• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
    • Cuộc thi HTNM-11 năm 2023
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
    • Vòng Tay Nước Mỹ 11 – Los Angeles Metropolitan Area
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • January
  • 13
  • Thực tế khắc nghiệt ở trường điện ảnh

Thực tế khắc nghiệt ở trường điện ảnh

Kap Thanh Long
13/01/201412/02/2015 Comments Off on Thực tế khắc nghiệt ở trường điện ảnh

Bạn yêu thích các bộ phim? Có thể bạn cũng đang viết một kịch bản phim, và bạn mơ ước một ngày sẽ đạo diễn một bộ phim của chính mình? Bạn nghĩ rằng một trường dạy làm phim là nơi hoàn hảo để bạn theo đuổi ước mơ của mình?
Bài viết dưới đây của Genevieve Wong, người đang học tại Trường đào tạo điện ảnh, Đại học New York sẽ cho bạn một vài lời khuyên chân tình.

Giờ thực hành của sinh viên ngành điện ảnh
Giờ thực hành của sinh viên ngành điện ảnh

 Trường đào tạo điện ảnh, Đại học New York là một trong những trường tốt nhất, nhưng tôi có thể nói rằng theo học ở đây thực sự là một trải nghiệm để trưởng thành nhưng cũng là một thách thức lớn. Tôi là sinh viên năm cuối ở đó, nhưng tôi không có một công việc đảm bảo nào sau khi tốt nghiệp và điều đó khiến tôi sợ hãi vô cùng. Tôi bắt đầu với những ước mơ mà mọi người ai  cũng mơ ước – đó là trở thành một đạo diễn phim, hoặc ít nhất là làm việc cho truyền hình. Tôi muốn sáng tạo ra những bộ phim hài lãng mạn và khiến mọi người phải bật cười. Đại học New York dường như là con đường vô cùng đúng đắn để đến được đó. Không phải để phàn nàn gì, nhưng chẳng có ai đỡ lưng cho tôi và tôi dường như không có lấy một mối quan hệ với Hollywood nào cả.

Nói trắng ra thì ở trường dạy làm phim bạn sẽ vượt qua được thôi – với rất nhiều tiền. Trong khi mẹ tôi chi trả cho những khoản phí lớn – gần $40,000 một năm bao gồm học phí, tiền nhà ở và phí cho xưởng phim, tôi chắt bóp tiết kiệm để có thể có $10,000 việc thực hiện bộ phim của tôi. Một bộ phim chuyên nghiệp sẽ tốn $1000 mỗi phút. Bộ phim này có vai trò như danh thiếp của tôi ở Liên hoan Phim Sundance (liên hoan này nhận rất ít phim ngắn). Và nếu tôi may mắn, liên hoan này sẽ chiếu phim của tôi và nếu tôi còn may mắn hơn, một đại lý phim nào đó sẽ xem nó và ký hợp đồng với tôi. Đại lý này sẽ cho tôi công việc, với một ít từ sự giúp đỡ của những mối quan hệ tôi tạo dựng khi học ở trường. Nghe cũng giống một bộ phim đấy chứ?

Bạn sẽ tìm việc như thế nào ở thành phố này?

Tôi từng là trợ lý sản xuất cho South Park vài năm trước. Tôi có công việc đó qua người quen, nhưng sau đó may mắn không mỉm cười với tôi, tôi luôn bị những công việc khác từ chối. Tôi bị Blue’s Clues từ chối! Ngay cả trong trường cũng luôn có một không khí nặng nề. Tôi nhìn xung quanh những người bạn tài năng đó – và tôi biết bản thân đang tranh đua với từng người vì một cơ hội để thành công.

Nhìn thấy những vụ nói xấu sau lưng hay dung mưu mẹo để chuộc lợi diễn ra xung quanh tôi, tôi vỡ mộng với ngành giải trí hiện tại. Tôi sẽ làm phim của tôi và đi thực tập – và để an toàn nữa, tôi nộp đơn cho cả trường luật.

Bạn sẽ luôn luôn bận rộn

Tôi đã học được rất nhiều về quá trình sản xuất phim vô cùng phức tạp. Bên cạnh những lớp nhân văn, toán và khoa học tôi phải học ở Đại học New York, tôi học tất cả về quá trình làm phim. Tôi thấy bản thân tiến bộ hơn mỗi ngày. Hiện giờ tôi đang học dựng phim, hoạt hình, các phần mềm máy ảnh liên quan tới ảnh, các kỹ năng Internet, ánh sáng, kỹ thuật quay phim, lịch sử, biên kịch và đạo diễn.

Đã từng có ngày, tôi vừa đọc về kỹ thuật điện ảnh, giúp đỡ các học sinh khác với phim của họ, hợp tác để chụp ảnh cho dự án của tôi, viết một kịch bản mới và thức tới tận 3 giờ sang để dựng phim hay lựa chọn giữa các trường đoạn. Bạn của tôi đã làm cả một bộ phim tài liệu về anh chàng trong bộ trang phục sandwich ở đường hầm. Tôi làm một bộ phim tài liệu về việc làm bánh pizza và một bộ phim về một vài người New York đã phải đấu tranh như thế nào để giữ lại công viên địa phương. Tốn khá nhiều sức đấy, đặc biệt là khi bạn phải bắt cả taxi để vác hết những thiết bị quay nặng nề qua những con phố chật cứng ở New York!

Cho đến thời điểm hiện tại, lớp học tôi yêu thích nhất là lớp biên kịch. Chỉ có 10 sinh viên trong lớp ngồi quây quần và kể các câu chuyện cuộc đời mình. Giáo sư của chúng tôi gọi đó là trị liệu. Chúng tôi đều phải cố vượt trội hơn hẳn, thuyết phục lẫn nhau rằng chúng tôi có những vấn đề tinh thần trầm trọng nhất. (Và sau đó ở bữa trưa chúng tôi thừa nhận đó chỉ là những lời nói dối!

Ngành công nghiệp phim thật đáng sợ! Bạn phải có những mối quan hệ, bạn phải làm 12 tiếng mỗi ngày, bạn phải liên tục cảnh giác – nhưng tôi chẳng hề hối hận vì đã học phim.

Chỉ có 3 trường dạy phim nổi tiếng ở đất Mỹ này. Đó là Đại học Bắc Carolina, Đại học New York, và đại học California. Các trường đại học khác cũng có ngành phim nhưng ba trường trên mới thực sự là nơi đào tạo bao quát nhất.  USC hướng đến điện ảnh phổ biến trong khi NYU hướng tới điện ảnh độc lập. Chương trình của UCLA là 2 năm cuối đại học; nhưng không có gì đảm bảo việc bạn được nhận vào UCLA nghĩa là bạn sẽ có một chương trình phim. NYU nhận 150 sinh viên mỗi năm, trong khi USC nhận khoảng 100. Một số đạo diễn nổi tiếng từng học NYU như Spike Lee, Martin Scorsese, Amy Heckerling, Ang Lee.

Khi biết rằng cơ hội của mình không nhiều lắm, tôi đã nộp hồ sơ cho khoa biên kịch và khoa phim của USC và NYU. USC từ chối tôi. Khoa phim NYU từ chối tôi nhưng tôi lại được nhận vào khoa biên kịch. Phải đến tận năm thứ hai tôi mới được trợ cấp để học bằng kép ngành phim và biên kịch. Đó là lần thử thứ 3 của tôi. Nếu bạn không được nhận vào trường phim từ khi học đại học, hãy thử lại khi học cao học. Bạn có hay không học ở những trường phim thực ra không phải điểm mấu chốt. Thành công của bạn ở ngành công nghiệp này thực sự phụ thuộc vào người bạn quen.

Những chương trình phim tốt ở California gồm có American Film Institute in Los Angeles, Chapman University, Loyola Marymount, Cal State Northridge, Cal State Fullerton, CalArts, Stanford, San Francisco State, the San Francisco Art Institute

Ngoài California, các chương trình tốt còn có tại Columbia College ở Chicago, Florida State, North Carolina School of the Performing Arts tại  Winston-Salem, Northwestern University in Evanston, Illinois, Syracuse University tại New York and the University of Texas tại Austin và USC.

Vân Đỗ dịch

Nguồn: http://www.layouth.com/the-harsh-reality-of-film-school/

Post navigation

Gặp mặt các chuyên gia nghiên cứu kinh tế người Việt tại Mỹ
Thạc sĩ du học và tội lỗi phải trả giá

Related Articles

Chuyên gia Google chuyên gia google Google Developer Expert

Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng

Hanh Nguyen
29/09/202302/10/2023 No Comments

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity

Tien Nguyen
21/08/202305/09/2023 No Comments
tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Hành trình trở thành chuyên gia Google của ba chàng kỹ sư công nghệ đam mê hỗ trợ cộng đồng
  • Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ 11 – Năng Lượng Gắn Kết – Empowerment in Unity
  • BV-018 Bài dự thi HTNM11 “Everything Will Be Fine”
  • BV-017 Bài dự thi HTNM11 “4 Biết Để Trưởng Thành”
  • BV-016 Bài dự thi HTNM11 “Cuộc Đua Về Sức Bền, Tinh Thần và Sự Kỷ Luật”
  • BV-015 Bài dự thi HTNM11 “Nước Mỹ Màu Gì?”
  • BV-014 Bài dự thi HTNM11 “Phá Vỡ Khuôn Khổ Để Khám Phá Bản Thân”
  • VIDEO-010 Bài dự thi HTNM11 “Yêu Xa – Hành Trình Tạo Khoảng Cách Hay Kết Nối?”
  • BV-013 Bài dự thi HTNM11 “Trưởng thành là khi…”
  • BV-012 Bài dự thi HTNM11 “Tôi Đang Lớn”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

January 2014
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Dec   Feb »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes