Với khát khao chinh phục vũ trụ, Quốc Anh vượt qua 200.000 ứng viên trên toàn thế giới, vào top 100 người tranh tài trong dự án lớn của lịch sử nhân loại.
Quốc Anh tên thật là Vũ Xuân Linh, sinh năm 1982, quê gốc Thái Bình, cựu sinh viên lớp kỹ sư tài năng K46 của đại học Bách khoa Hà Nội.
Một năm sau ĐH, Quốc Anh chuyển sang ĐH Quốc gia Singapore (NUS) khi nhận học bổng toàn phần của chính phủ nước này. Anh học tiếp thạc sĩ công nghệ thông tin tại ĐH Columbia New York, Hoa Kỳ.
Ra trường, Quốc Anh làm việc ở các công ty phần mềm, internet tại Singpore và Mỹ. Những năm gần đây, anh khởi nghiệp về công nghệ thông tin và dành thời gian cho các chuyến đi ở Mỹ, Nam Mỹ. Từ năm 2013, anh về Việt Nam làm marketing.
Biết chương trình tuyển người lên sống ở sao Hỏa (Mars One), Quốc Anh đăng ký tham gia. Vượt qua quá trình tuyển chọn ban đầu (nộp hồ sơ và khám sức khoẻ tổng quát) và vòng 2 (kiểm tra kiến thức về sao Hoả và một số câu hỏi tâm lý), anh vào top 100 ứng viên tiếp tục tranh tài để chọn 4 người chiến thắng.
Đây là chuyến đi một chiều, không bao giờ trở lại Trái Đất. Vậy điều gì khiến chàng trai này đăng ký tham dự?
Phản ứng của gia đình và bạn bè khi anh tham gia chương trình này?
– Nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ gặp áp lực khi đấu tranh lựa chọn giữa ước mơ và người thân. Nhưng thực sự tôi vẫn chưa bị tác động tâm lý.
Khi đăng ký, tôi cũng chia sẻ về ý định với một số bạn bè, nhưng phần lớn không tin tôi làm thật.Chỉ khi bố mẹ biết tôi vào vòng 2 vì thấy con xuất hiện trên báo thì mọi người mới tá hoả. Vì đặc điểm của Mars One là chuyến đi một chiều – nghĩa là không bao giờ trở về Trái Đất.
Lúc này, bố hoảng hốt hỏi mẹ. Mẹ lập tức gọi điện và tôi chia sẻ thông tin đầy đủ. Hiện, trong gia đình, chị gái sẵn sàng ủng hộ, còn vợ vẫn chưa… cấm. Bạn bè thì hứng thú muốn biết tôi sẽ ra sao.
– Anh bắt đầu có ước mơ chinh phục vũ trụ từ lúc nào? Tại sao anh không theo học để trở thành một nhà thám hiểm không gian?
– Về ước mơ chinh phục vũ trụ, tôi nghĩ rất nhiều cậu bé, cô bé đều có. Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi còn nhỏ, tôi đã nuôi ước mơ đó. Nó như một loại ước mơ đẹp đẽ mà xa vời. Tuy nhiên, rời xa Trái Đất mãi mãi thì chắc không ai muốn. Nhưng với công nghệ hiện tại thì không thể mang đủ nhiên liệu lên sao Hoả (vì rất nặng) để thực hiện chuyến bay về cho các phi hành gia.
Bởi vậy, để thực hiện được ước mơ, việc bay một chiều là điều những phi hành gia Mars One phải chấp nhận. Và khát khao trong tôi đủ lớn để chấp nhận điều đó, không cần lý do khác.
Tôi rất muốn được đào tạo để thành nhà thám hiểm vũ trụ. Nhưng trên thực tế, người Việt Nam và công dân nhiều nước trên thế giới chưa có cơ hội để làm điều này.
– Nếu giành chiến thắng ở cuộc thi này, giấc mơ của anh sẽ thành hiện thực, nhưng đổi lại sẽ mãi mãi không được ở cạnh gia đình. Anh có thấy đó là sự đánh đổi quá lớn để đạt được ước mơ cá nhân?
– Theo tôi, chương trình này không chỉ gói gọn trong việc đánh đổi gia đình để lấy ước mơ. Những người tham gia Mars One đều có chung khát vọng và cơ hội để làm điều gì đó lớn lao. Bởi vậy, họ phải chấp nhận không có thứ khác. Cuộc sống luôn là những sự lựa chọn như thế.
Tôi đã ở nước ngoài hơn 10 năm. Việc liên lạc với gia đình chủ yếu là qua Internet. Thời gian sống với người thân khoảng 100 ngày. Từ giờ tới lúc bắt đầu hành trình (nếu được lựa chọn) còn còn hơn 3000 ngày để tôi sống với gia đình.
Ngoài ra, Mars One sẽ thiết kế để các phi hành gia luôn liên lạc được với Trái Đất 24/7 qua Internet. Chỉ có điều quá trình gửi – nhận sẽ chậm một chút do khoảng cách từ sao Hoả về Trái Đất là 7 phút ánh sáng.
– Khi nói vềước mơ, sẽ có hai phạm trù là khả thi và viển vông. Việc anh trở thành công dân Trái Đất đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa có thể xảy ra. Nhưng số đông vẫn cho rằng một ước mơ khả thi như thế là “điên rồ”, anh có thấy điều này mâu thuẫn?
– Đúng như bạn nói, tính không khả thi, nếu có nằm chủ yếu trong khả năng gây quỹ của Mars One có đủ để có được các thiết bị và phương tiện phục vụ cho chuyến đi hay không. Còn việc 21 phi thuyền đã tới sao Hoả thành công, các robot như Spirit, Opportunity vẫn đang hoạt động bền bỉ trên đó, 3 phi thuyền của Ấn Độ, Mỹ, châu Âu đang trên đường tới thì việc đưa người lên sao Hoả là có thể thực hiện được.
NASA và các cục hàng không vũ trụ quốc gia khác hiện khó thực hiện chương trình như Mars One vì họ phải đảm bảo các phi hành gia trở lại Trái Đất. Điều này làm tăng kinh phí lên hàng chục lần và đòi hỏi những công nghệ chưa có.
Ước mơ của tôi khả thi như vậy, tôi không thử sức theo đuổi đến cùng thì mới là mâu thuẫn. Nếu số đông nói một ước mơ khả thi là điên rồ thì tôi nghĩ có lẽ không nên nghe theo họ.
– Một số người không có hoài bão, ước mơ nhưng lại sống rất vui vẻ và hạnh phúc với từng ngày trôi qua vì họ không đặt ra cho tôi những mục đích quá cao trong cuộc đời. Như vậy, có phải ước mơ không thực sự cần thiết cho tất cả mọi người hay không?
– Tôi nghĩ, ước mơ không thực sự cần thiết cho mọi người. Có những người không bao giờ mơ ước, hoặc không còn khát khao mà vẫn sống tốt, vui vẻ. Đó là lựa chọn của họ, điều đó hoàn toàn bình thường vì mục đích cuối cùng của cuộc sống là tìm thấy sự hạnh phúc cho cá nhân mình.
Nhưng với những người có ước mơ mà không dám bắt tay biến điều đó thành sự thật thì tôi cho rằng sẽ rất đau khổ. Bản thân tôi không chịu đau hay khổ như thế.
Mars One được khởi xướng bởi Bas Lansdorp, một doanh nhân người Hà Lan, nhằm thiết lập một trạm định cư đầu tiên của loài người trên sao Hoả. Song song với việc tuyển chọn phi hành gia, công tác kỹ thuật cũng sẽ được tiến hành. Song song việc tuyển phi hành gia, công tác kỹ thuật cũng sẽ được tiến hành với lộ trình: 2018: Phi thuyền thử nghiệm và vệ tinh viễn thông sẽ được phóng lên sao Hoả. 2020: Rô-bốt Rover và vệ tinh viễn thông thứ 2 được phóng đi. 2022: 6 phi thuyền hàng hóa được phóng đi (1 rô-bốt Rover, 2 khu nhà ở, 2 khu hỗ trợ sự sống, 1 khu cung cấp năng lượng). 2023: Trạm định cư trên sao Hoả sẽ được lắp đặt và vận hành một phần. 2024: Đội 4 người đầu tiên khởi hành rời Trái Đất. 2025: Đội 4 người trên sẽ đặt chân tới Sao Hoả. Nhu yếu phẩm cho nhóm thứ 2 sẽ đến vài tuần sau đó. |
Theo Tin247
Xem bài gốc tại đây