân.  Bài học thứ ba là các giá trị Khổng giáo, cộng với mô hình đại học của Mĩ và Đức đã giúp Hàn Quốc có được một nền đại học hiện đại và nhân văn.

Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng một nền giáo dục đại học như Hàn Quốc, nhưng cần phải có một chương trình cải cách lâu dài và có hệ thống.

Bảng: Một số thống kê về giáo dục Hàn Quốc

1965 1975 1985 1995 2005 2010
Số học sinh tiểu học (1.000 người) 4.941 5.599 4.857 3.905 4.023 3.299
Số học sinh THCS (1.000 người) 751 2.026 2.782 2.482 2.011 1.975
Số học sinh TH (1.000 người) 426 1.123 2.153 2.158 1.763 1.962
Số sinh viên ĐH (1.000 người) 127 221 1.192 2.212 3.208 3.224
Sinh viên sau ĐH 3.842 13.870 68.178 112.728 276.918 316.633
GDP đầu người (USD) 106 608 2.368 11.468 17.551 20.510
Ngân sách GD (triệu KW) 15.331 227.925 2.492.308 12.495.810 27.982.002 41.627.519
Ngân sách cho GDĐH  (triệu KW) 1.915 2.0439 196.691 1.105.913 2.537.458 4.635.494
Chi tiêu cho R&D (triệu KW) 42.664 1.155.156 9.440.606 24.155.414 37.928.500

Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn (từ Úc)/Vietnamnet

Post navigation

Một nghiên cứu sinh cảm nhận mô hình chăm sóc trẻ em ở Mỹ
Cảm nhận Austin, Texas

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

December 2013
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  
« Nov   Jan »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes