Truyền thông quốc tế đang lan truyền những phát biểu gây chú ý của các đại gia công nghệ gây bão ở Davos, Thụy Sĩ, nơi đang diễn ra Diễn đàn Kinh Tế Thế giới 2015.
Từ trái qua phải, bà Sheryl Sandberg, ông Eric Schmidt và ông Satya Nadellam
Một trong những phát hiểu gây ấn tượng nhất của các đại gia công nghệ gây chú ý ở Davos thuộc về vị Chủ tịch điều hành của Google, ông Eric Schmidt khi ông này dự đoán tương lai của Internet.
Sếp lớn của Google, ông Eric Schmidt cho rằng Internet sẽ biến mất.
Thật ra khi ông Schmidt dùng hai chữ “biến mất” không có nghĩa là Internet sẽ chết mà nó sẽ trở nên tràn ngập trên mọi phương diện của cuộc sống nhân loại.
Sự phổ biến đầy hiệu quả của Internet khiến chúng ta xem sự hiện diện của nó là hiển nhiên.
Khi ấy, Internet lắng xuống trở thành một thứ phông nền cho mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta.
Schmidt hình dung ra viễn cảnh sự hiện diện tràn khắp của các bộ cảm biến, đủ loại thiết bị trong môi trường sống của con người hiện đại mà bản thân chúng ta không hề biết đến sự tồn tại của chúng.
Tất cả những thành tựu công nghệ này sẽ tồn tại cùng với loài người, và tương tác với loài người.
“Hãy tưởng tượng là bạn đi vào một căn phòng và bạn tương tác với mọi thứ ở trong căn phòng đó”.
Ông Schmidt nhận xét chính sự tương tác được cá nhân hóa này sẽ tạo nên một thế giới đầy thú vị.
Nhà lãnh đạo công nghệ ở Davos , ông Eric Schmidt cho rằng Internet sẽ “biến mất” |
Nhận xét của ngài sếp đến từ Google đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của những hãng công nghệ lớn khác như Facebook, Microsoft và Vodafone đang tìm cách để đập tan sự sợ hãi ngấm ngầm trong dư luận rằng khi công nghệ phát triển quá nhanh thì đồng nghĩa với việc vô số người mất việc làm.
Chia sẻ nhận định này, bà Sheryl Sandberg – Giám đốc Tác nghiệp tại Facebook cho rằng công nghệ ngày nay thay đổi chóng mặt nhưng không phải là mối nguy dẫn đến nạn thất nghiệp hàng loạt.
Ngược lại, chính sự tăng trưởng của công nghệ sẽ càng tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
“Nhưng công nghệ tạo ra những việc làm, không chỉ cho riêng trong lĩnh vực công nghệ mà còn cho những lĩnh vực khác”.
Theo bà Sheryl Sandberg, Facebook đã công bố kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Deloitte. Theo đánh giá của Deloitte, công ty Facebook có giá trị trên thị trường tương đương với 200 tỷ đô la Mỹ.
Chia sẻ quan điểm với nữ tướng của Facebook về mối tương qua giữa công nghệ và việc làm, sếp của Google.
Ông Eric Schmidt trích dẫn thống kê cho thấy cứ một việc làm trong lĩnh vực công nghệ sẽ tạo ra từ 5-7 việc làm trong những lĩnh vực khác của nền kinh tế.
“Nếu như có một thị trường số hóa ở Châu Âu, tức là sẽ có thêm 400 triệu việc làm mới và quan trọng sẽ hình thành ở Châu Âu”. Trên thực tế, Lục địa già đang phải chịu tỉ lệ thất nghiệp cao. Theo quan điểm của ông Schmidt, nghi vấn liệu khoa học kỹ thuật có giết chết công ăn việc làm vốn đã bị nhai đi nhai lại hàng trăm năm nay.
Ông Eric Schmidt cho rằng vấn đề đáng quan tâm hiện nay là cần đẩy nhanh tốc độ thay đổi và phủ sóng công nghệ trên toàn cầu để tất cả mọi người đều được hưởng lợi một cách bình đẳng.
Một ngôi sao lãnh đạo công nghệ ở Davos, ông Satya Nadellam vị CEO quyền lực của Microsoft, tỏ ra lạc quan khi tuyệt đối tin tưởng rằng công nghệ giúp kết nối mọi người lại với nhau và giúp tất cả chúng ta làm nên những điều vĩ đại.
Trong khi đó, vị sếp nữ của Facebook, bà Sandberg nhận xét cách thức mọi người thể hiện mình trên Internet đã thay đổi. Trong những ngày sơ khai của Internet, người ta xuất hiện trên mạng điện toán toàn cầu một cách nặc danh.
Tình thế bây giờ đã khác, mọi người trong thế giới ngày nay đều chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống. Nhờ Internet, ai cũng đều có thể nói lên tiếng nói của mình.
Internet là công cụ của dân chủ và điều này chưa hề xảy ra trong lịch sử loài người. Sự phát triển của Internet khiến cho mọi nỗ lực tự cô lập mình của bất kỳ thể chế nào cũng trở nên bất khả thi.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ của giới tinh hoa trong giới công nghệ, bà Sandberg tỏ ra không hài lòng khi đánh giá về tốc độ thay đổi xã hội mà Internet mang lại.
Bà Sheryl Sandberg nhận xét cách thức mọi người thể hiện mình trên Internet đã thay đổi. |
Bà đưa ra thực tế rằng cho đến ngày nay, mới chỉ 40% dân số toàn cầu được truy cập Internet. Con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nếu tỉ lệ tiếp cận của Internet được đẩy lên 50, 60 hay 70% thì tiềm năng tác động tích cực lên xã hội của Internet sẽ còn rất lớn. Sau 2 thập niên mạng lưới điện toán gây nên cơn sốt trên toàn cầu, 60% nội dung số trên Internet được tạo nên bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 45 quy tụ khoảng 2.500 nhà lãnh đạo toàn cầu trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh và tài chính.
Diễn đàn diễn ra trong 4 ngày, từ 21-24.1 tại Davos, Thụy Sĩ.
Theo motthegioi.vn
Xem bản gốc tại đây