• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • April
  • 16
  • Hiểu biết cơ bản về bệnh sởi (Measles hoặc Rubeola)

Hiểu biết cơ bản về bệnh sởi (Measles hoặc Rubeola)

Kap Thanh Long
16/04/201416/04/2014 Comments Off on Hiểu biết cơ bản về bệnh sởi (Measles hoặc Rubeola)
bệnh sởi

Ở Việt Nam, dịch sởi đang hoành hành khiến hàng chục bệnh nhi tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vaccine bệnh sởi cũng bị giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi những luồng tin cho rằng việc tiêm vaccine có thể dẫn đến những tử vong không đáng có ở trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây của Thanh Minh, Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Albert Einstein College of Medicine cung cấp thông tin hết sức cần thiết về bệnh sởi.

soi o matSởi ở mặt bệnh nhân

1. Định Nghĩa

Bệnh sởi (tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng hệ thống miễn dịch, và nhiễm trùng da, gây ra bởi virus (vi-rút) sởi, và có khả năng truyền nhiễm rất cao qua đường hô hấp.

Bệnh lây lan khi người không bệnh tiếp xúc với nước bọt, nước mũi, hay bất kỳ dung dịch nào tiết ra từ mũi và miệng người đã nhiễm bệnh sởi, hoặc cũng có thể bị lây nhiễm trực tiếp từ các hạt dung dịch trong không khí, bàn ghế, thanh cầm, v…v… rớt ra từ người nhiễm sởi trong vòng vài tiếng đồng hồ trở lại.

Khả năng truyền nhiễm của một người mắc bệnh sởi sang một người không có kháng thể chống virus sởi lên đến 90%.

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em hơn ở người lớn.

 2. Triệu Chứng

Trong vòng 7 đến 14 ngày từ khi bị nhiễm virus sởi, sẽ không có dấu hiện nhận biết gì.

Sau đó sẽ bắt đầu bằng sốt nhẹ, ho khan, chảy nước mũi, đau cổ họng, đau mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng trong vòng 2-3 ngày tiếp theo đó.

Đến ngày thứ 3, trước khi đốm sởi xuất hiện, sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhân trắng bên trong vòm miệng ở phía 2 bên má, gọi là đốm Koplik. Đây cũng là dấu hiện nhận biết bệnh sởi trước khi các đốm sởi xuất hiện.

Qua ngày thứ 3, các đốm sởi đỏ, thường dính chùm với nhau sẽ xuất hiện đầu tiên trên mặt, nhất là phía sau tai và dọc đường viền tóc.

Trong 4-5 ngày tiếp theo, bệnh sởi sẽ lan dần xuống tay, thân mình, đùi, chân, và bàn chân. Cùng lúc, sốt sẽ lên cao lến 104-105F (40-40.6C).

Sau đó bệnh sởi sẽ từ từ khỏi, và các đốm sởi sẽ biến mất dần bắt đầu từ mặt và dần dần xuống đến bàn chân.

ts giap van duong

 3. Nguyên Nhân

Bệnh sởi gây ra bởi một loai virus gọi là paramyxovirus.  Đây là một dạng virus tạo bởi 1 chuỗi RNA theo chiều ngược (negative-sense single-stranded RNA viruses) và có tần số đột biến cao hơn nhiều so với các loại virus tạo bởi chuỗi DNA. Điều này khiến cho việc tạo vaccine để chống lại loại virus này khó khăn hơn nhiều, và thường không hiệu quả bằng các loại vaccine điều chế cho DNA virus. Điều này cũng lý giải tại sao qua thời gian, sẽ có khả năng những loại vaccine chống bệnh sởi hiện thời sẽ bị giảm tác dụng, hoặc không còn tác dụng do virus bệnh sởi đột biến và trở nên một dạng mới, dẫn đến việc kháng thể tạo ra bởi việc tiêm chủng vaccine hiện thời sẽ không còn tác dụng.

Năm 2011, ở thành phố New York, Mỹ, đã phát hiện một trường hợp bệnh nhân nữ 22 tuổi bị mắc bệnh sởi dù đã từng tiêm chủng đầy đủ, sau đó lây lan ra cho 4 người khác, và tất cả họ đều đã từng được tiêm chủng ngừa bệnh sởi, hoặc đã từng bị bệnh sởi (có nghĩa là họ đã có kháng thể chống bệnh sởi sẵn trong người, và lẽ ra sẽ không bao giờ bị mắc bệnh sởi nữa). Nghiên cứu sâu thêm cho thấy hệ miễn dịch của bệnh nhân này với virus sởi đã bị suy yếu và không còn khả năng trung hòa tính gây bệnh của virus sởi nữa. Kết quả này dẫn đến 2 kết luận chính:

1. tác dụng của vaccine sau khi tiêm chủng kéo dài bao lâu là không xác định chắc chắn được

2. càng lớn tuổi thì hệ miễn dịch của con người sẽ càng yếu, nên việc bị nhiễm virus sởi từ những người chưa tiêm chủng ngừa sởi là hoàn toàn có thể xảy ra!

benh soiSởi trên người bệnh nhân

 4. Phòng Chống

Năm 1998, một nghiên cứu sai lầm tại Anh Quốc (sau đó đã bị bác bỏ hoàn toàn) đã cho rằng việc tiêm chủng gắn liền với chứng bệnh rối loạn phát triển não hay gọi nôm na là bệnh tự kỷ (autism) dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng giảm thiểu đáng kể tại nước này xuống dưới 80% vào năm 2003-2004, dẫn đến việc hơn 1,100 trẻ em ở Anh Quốc bị nhiễm bệnh sởi vào năm 2009, trong khi con số này vào năm 2001 chỉ có 70!

Ở Mỹ và Việt Nam, gần đây tỷ lệ tiêm vaccine bệnh sởi cũng bị giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi những luồng tin cho rằng việc tiêm vaccine có thể dẫn đến những tử vong không đáng có ở trẻ nhỏ. Và hậu quả tức thời là hiện tại đang có một dịch sởi lây lan ở Việt Nam, cũng như ở Mỹ. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của việc phòng chống sởi bằng việc tiêm vaccine là không thể chối cãi! Nếu tỷ lệ tiêm chủng của cộng đồng đạt mức trên 95% thì điều này sẽ rất có lợi cho toàn thể cộng đồng, vì như vậy sự hiện diện của virus sởi trong cộng đồng sẽ bị giảm thiểu, dẫn đến việc 5% không tiêm chủng còn lại cũng sẽ được hưởng lợi và rất hiếm khi bị nhiễm bệnh sởi.

Hiện tại (15/4/2014), bệnh sởi đang hoành hành tại Philippines, với 15,683 trường hợp nghi ngờ bị bệnh sởi (3,434 chắc chắn bị sởi) và 23 ca tử vong do bệnh sởi đã được thống kê tại nước này từ 1/1 đến 15/2, 2014. Hơn nữa, đã xuất hiện những người bị sởi ở Úc, Canada, Nhật, New Zealand, và Anh Quốc do họ trở về từ Philippines.

1. Do vậy, bước đầu tiên quan trọng nhất để ngừa bệnh sởi vẫn là tiêm chủng! Đặc biệt, đối với bệnh sởi, việc tiêm chủng 2 lần là cực kỳ quan trọng.

            Đối với trẻ em ở Mỹ:

                        Lần 1: khi trẻ em từ 12-15 tháng tuổi.

                        Lần 2: khi trẻ em 4-6 tuổi.

            Đối với trẻ em ở vùng có tỷ lệ bệnh sởi cao (Việt Nam):

                        Lần 1: trong vòng 6-11 tháng tuổi.

                        Lần 2: khi hoặc sau khi sinh nhật 1 tuổi, và phải cách lần tiêm chủng 1 ít nhất 28 ngày.

            Đối với người lớn:

                        Lần 1: tất cả những ai sinh sau năm 1957 mà chưa được tiêm chủng ngừa sởi.

                        Lần 2: cách lần 1 ít nhất 28 ngày.

2. Đối với những người đang bị bệnh sởi, nên hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người để hạn chế lây nhiễm, ít nhất là 4 ngày trước khi đốm sởi xuất hiện và 4 ngày sau khi đốm sởi đã xuất hiện.

3. Nếu bạn chưa được tiêm chủng ngừa sởi thì không nên đi du lịch đến những nước có tỷ lệ bệnh sởi cao.

4. Bổ sung dinh dưỡng có nhiều vitamin A, là loại vitamin rất cần để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Đây là những loại thực phẩm có vitamin A nhiều nhất theo thứ tự giảm dần: khoai lang đỏ, cà rốt, rau lá xanh đậm, bí đỏ, rau xà lách xanh, mận-đào-mơ, dưa cam (Cantaloupe), ớt đà lạt, cá ngừ, các loại trái cây vùng nhiệt đới (xoài).

virut soiVirut sởi

 5. Chữa Trị

Trong vòng 72 tiếng sau khi bị nhiễm virus sởi, vaccine cũng sẽ vẫn có tác dụng làm giảm thiểu sự tiến triển của bệnh sởi.

Phụ nữ có thai, trẻ em, và những người có hệ thống miễn dịch yếu sẽ có thể được truyền trực tiếp khảng thể globulin, và sẽ có hiệu quả giúp thuyên giảm bệnh sởi trong vòng 6 ngày kể từ khi bị nhiễm virus sởi.

Thuốc giảm sốt như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, motrin) có thể được sử dụng để giảm sốt, nhưng tuyệt đối không được cho trẻ em uống aspirin vì sẽ có khả năng dẫn đến những trường hợp phức tạp chết người khác (Reye’s syndrome).

Thuốc kháng sinh cũng có thể được dùng nếu như trong quá trình bị sởi, người bệnh bị nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi gây ra do vi khuẩn.

Vitamin A với liều lượng cao ( 200,000 IU (international unit) trong vòng 2 ngày).

 6. Tĩnh Dưỡng

Khi bị bệnh sởi, người bệnh cần được đưa đến gặp bác sỹ ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần được nghỉ ngơi tối đa, uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây, trà thảo dược (vì khi sốt cơ thể sẽ mất nhiều nước), giảm thiểu hoạt động mắt (đeo kính đen, tránh đọc sách và tiếp xúc máy tính hay ti vi).

Thanh Minh

Tổng hợp từ nhiều nguồn:

1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/basics/definition/con-20019675

2. http://wwwnc.cdc.gov/travel/notices/watch/measles-phillipines

3. http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/combo-vaccines/mmrv/vacopt-faqs-hcp.htm

4.http://bostonherald.com/business/healthcare/2014/04/the_kids_doctor_measles_outbreak_points_again_to_the_importance_of

5.http://www.thedailybeast.com/articles/2014/04/15/a-fully-vaccinated-woman-contracted-and-then-spread-measles-wtf.html

6. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Measles_virus.JPG

7. http://www.healthaliciousness.com/articles/food-sources-of-vitamin-A.php

 

Post navigation

Huyền Chip bày tỏ về việc ăn thịt chó của người Việt
Nữ đại sứ Hội nghị Lãnh đạo trẻ 2014 – Đại học Harvard

Related Articles

vòng tay nước mỹ chuyến thăm Hoa Kỳ Hội TNSV VN bang California New York Thủ tướng Phạm Minh Chính

[UPDATE] Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSV VN bang California tại San Francisco và 50 đại diện trí thức Việt kiều, thanh niên, sinh viên Việt Nam tại New York

Phương Uyên
21/05/202221/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ

Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022

Dante Luong
17/05/202221/05/2022 No Comments
vòng tay nước mỹ Chủ tịch Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chuyến thăm Hoa Kỳ Đoàn Thị Minh Phượng Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C

Phương Uyên
17/05/2022 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • [UPDATE] Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSV VN bang California tại San Francisco và 50 đại diện trí thức Việt kiều, thanh niên, sinh viên Việt Nam tại New York
  • Top 10 công ty công nghệ Mỹ có mức lương thực tập cao nhất năm 2022
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ tại thủ đô Washington D.C
  • Nguyễn Quang Bin – Chàng Trai Nhận Học Bổng 6 Tỷ Từ Đại Học Top 6 Của Mỹ và con đường trở thành leader của PROJECT X để xây dựng cộng đồng công nghệ tại Việt Nam
  • Washington D.C – “Thủ đô hoa lệ” giành quyền đăng cai Vòng tay nước Mỹ 10 năm 2022
  • Hiển Lê – chàng trai 9x với giấc mơ kết nối cộng đồng người Việt
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • Series Webinar: Linknovate to the Next Power – Tập 1: Từ “nhà leo núi” đến “nhà bắc cầu”
  • “Đại sứ toàn cầu” 10x và câu chuyện khẳng định giá trị Việt trẻ
  • Tổng kết sự kiện [AVSPUS Webinar Series] – Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống

Vòng Tay Nước Mỹ 9 năm 2021

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin” tieudiemnoibat vtnm9

Tổng Kết Chương Trình: VTNM 9 chủ đề “Hope Around The Globe – Lan Tỏa Niềm Tin”

Minh Uong
29/12/202130/12/2021 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa...

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

VTV3 CAFE SÁNG: CỘNG ĐỒNG Ở MỸ ĐẤU GIÁ TRANH ẢNH KÊU GỌI GÂY QUỸ CHO 43 TRẺ MỒ CÔI TẠI SÀI GÒN!

10/12/202110/12/2021
Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

07/12/202107/01/2022
Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Hành trình Nước Mỹ 9 năm 2021

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon” htnm9

Bài dự thi HTNM9 – PIC-01: “Cậu- the man from the moon”

Minh Uong
07/12/202107/01/2022 No Comments

Hãy like và share tác phẩm yêu thích của bạn trong chủ đề “Lan Toả Niềm Tin” của cuộc thi...

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

Cuộc thi Hành Trình Nước Mỹ năm 2021 chủ đề “LAN TỎA NIỀM TIN”

08/11/202108/12/2021

Calendar

April 2014
M T W T F S S
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  
« Mar   May »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes