Để Ielts từ 4.0 lên 6.0 bạn cần thời gian và phương pháp hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn vạch chiến lược đạt được mục tiêu IELTs nhanh nhất.
Giai đoạn 1: “Ngữ pháp, Ngữ âm, Từ Vựng” – Chiếc kiềng ba chân
Không riêng gì Tiếng Anh hay IELTS , để chinh phục bất cứ thứ tiếng nào, bạn cần phải bắt đầu từ “NP,NA, TV”. Có thể ví NP, NA, TVnhư một cái kiềng ba chân. Nễu một trong ba bịhỏng hay gãy , thì chiếc kiềng sẽ không vững. Hay nói một cách khác, để đặt mọivật trên chiếc kiềng không bị rơi , ba chân của chiếc kiềng phải “khỏe”.
Tuy nhiên, với level 4.0, học “NP,NA, TV” như thế nào để khi bắt đầu bước vào giai đoạn luyện skill, bạn sẽ khôngbị “vấp” . Thực ra bạn sẽ không thể nào tránh khỏi những “cú vấp”. Vì để ápdụng kiến thức ngữ pháp, ngữ âm , từ vựng vào các bài thi IELTS vẫn cònlà một khoảng cách khá xa. Sẽ có những điểm mà cho dù đã đối chiếu với đáp án,bạn vẫn không tài nào hiểu nổi. Cụ thể là bài đọc Reading. Trước mắt, chúng tacứ tạm bỏ qua đi. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc học NP,NA,TV theo những bước sau đây:
Ngữ Pháp: Nẵm vững NP là điều tối quan trọng đối với kỳ thi có tính học thuật như IELTS. Vì background NP quá kém, bạn sẽ ko thể nghe được, đọc được, viết được và nói được. Để giải quyết khâu này, mình đề xuất các bạn họcNP như sau:
Các bạn lên mạng down bản PDF cuốn: Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh do một nhóm GV trường ĐH Đà Nẵng biên soạn. Nếu có smartphone, bạn có thể tải cuốn này về máy. Cá nhân mình thấy tài liệunày rất hay, trình bày rất kỹ lưỡng các chủ điểm ngữ pháp, từ cấp độ dễ đếnkhó. Tuy nhiên, nhược điểm là nó chỉ đề cập lý thuyết, ko hề có bài tập, nên bạn cần bổ sung thêm cuốn có các dạng bài tập theo từng chủ điểm để làm cho quen tay.
Bạn cũng nên down cuốn Grammar for IELTS để học. Cái hay của cuốn sách là trích những bài đọc, viết hoặc nghe trong IELTS mà phải hiểu một chủ điểm ngữ pháp nào đó ( câu điều kiện, sự hòahợp giữa chủ ngữ …), bạn mới làm tốt được. Tuy nhiên, cuốn này viết hoàn toàn bằng Tiếng Anh, level 4.0 hơi khó thẩm thấu chút, nên đòi hòi sự cố gắng của bạn rất lớn
Nguyên tắc: Học đến đâu, làm bài tập đến đấy. Kiểm tra kỹ lưỡng đáp án. Bạn có thể làm nhiều dạng BT khác nhau. Nhưng nhớ là tập trung vào những dạng này nhé:
- Chữa lối sai cho câu
- Multiple Choice
- Viết lại câu sao cho nghĩa ko đổi (giúp bạn thực hành kỹ năng paraphrase rất cần thiết cho cả 4 phần thitrong IELTS)
- Dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt (giúp bạn thoát khỏi cách dịch word by word từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh)
Ngữ âm: Luyện ngữ âm tức là bạn học cách đặt khẩu hình nhưthế nào để tạo ra cách âm chính xác. So với ngữ pháp, thì ngữ âm khó hơn nhiều vì âm TV rất khác TA và người Việt nói không hay sử dụng ngữ điệu. Do đó, bạn nên chọn học những giáo trình luyện âm có cách hướng dẫn đặt khẩu hình dễ hiểu nhất. Có nhiều bạn học những cuốn như Ship or Sheep hay loạt clip luyện âm củacô Rachel nhưng mình thấy hai giáo trình này rất phức tạp, khó hiểu. Bạn nàochưa biết gì về ngữ âm, học cứ gọi là gần như “không hiểu gì luôn”.
Mình thầy có một giáo trình luyện âmkhá hay và thật sự dễ hiểu là Pronuniciation Work Shop – American Accent. Giáo trình này bao gồm 15 – 16 clip, nhóm các âm có chung khẩu hình vào với nhau, speaker dẫn dắt cũng khá thú vị nên rất chi dễ nhớ. Cũng ko phải lo là luyện giọng nào sẽ tốt hơn Anh – Anh hay Anh – Mỹ. Chắc chắn rằng với các bạn làluyện giọng Anh – Mỹ tốt, bạn vẫn lấy 8.0 thoải mái như thường dù speaker IELTS chính giọng Anh – Anh.
Từ vựng: Thực ra học ngữ pháp bạn bắt buộc phải học từ vựngroàiJ. Cơ mà để tạo cảm hứng cho mình, bạn có thể bắt đầu đọc những lĩnh vựcmình yêu thích để tăng kiến thức background cũng như mở rộng vốn từ. Nguồn đọcthì vô cùng phong phú nhé. BBC, VOA News, Foxnews, About.com, People.com,Science Daily….đều được tất. Sách thì có Check Your Vocab for Ielts, Vocab inUse, Collocation in Use…
Khi đọc một bài nào đó, ngoài việchọc các từ riêng lẻ, bạn rất nên chú ý đến những từ đi với giới từ như for, of,in, on……. Ví dụ nhu blame for, accused of… vì đây là các cấu trúc mà bạn sẽ sửdụng khi nói, viết, lúc nghe hay đọc. Nếu ko biết hoặc sử dụng sai (blame đivới in chẳng hạn), bạn sẽ bị “mất điểm”. Cũng học luôn collocation (ghéptừ) trong Tiếng Anh nhé. Vì đây là “cú vấp” rất nhiều bạn “mắc” phải khi bắt đầu luyện kỹ năng. Collocation cụ thể là như thế nào., bạn có thể click vào đường link này nhé:
Thêm một điều nữa, khả năng ghi nhớ của bộ não (brain captivity) của mỗi người là khác nhau. Có bạn khả năng nhớ rất tốt và ngược lại nên hãy cân nhắc số lượng từ vựng bạn học mỗi ngày nhé. Không cần phải học nhiều từ trong 1 ngày đâu. Tuy nhiên phải thườn xuyên học. Mỗi ngày dành 30 phút học từ mới. Chẳng mấy chốc bạn trở thành chuyên gia “vocab”
Khi từ mới của bạn đã “hòm hòm” rồi,tập luôn cho mình cách đọc lướt nhanh. Mục đích là để bạn “làm quen” dần với kỹnăng skim, scan rất quan trọng trong phần thi Reading. Trong quá trình đọc, hãyđể mắt mình lướt đầy đủ hết các từ, câu nhé. Từ nào chưa biết, cứ “thoải con gàmái” bỏ qua. Sau đó chek phát âm và nghĩa cũng ko muộn
Timeline: Nếu ngày nào cũng dành được 3 tiếng để học NP, NA,TV, thì khoảng 4 – 5 tháng, bạn chuyển sang giai đoạn skill là vừa rồi đấy.
Giai đoạn 2: Luyện Skill – Sẵn sàngđối diện với những “cú vấp
Sở dĩ mình gọi là cú vấp và muốn bạn sẵn sàng đối diện vì bước chuyển tiếp này sẽ có rất nhiều thứ khiến bạn bị “khớp”. Ví dụ như là nghe hoài mà vẫn không nghe đươc. Hay như chả biết brainstorm ý tưởng như thế nào để viết. Tuy nhiên không có gì mà phải lo lắng quá. Vì nếu giỏirồi, thì chả cần phải luyện làm gì. Cứ thế mà đi thi thoai.
Một số tl khuyên bạn luyện Speaking và Listening hoặc cùng lúc cả 4 kỹ năng. Cá nhân mình nghĩ phần thi nào bạn cảmthấy “thinh thích” nhất thì cứ luyện trước. Cụ thể:
Reading: Cái khó của reading là bạn phải hoàn thành 3 bài đọc với 40 câu hỏi trong vòng 60 phút. Áp lực thời gian rất căng nên ngoài từ vựng, ngữ pháp, bạn cần cố gắng đọc thật nhanh nữa và nắm vững các skill làm bài là skim, scan, dò key words, paraphrase… Thông thường, dạng bài tìm từ trong bài để điền vào chỗ trống là dễ nhất nên bạn có thể bắt đầu làm dạng này. Các dạng khó nhất là Match heading , Yes/No/Not Given… thì có thể tách ra luyện dạng nào thật chắc đã rồi mới chuyển.
Có hai nguồn tài liệu chung cho cả 4 kỹ năng mà mình nghĩ là sẽ rất hợp với các bạn level ở mức 4.0 là 2 cuốn IELTSTest Builder. Cuốn sách này được thiết kế cho đối tượng target khoảng 4,5 – 5,5nên bạn cứ ôn cuốn này trước. 2 cuốn này cũng giải thích rõ rang đáp án vì saolại vậy nên yên tâm là bạn đọc sẽ hiểu. Ngoài ra các cuốn luyện Reading kháccũng rât đáng để bạn tham khảo như Reading Strategy for Ielts, Tips For Ielts, Reading Ielts Test, Reading Recent Actual Test
Writing: Phải nói đây là một kỹ năng rất khó để tự học. Với kinh nghiệm dạy Writing, mình nhận thấy là nhiều bạn ngữ pháp có thể tạm ổn, từ vựng cũng tương đối, nhưng gặp rất rất nhiều khó khăn trong việc brainstorm và develop idea. Các bạn thường gặp một lỗi đó là dịch word by word, tức nghĩ Tiếng Việt như thế nào, dịch luôn sang Tiếng Anh như thế. Đó là chưa kể câu Tiếng Việt mà bạn nghĩ ra trong đầu cũng đã rất lủng củng, out of topic rồi nên dịch word by word sang Tiếng Anh, thì thật sự sẽ trở thành “thảm họa”. Đó là lý do vì sao mình khuyên các bạn trong quá trình học NP, nên chăm chỉ làm bài viết lại câu, dịch từ tiếng Việt sang Tiếng Anh là vì vậy.
Các nguồn tài liệu để luyện Writing:How to Write Right, Successful Writing Proficiency … Web thì có các trang như Write Fix, DcIelts, IELTS Simon… Khi đọc bài mẫu, chú ý thật kỹ cách người tadùng từ, cách phát triền ý, bố cục bài viết…
Khi viết, ko nhất thiết phải viết luôn cả bài. Tập viết từng đoạn một Mở bài rồi đến Thân bài rồi đến Kết luận.Tuy nhiên khi brainstorm, thì brainstorm cho cả bài luôn. Trước khi brainstormidea, thì đọc kỹ dạng đề là gì (Opinion hay Discuss hay Solutions andProblems), gạch chân keywords quan trọng . List ý thì ưu tiên hướng nào giúpmình dễ viết nhất, có nhiều idea để viết nhất. Song song với brainstormidea, thì viết luôn những từ/cụm từ mà bạn dự là sẽ đưa vào bài.
Lưu ý là bạn viết nhiều mà ko có ai biên tập , chữa bài cho bạn, thì muôn đời bạn cũng không khá lên được. Bạn có thểgửi bài của mình đến các thầy cô châm và trả phí trên số lượng bài. Tuy nhiên,mình vẫn khuyến khích các bạn nên đi học để có cái nhìn tổng thể, biết đượcmình cần làm những gì để viết ngày càng “pờ – rồ” hơn.
Speaking: Đối với kỹ năng này, thì không cần phải đợi đến lúcluyện skill, bạn mới bắt đầu, mà đã có thể khởi động ngay khi từ mới, ngữ pháp,ngữ âm của bạn đã ổn ổn chút. Bạn nên bắt đầu nói những câu đơn, diễn đạt các tình huống quen thuộc vẫn thường xảy ra hàng ngày có sử dụng cấu trúc ngữpháp, từ vựng bạn học được. Bạn có thể sử dụng những cuốn TA giao tiếp để làm quen cũng rất ok. Sau đó chuyển dần sang luyện speaking IELTS. Về sách speaking, bạn có thể luyện Speaking Strategy for Ielts, cuốn High – ScroringFormulas for Every IELTS questions
Khi nói, thì đừng nói nhanh làm gì nhé . Tuy nhiên phải nói to, rõ ràng, ko lí nhí trong cuống họng. Ko biết từ Tiếng Anh nào tương đương với từ Tiếng Việt mình nghĩ được, thì sử dụng từ điển Việt – Anh để tra. Nói cũng ko được dịch word by word từ TiếNg niệt sang TA màxem câu đó tương đương với cấu trúc ngữ pháp nào trong TA đã nhé.
Join các CLB speaking để luyện phảnxạ. Quan trọng hơn là bạn sẽ nhận được feedback của mọi người về khả năngspeaking hiện tại của mình để dần dần điều chỉnh. Hiện tại các CLB SpeakingTiếng Anh rất nhiều nên việc này ko có gì là khó cả.
Thêm nữa, là bạn hoàn toàn có thể sửdụng những ý đã viết trong Writing Task II để đưa vào bài nói của mình. Vì TaskIII Speaking là những câu hỏi về Opinion của bạn về một vấn đề nào đó, nên bạncó thể bắt gặp lại những gì mình đã viết trong Wring Task II.
Listening: Luyện nói bao giờ cũng đi kèm với luyện nghe. Do đó,bạn cũng bắt đầu nghe những đoạn ngắn, nội dung đơn giản trong các cuốn giaotiếp như Let’s Task, Tactics for Listening. Một điều nữa là nhiều bạn thường kođiền được những chỗ trống mà đáp án là một dãy số, chữ cái hay mix cả số và chữcái. Bí kíp là tự bạn nghĩ và phát âm một tên riêng nào đó, hoặc mix sốvà chữ với nhau rồi viết. Hoặc cũng có thể nhờ ai đó phát âm giùm mình. Phầnnày, các cuốn giao tiếp cũng có trình bày cách đọc chữ số, tên riêng nên bạncũng có thể practice được.
Các nguồn nghe Tiếng Anh cũng rấtrất nhiều. Trong topic trước, mình đã giới thiệu trang Breakingnewsenglish.com.Đây là một site cung cấp hàng ngàn bản tin mp3 giọng Anh – Anh, Anh – Mỹ vớicác cấp độ từ dễ đến khó, có luôn “một loạt” bài tập để bạn test
Khi làm bài tập có thể nghe đi nghelại nhiều lần, nhưng lúc tính kết quả chỉ tính lượt nghe thứ nhất. Luôn luônđối chiếu với đáp án, tape script. Luyện takenote trong suốt quá trình học ngheluôn
Trước khi nghe bất kỳ một bản tinnào đó, tập thói quen đoán trước các ý speaker sẽ đề cập trong bài cùngnhững từ vựng sẽ xuất hiện kèm theo. Ví dụ như một đoạn phỏng vấn xin việc giữamột nhà TD và sinh viên thì các ý có thể sẽ được cả hai nhắc đến: Kinh nghiệmlàm việc/ Vị trí ứng tuyển/ Mức lương khởi điểm….. Théo đó, các từ có thể xuấthiện sẽ là: Job experiences, Job title/ Initial salary
Timeline: Mình để ý thấy là các bạn thường đặt ra cho mình 4 -8 thángđể đạt mục tiêu đề ra. Trừ phi gấp gáp quá thì thôi, chứ cá nhân mình nghĩ giaiđoạn này các bạn hãy tập trung luyện các kỹ năng cho tốt cái đã. Ko nên gây áplực thời gian quá cũng như mục tiêu IELTS ( Thực sự là có rất nhiều bạn đặt muctiêu IELTS quá cao so với thực tế) Cứ say mê “ngụp lặn” trong bể kiếnthức đi. Rồi thành quả ngọt ngào sẽ mỉm cười với bạn)
Giai đoạn 3: Đi thi, hãy chọn thời điểm bạn cảm thấy phong độ nhất, tự tin nhất
Trước khi đi thi, bạn nên dành thờigian để tham dự một vài kỳ thi thử Mocking Test. Hiện nay rất nhiều trung tâmcó tổ chức thi thử IELTS free 100%. Quan trọng hơn cả là bạn hãy chọn thời điểmmà cả 4 kỹ năng của bạn ổn định nhất, chứ ko phải lúc lên cao, lúc xuống thấphệt như đường gấp khúc. Và giả sử, nếu kết quả ko được như mình mong muốn, đócũng là điều hết sức bình thường thôi. Đừng quá buồn phiền. Không phải nhữngthứ mình rất cố gắng đều có thể thành công ngay tức khắc. Mình cũng biết mộtanh phải thi đến lần thứ ba mới được 6.5 Ielts. Và do đó, phải đến lần thứ ba,anh ấy mới “chạm tay” được suất học bổng toàn phần Fullbright danh giá.
Nói tóm lại, là các bạn hãy cứ say mê “ngụp lặn” trong bể kiến thức đi. Rồi thành quả ngọt ngào sẽ đến với bạn!
Chúc các bạn chinh phục IELTS thànhcông!
Theo ybox.vn
Xem bài gốc tại đây