Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố sáng nay, doanh số bán nhà mới hàng tháng đã tăng 9,6% trong tháng 1 năm 2014, với mức tăng mạnh ở khu vực Đông Bắc. Con số này đánh bại những kỳ vọng của Phố Wall, đặc biệt khi thời tiết tồi tệ đã làm giảm doanh số bán những tháng trước đó.
Điều kiện thị trường cho bất động sản có dấu hiệu cải thiện đối với tất cả các loại tài sản, và các chỉ số tháng 1 năm 2014 đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2008, trong tình hình bong bóng nhà đất.
Câu hỏi được đặt ra là liệu sự gia tăng mạnh trong doanh số bán nhà mới có báo hiệu cho sự phục hồi gần như hoàn toàn của thị trường bất động sản hiện nay. Một số nhà kinh tế lập luận thị trường nhà ở vẫn còn yếu, và doanh số tăng có thể phần lớn do một bộ phận khách hàng tiềm năng e ngại lãi suất thế chấp và giá nhà sẽ tăng sớm. Lãi suất thế chấp ở Mỹ trong năm qua đã ổn định ở 4,20% cao hơn so với cách đây 2 năm. Họ cho rằng nếu tỷ lệ việc làm vẫn thấp, doanh số bất động sản cũng sẽ thấp.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác nhận thấy một xu hướng mới trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và lĩnh vực nhà đất, xu hướng đã được thấy ở Việt Nam và nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Họ cho rằng thời gian này ở Mỹ, chính thị thường nhà đất thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, khác với trong quá khứ – sự phục hồi kinh tế trước, thị trường nhà ở sau đó. Nếu lập luận này là đúng, chúng ta có thể hy vọng “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Bộ Thương mại cũng báo cáo một sự gia tăng trong số lượng giấy phép xin xây dựng mới, đồng nghĩa tạo ra các việc làm mới.
Tập đoàn Jones Lang La Salle có trụ sở ở Chicago báo cáo rằng năm 2013 đánh dấu một năm kỷ lục đối với bất động sản thương mại ở châu Á Thái Bình Dương, đạt 126,7 tỷ USD, và Nhật Bản trở thành thị trường năng động thứ ba thế giới sau Mỹ và Anh. So với năm 2012, những thị trường khác có bất động sản thương mại tăng trưởng mạnh trong năm 2013 gồm Trung Quốc (71%) , Singapore (40%), Úc (33%). Hong Kong ghi nhận một sự sụt giảm 7%, do hầu hết các công ty tiếp tục đầu tư xây dựng ở Trung Quốc đại lục. Ở Việt Nam, Cushman & Wakefield đặt trụ sở ở New York có chung nhận định với các tin tức báo chí Việt Nam. Dù trung bình tăng trưởng GDP Việt Nam là khoảng 6% kể từ đỉnh điểm thị trường trong năm 2008 và lạm phát được kiểm soát nhiều hơn, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau các đợt giảm mạnh do suy thoái kinh tế kinh tế toàn cầu và những rủi ro kinh tế trong nước .
Với sự phục hồi thị trường nhà ở của Mỹ, đã có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu, và cùng với những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong cải cách thủ tục hành chính và ngân hàng, tình hình có thể đảo chiều trong thời gian tới. Trước thực tế có nhu cầu cao về nhà ở giá thấp cho một bộ phận lớn người dân, và sự phục hồi kinh tế được cho là đang có triển vọng tích cực, Việt Nam cần thiết lập một chiến dịch, cung cấp các ưu đãi để các nhà đầu tư cân nhắc Việt Nam trong danh mục đầu tư bất động sản Châu Á Thái Bình Dương. Có thể đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài trở lại.
GS.Tùng Bùi
Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cấp cao Việt Nam, Đại học Hawaii
(http://www.shidler.hawaii.
bản tiếng Anh:
US new home sales surge: The end of the tunnel in Vietnam soon?
The US Commerce Department announced this morning that monthly sales of new single-family homes increased by 9.6% in January 2014 with strong gain in the NorthEast. This figure beat the expectations of Wall Street, in particular with the exceptional bad weather that caused lackluster sales in previous months. Market conditions for the real estate markets show signs of improvements across all property types, and the January 2014 data reached the highest level since July 2008, in the midst of the housing bubble.
The question of the day is thus whether the strong surge in new home sales has signaled that the the real-estate market is now almost fully recovered. Some economists argue that the housing sector remains weak, and the surge in sales might primarily due to the part of prospective buyers who are afraid the mortgage interest rates and house prices will soon increase. Mortgage rate in the US for the last year has stabilized around 4.20% higher than two year ago. They contend that if employment remains weak, real estate sales should remain weak as well.
However, some other economists notice a new trend in the relationship between jobs market and the housing sector, one that we have seen in Vietnam and in many other emerging economies. They argue that this time in the US it is the housing market that drives the economic recovery, and no longer the situation in the pas — economic recovery first, and housing follows next. If this reasoning is true, then we can see the light at the end of the tunnel. The Commerce Department also reports an increase in the number of building permits for new construction and this means new employment.
Chicago-based Jones Lang La Salle Inc. reported that 2013 was a record year for commercial real estate in Asia Pacific, reaching US$126.7 billion with Japan becoming the world’s third most active market after the U.S. and the U.K. Up from 2012, other markets with strong growth in commercial real estate in 2013 include China (71% ), Singapore (40%) Australia (33%). Hong Kong recorded a decrease of 7% as most developers continued to invest in construction in the neighboring China. In Vietnam, Cushman & Wakefield, New York echoes the reports from local Vietnamese media that, in spite of the fact VN GDP’s growth average around 6% since the peak of the market in 2008 and an a more controlled inflation, the property market still has not recovered from the large falls due to global recession and domestic economic uncertainties.
With the U.S. leading the housing recovery, there are tentative signs of global economic recovery and with the attempts from the Vietnam government to reform banking and administrative procedures, the situation could reverse in the medium term. Given a high demand for low-cost housing to a large part of the population, and an expected economic recovery in the horizon, the country needs to gear up a campaign to provide incentives for investors to include VN in the Asia Pacific real estate investment portfolio. It seems it is now the right time for Vietnam to tempt back foreign investors.