• Covid-19
  • Trang chủ
    • Về chúng tôi
    • Cơ sở pháp lý của Hội
    • Tài khoản
  • Tiêu điểm
    • Tin tức
    • Góc Nhìn
  • Học
    • Học bổng
    • Trường Mỹ
    • Tư vấn – Hỏi Đáp
  • Sống
    • Du lịch- Khám phá
    • Thổ địa tại US
    • Vietnamese Midwest Soccer Tournament
  • Tết Việt trên đất Mỹ
    • 2015 – Đón Tết Ất Mùi
    • 2016 – Đón Tết Bính Thân
    • 2017 – I-Chúc Tết
    • 2018 – Mâm cỗ Tết
    • 2019 – Tết yêu thương
    • 2020 – Trang phục đón Tết
    • 2021 – Hương vị Tết
    • 2022 – Về Nhà ăn Tết
  • Cuộc thi Hành trình Nước Mỹ
    • Cuộc thi HTNM-1 năm 2013
    • Cuộc thi HTNM-2 năm 2014
    • Cuộc thi HTNM-3 năm 2015
    • Cuộc thi HTNM-4 năm 2016
    • Cuộc thi HTNM-5 năm 2017
    • Cuộc thi HTNM-6 năm 2018
    • Cuộc thi HTNM-7 năm 2019
    • Cuộc thi HTNM-8 năm 2020
    • Cuộc thi HTNM-9 năm 2021
    • Cuộc thi HTNM-10 năm 2022
  • Vòng Tay Nước Mỹ
    • Vòng Tay Nước Mỹ 1 – Boston 2013
    • Vòng Tay Nước Mỹ 2 – California 2014
    • Vòng Tay Nước Mỹ 3 – Texas 2015
    • Vòng Tay Nước Mỹ 4 – Washington D.C. 2016
    • Vòng Tay Nước Mỹ 5 – New York 2017
    • Vòng Tay Nước Mỹ 6 – Chicago 2018
    • Vòng Tay Nước Mỹ 7 – Boston 2019
    • Vòng Tay Nước Mỹ 8 – Online 2020
    • Vòng Tay Nước Mỹ 9 – Dallas 2021
    • Vòng Tay Nước Mỹ 10 – Washington D.C 2022
  • AVSPUS Symposium
    • Hội thảo Biển Đông-1 năm 2015
    • Hội thảo Biển Đông-2 năm 2016
    • Hội thảo về Chính sách năm 2017
  • Home
  • 2014
  • May
  • 28
  • Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta

Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta

sinhvienusa2013
28/05/201427/05/2014 Comments Off on Đừng dại nghi ngờ nhà khoa học xứ ta

Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động của các nhà khoa học ở ta hiện nay, bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học…

Tháp ngà xưa…

Xin được giải thích ngay, tháp ngà ở đây là cách nói ẩn dụ, ngầm chỉ các viện nghiên cứu khoa học hàn lâm. Đã từng có thời kì, lối ẩn dụ này phổ biến ở nhiều nước bao gồm cả các nước phương Tây. Trong trí tưởng tượng của không ít người, đây là nơi làm việc của những nhà khoa học uyên bác, thông làu Đông- Tây, Kim-Cổ.  Vì thế, họ thường là những người cao tuổi, thâm trầm, cả ngày miệt mài bên những chồng sách cũ kĩ, nhìn thế giới qua gọng kính cận dày cộp, nặng nề trên khuôn mặt nhàu nhĩ, khắc khổ, bị che bởi lưa thưa đâu đó vài sợi tóc bạc còn sót lại.

Họ thường là những kẻ “khác người”, “kì dị” từ cách ăn mặc đến hành vi. Ngôn ngữ họ nói như đến từ hành tình khác và thế giới thực tại dường như là quá xa lạ. Họ đã từng là cảm hứng cho không ít đạo diễn điện ảnh trong việc xây dựng nên những nam nhân vật “sợ” phụ nữ, “ngại” kết hôn, đầu tóc rối bù, quần áo luộm thuộm, đêm ngày trong phòng thí nghiệm với thực đơn chung thân là bánh mì hay mì tôm. Họ dường như đến từ thế giới khác, công việc của họ dường như kì bí và kết quả nghiên cứu thì người thường không bao giờ có thể hiểu được.

… nay

Những “phẩm chất” trên không hẳn là mô tả chính xác về các nhà khoa học trước đây. Nó có thể là kết quả của sự định kiến, việc khái quát hóa qua một vài trường hợp cá biệt. Không biết trong lòng công chúng, những định kiến ấy có còn không và còn ở mức độ nào, chỉ biết rằng, qua trải nghiệm thực tế của tác giả bài viết ở một trung tâm khoa học đầu não của cả nước, thì dường như đã có một sự thay đổi lớn.

Các viện nghiên cứu ở đây không còn là những “tháp ngà” âm u, rêu phong tường rủ. Hầu hết trụ sở các cơ quan mà tôi được biết đều nằm ở vị trí đắc địa, nơi hẳn nhiều doanh nghiệp thèm thuồng, nơi các nhà đầu tư bất động sản định danh là “đất vàng”. Đó đã bắt đầu là những tòa nhà cao tầng mang dáng vẻ của khách sạn 3 sao và nếu bước vào trong, bạn sẽ thấy một thế giới hiện đại chả kém là bao so với dòng chảy đang tấp nập ở bên ngoài. Cũng điều hòa mát đến tận từng ngóc ngách, cũng máy lau giày sành điệu bên những chiếc thang máy hàng hiệu. Máy tính bàn được trang bị cho từng nhà khoa học với đủ cả máy in, điện thoại, máy fax còn wifi thì phủ sóng ngang cùng ngõ hèm, nét căng.

nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu, tháp ngà

Ảnh minh hoạ

Phần lớn các nhà khoa học mà tôi biết hiện nay còn trẻ, thậm chí là rất trẻ. Hầu như chưa ai có tóc bạc. Họ không hệ lập dị, cổ quái, mà đời, rất đời là khác. Bạn sẽ không có cơ hội phê phán trang phục của họ vì chúng chẳng bao giờ nhàu nhĩ, u ám. Bạn sẽ thấy cả một thế giới thời trang với nhiều trường phái khi nhìn vào cách họ ăn mặc. Không hề cắp ô đi làm mà trái lại họ cắp laptop, cắp iphone, ipad. Đố bạn tìm thấy bóng dáng chiếc xe đạp cà tàng nào trong bãi gửi xe nơi mà những con “giấc mơ” ngày xưa giờ phải tủi phận nằm im bên bao nàng tay ga thời thượng.

Đố bạn tìm thấy ai trong họ chưa có bằng đại học. Tiến sĩ, thạc sĩ là lẽ tất nhiên và bạn đừng có sửng sốt khi được giới thiệu với một tiến sĩ nào đó, người mà phải vài mùa xuân nữa mới tròn…30 tuổi.  Nếu có lòng tự trọng cao, hẳn bạn sẽ xấu hổ khi nhìn vào hồ sơ của họ. Một cơ man là bằng, là chứng chỉ, là bằng khen, là danh hiệu. Quên tiếng Anh đi bởi ngay cả các chị lao công cơ quan họ cũng sẵn sàng “hello”, “thank you, how are you” với bạn và tin học ư, bạn đã bao giờ ngồi kiên trì “chém gió”, “chơi game”, “lướt báo”, “shopping” trên mạng được 8 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần trong liền tù tì hàng chục năm không? Đừng bao giờ dại dột nghi ngờ thành quả lao động khoa học của họ bởi bạn sẽ phải im lặng trước hàng chồng bằng khen lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, sáng tạo khoa học…

Và những con số biết nói…

Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ. Con số này không ngừng gia tăng bởi chúng ta đã, đang và chắc chắn còn có thêm nhiều dự án, chương trình đạo tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), từ năm 1996 đến 2011, cả nước có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt. Điều đó có nghĩa mỗi năm chúng ta có khoảng 880 công trình xuất bản quốc tế và bình quân phải mất vài chục năm, mỗi tiến sĩ của ta mới sản xuất được một bài báo cho quốc tế.

Những con số thường khô cứng lắm, tương đối lắm, dễ gây tranh luận và phân trần. Vì thế, để hiểu thêm cần so sánh chúng với những con số khác. Cũng nguồn thống kê trên, trong cùng khoảng thời gian ấy, số ấn phẩm khoa học của cả nước chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm). Nếu ai đó bảo rằng thật bất công khi so sánh một nước nghèo như Việt Nam với các nước giàu có như Nhật Bản và Singapore, thì xin hãy nhìn sang các nước láng giềng. Số công trình xuất bản của hơn 24.000 tiến sĩ của chúng ta chỉ bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/5 của Malaysia (75.530), và 1/10 của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan.

Nếu những con số kia vẫn chưa gợi lên cho bạn điều gì, xin kể thêm một câu chuyện có thật. Khoảng giữa năm 1998, tập san khoa học số 1 trên thế giới Science có một loạt bài điểm qua tình hình khoa học ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Trong loạt bài này, ngạc nhiên thay (hay không đáng ngạc nhiên thay),không có đến một chữ nào nói về khoa học ở Việt Nam. Thậm chí, hai chữ “Việt Nam” cũng không được nhắc đến.

Năm 2002, Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020” với mục tiêu đến 2010, phải đáp ứng 40% -50% nhu cầu cơ khí cả nước, xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. Tuy nhiên, phần lớn các mục tiêu đề ra đều không đạt được. Thậm chí, có ngành còn tụt hậu hơn thời bao cấp. Về cơ bản, chúng ta xuất khẩu cho thế giới nguyên liệu thô, những mặt hàng đòi hỏi cơ bắp trong khi nhập về các sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao.

Những con số trên không biết có đủ cho ta đưa ra liên tưởng gì đó về sự đóng góp của khoa học cho sự phát triển của nước nhà? Câu hỏi này có lẽ xin được gửi cho các nhà khoa học (trong đó có tôi) để tiếp tục tranh luận, trao đổi.

Theo Nguyễn Công Thảo / Tuần Việt Nam

Bài gốc có thể xem tại đây.

Post navigation

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường trả lời CNN về vụ giàn khoan Trung Quốc
Lập doanh nghiệp trên đất Mỹ

Related Articles

tieudiemnoibat

Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ

Ngân Anh
04/02/2023 No Comments

GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

Ngân Anh
01/02/202301/02/2023 No Comments

Support AVSPUS

Bài mới nhất

  • Bạn đã tạo ra quyết tâm nào cho năm mới chưa?
  • Cơ hội cho du học sinh Việt sau làn sóng sa thải ở Mỹ
  • GIỮ TẾT VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
  • Sum vầy đón Tết Quý Mão tại Mizzou, Mỹ
  • GẶP CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG HÀNG ĐẦU TẠI WEBINAR “TỰ TIN GÕ CỬA TƯƠNG LAI BẰNG NHỮNG KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU”
  • Gen X và Boomers lớn tuổi “sống một mình” tại Mỹ
  • 2022 – năm chứng kiến hàng triệu thanh niên tại Mỹ chọn sống cùng cha mẹ 
  • Thích nghi với “Jet lag” – lệch múi giờ khi sang nước ngoài
  • Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon
  • [Hội thảo trực tuyến]: “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Bối cảnh, thực tiễn & bài học kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ”

Vòng Tay Nước Mỹ 10 năm 2022

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond” Hành trình nước Mỹ Sinh Viên USA Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng kết chương trình Vòng tay nước Mỹ – “Thập niên rực rỡ – 10 Years and Beyond”

Hanh Nguyen
23/08/202223/08/2022 No Comments

Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM) là sự kiện thường niên có quy mô hoành tráng và toàn diện nhất do...

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

Tổng hợp các chương trình chính của chuỗi sự kiện Vòng tay nước Mỹ 10

09/08/202214/08/2022
BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

08/08/202208/08/2022
WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

WE Connect Fair – Cơ hội kết nối chuyên gia đến từ những tập đoàn hàng đầu và tổ chức quốc tế

14/07/202206/08/2022

Hành trình Nước Mỹ 10 năm 2022

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …” Hành trình nước Mỹ tieudiemnoibat VTNM10

BV-03 Bài dự thi HTNM10 “Mười năm. Đi, để trở về …”

Dante Luong
08/08/202208/08/2022 No Comments

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong nhạc phẩm nổi tiếng “Có một dòng sông đã qua đời”, đã viết Mười...

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

ART-01 Bài dự thi HTNM10 “Vụng về, cô đơn, rồi rực rỡ”

14/07/202215/07/2022
VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

VIDEO-02 Bài dự thi HTNM10 “Anh có thích nước Mỹ không?”

12/07/202215/07/2022
VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

VIDEO-01 Bài dự thi HTNM10 “The Path I Have Walked”

07/07/202208/07/2022

Calendar

May 2014
M T W T F S S
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031  
« Apr   Jun »

Quảng cáo Cuối bài viết

AVSPUS

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Canh Tý 2020

https://youtu.be/g6gJmkkqsk0

Hội TNSVVN tại Hoa Kỳ chúc mừng Xuân Kỷ Hợi 2019

https://youtu.be/27DCOe5vSkM

Khúc Giao Mùa

https://sinhvienusa.org/wp-content/uploads/2019/01/Mỹ-Linh-Minh-Quân-Khúc-Giao-Mùa.mp3
Misfit
SSI
Ohmnilabs
Misfit
SSI

About us

“AVSPUS (sinhvienusa) is a 501(c)(3) nonprofit organization founded and operated by the Association of Vietnamese Students and Professionals in the United States.”

Copyright 2018. All rights reserved | Theme: OMag by LilyTurf Themes