Sau khi bài báo Người Việt không nên bỏ tiền du học được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả, sau đây là một số ý kiến phản hồi bài viết:
Vu Nguyen Không phục bài viết. 4 điều đầu là ý kiến chủ quan, có thể áp dụng cho tác giả nhưng lại không đúng cho người khác. Điều thứ 5 thì chả có dẫn chứng số liệu gì cả. Không biết là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sau khủng hoảng ngày càng giảm à? Mà học ở đại học sao so sánh với học ở Internet? Kiến thức công nhận không phải là không tự học được nhưng cái du học dạy một người là kỹ năng (làm nhóm, thuyết trình, quan hệ), là kinh nghiệm (qua projects) và là trải nghiệm. Nên coi đại học là đầu tư lâu dài, kể cả làm lương ở VN 20 tr 1 tháng thì cũng sẽ thu vốn học đại học sau tầm 20 năm trên mặt kinh tế. Còn kinh nghiệm và kỹ năng thì ko định giá được. Nhưng cuối cùng cũng là tùy bản thân có tự phấn đấu hay không mà thôi.
Ngoc Dang Cung thuc te. Nhung ai cung nghi thuc te ntn thi minh nghi the gioi se co nh nhung han che. Vi du nhu giao luu du hoc sinh, co hoi co xat quoc te, co hoi trai nghiem, v.v… Minh thay di du hoc k chi la phong trao dau, no doi hoi no luc va quyet tam rat lon cua ban than du hoc sinh. Doi voi nh ban di du hoc chinh la uoc mo.
Khoa Vu Bài viết này cho thấy tác giả thuộc về số ít những người VN kém tự tin về bản thân và về người VN nói chung.
1) Về ngôn ngữ: hiện tại người VN học thêm 1 thứ tiếng thứ 3 ko phải là ít, vì đơn giản đó là nhu cầu chung của xã hội, và việc cần biết thêm một thứ tiếng thông dụng nữa là cần thiết. Vì thế, nhiều trường học đã bắt buộc học sinh phải học thêm một thứ tiếng nữa bất kể là bạn có phải là sinh viên quốc tế hay không.
2) Phân biệt chủng tộc: Điều này thừa nhận là xã hội vẫn còn tồn tại racism. Nhưng nước Mỹ đã qua đến cái thời gọi là Post-racial America, khi mà đất nước bắt đầu thừa nhận những điểm mạnh của văn hoá đa chủng tộc mang lại. Việc đất nước Mỹ thừa nhận tổng thống da đen đầu tiên, thừa nhận người da màu (Mexican, Vietnam, Middle Eastern) trong quốc hội mỹ, hay là việc đẩy mạnh sự hỗ trợ về mặt giáo dục cho các sinh viên không có giấy tờ là một minh chứng rõ ràng cho chuyện này.
3) Con người VN của chúng ta thành công ở Mỹ. Và điều đó là điều cần phải công nhận. Từ mảng học thuật: chúng ta có giáo sư VN ở các trường lớn không ít (Vũ Quang Việt, Trần Ngọc Anh, Vũ Hữu Tường, Trần Hoài Minh,…) đến mảng kinh doanh như người VN mua lại cả thị trấn ở Wyoming hay những bạn rất thành công ở các công ty lớn. Kỳ thị chủng tộc là điều lúc nào cũng tồn tại trong xã hội, nhưng quyết định đầu tranh vượt qua chuyện đó là lựa chọn của từng cá nhân.
4) Ngoại hình: Không biết bạn nói chuyện gì nữa? Bạn đã từng nhìn thấy Stephen Hawking, người đứng đầu trong giới vật lý vũ trụ? Bạn đã từng nhìn thấy Jack Ma, một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới? Còn nói về VN thì vô kể những người thành công mà không cần phải “đẹp trai cao ráo” như bạn kể. Bản thân tôi là người đã từng làm người phỏng vấn, chưa bao giờ tôi thấy một mục nào trong điều cần phỏng vấn ghi: Người được phỏng vấn cao bao nhiêu? Mắt xanh hay mắt đen?
5)…Bạn không có kiến thức về kinh tế: Xin đọc lại các báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của mỹ ở Bureau of Labor Statistic (bls.gov)
6) Nếu một cái bằng online hoặc tự học có khả năng cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho người học, thì có lẽ một người sinh viên Harvard cũng chẳng khác mấy so với một người sinh viên tốt nghiệp từ một trường củ chuối? Phải không bạn?
Ban Biên tập