6 năm trước, Simon được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan hiếm gặp, được gọi là fibrolameller. Khi căn bệnh của cô được phát hiện, cô đã phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Simon là một trường hợp may mắn. Vì căn bệnh này chỉ xuất hiện trên khoảng 200 người Mỹ mỗi năm, khá hiếm nên rất khó khăn để phát hiện kịp thời và điều trị.
Elana Simon trong phòng thí nghiệm đại học Rockefeller, nơi cô thực hiện các nghiên cứu về ung thư fibromellar.
Vì vậy, khi còn ở trường trung học, Simon lấy bản thân mình ra để nghiên cứu sự khác biệt giữa các tế bào khối u và các mô gan khỏe mạnh. Cô gái có sự giúp đỡ từ cha mình, Sanford Simon – người đứng đầu một phòng thí nghiệm tại đại học Rockefeller và tác giả chính của nghiên cứu này – bác sĩ phẫu thuật nhi khoa Michael LaQuaglia. Trung tâm Genome New York cũng góp một phần vào nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu đã thu được 15 mẫu khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ từ người bị ung thư và xem xét một cách kỹ lưỡng.
Một đột biến – có mặt ở tất cả 15 bệnh nhân – đã được phát hiện ra. Nó liên quan đến một phần của DNA “đã bị phá vỡ và tái hợp, tạo ra một gen đột biến có khả năng tàn phá các cơ quan của bộ phận có gen”, theo một thông cáo báo chí từ đại học Rockefeller. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng để hiểu làm thế nào gen bị hỏng gây ra các khối u bằng cách kiếm tra nó thay đổi gan tế bào người trong phòng thí nghiệm như thế nào.
Kết quả rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa được sáng tỏ. Theo tờ Wall Street Journal, La Quaglia nói rằng “Việc tìm kiếm sự đột biến như vậy không có nghĩa là nó chắc chắn gây ra bệnh ung thư và cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu nữa.”
Simon đang hoàn thiện năm cuối cấp của mình ở trường trung học và có kế hoạch vào trường Harvard vào mùa thu.
Theo Na Mi/Baoduhoc.vn
Bài gốc có thể xem tại đây.