2. CV
CV là một câu chuyện thú vị khác mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Tính ra tôi có thâm niên làm CV không ít, vì đã đi làm từ ngày sinh viên, thế mà khi ngồi với anh Tường, tôi vẫn ồ à mắt tròn mắt dẹt. CV là một phần quan trọng của application vì nó là bức tranh tổng quan nhất về bạn và thường tạo ấn tượng đầu tiên. Interviewer có thể chỉ biết bạn qua nguồn thông tin duy nhất là CV (họ thường không được tiếp cận phần còn lại của hồ sơ của bạn để có thể độc lập đánh giá). CV cũng là sản phẩm ít phải customized nhất khi chuyển bộ hồ sơ từ trường này sang trường kia. Do đó, nó xứng đáng được bạn dành thời gian.
CV cho MBA thường cô đọng trong 01 trang A4. Có một số format cho essay, bạn có thể xem trong quyển How to get into top MBA programs hoặc lên website một số trường để tham khảo. Có trường sẽ post CV mẫu lên để hướng dẫn bạn. Ví dụ như Duke, khi bạn tạo account để apply online thì phần hướng dẫn có một cái CV mẫu có nội dung như thật. Wisconsin còn có cả 1 file PDF rất chi là dài hướng dẫn viết CV. Sau đây là những kinh nghiệm tôi rút ra cho việc làm CV, tổng hợp từ những điều mà tôi học hỏi được:
1) Result oriented:
Quyển American Way viết rằng: Americans generally pay more attention to the factual than to the emotional content of messages. They are uncomfortable with displays of more than moderate emotion, and they are taught in school to detectand dismiss emotional appeals in other peoples statements or arguments. They are urged to look for the facts and weigh the evidence when they are in the process of making a judgment or decision. (p53). (Cám ơn bạn Dương, phụ trách Thư viện US Guide, đã gửi quyển sách này cho tôi).
Vì thế, một điều tối quan trọng trong CV là bạn phải lượng hóa được các kết quả, các tác động của những công việc bạn làm. Thay vì kể về responsibility, bạn nên chú trọng đến impact, result, và cần lượng hóa càng cụ thể càng tốt. Nếu bạn nhìn cái CV mẫu của Duke trong ví dụ nêu trên, bạn sẽ thấy nó ghi rõ: tao đã làm dự án bao nhiêu triệu đô, làm tăng doanh số được bao nhiêu phần trăm, hoặc lên bao nhiêu tiền, kiếm được bao nhiêu khách hàng Những con số rất là bắt mắt.
Tuy nhiên, trong chúng ta không phải ai cũng có cơ hội được làm cái dự án triệu đô Điển hình là tôi. Làm tư vấn và thiết kế thương hiệu thì một năm được gần 10 khách hàng đã là nhiều. Năm 2003, Viettel làm quả tư vấn và thiết kế thương hiệu $ 45,000 với JWT mà đã xôn xao dự luận, được nói là chơi trội. Huống chi khách hàng của tôi toàn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chúng tôi không phải là JWT. Do đó, tôi không ghi con số doanh thu hay số tiền dự án mà lượng hóa bằng cách ghi % doanh thu mình giúp công ty tăng lên, tên các dự án lớn của Nhà nước mà tôi tham gia, một vài dự án mà khách hàng sau đó đã rất thành công (và thành công như thế nào) Về chứng khoán cũng thế. Nếu công ty bạn ra đời sau và thị phần bé thì bạn có thể khai thác con số tăng trưởng về khách hàng và doanh số (công ty bé thì bù lại là thường tăng trưởng nhanh).
Ngân sách PR & marketing tôi cũng không dám đưa ra (hix hix). Bạn thử tưởng tượng xem, CV của thiên hạ toàn giơ triệu đô, mình giơ con số vài chục nghìn thì dọa được ai. Adcom đâu biết ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người chỉ có 1000$/năm! Thế là đành phải moi móc lấy cái số vốn hàng triệu đô của công ty đem bỏ trong ngoặc đơn để adcom thấy là tao đang làm manager cho một công ty quy mô lớn.
Về học tập thì có thể kể bạn ở top mấy trong trường/lớp, có nghiên cứu gì, được những học bổng gì, tính chất nó như thế nào Ví dụ như ở trường tôi, dân được học bổng Sumitomo thường được coi trọng, vì đó là học bổng xịn nhất, nhưng ra đường thì ai biết Sumi là gì. Thế nên lại phải chua thêm mấy chữ để adcom biết. Nếu bạn được học bổng của Nhà nước thì cũng cực kì nên kể vì Government scholarship nghe to đùng đùng! Tóm lại là, bạn nên tìm mọi cách để lượng hóa thành tích trong CV của mình.
2) Dùng động từ mạnh
Với những công việc đã qua, bạn nên bắt đầu cái bullet bằng một động từ mạnh ở thì quá khứ. Các động từ mạnh có hiệu ứng rất tốt trong việc thể hiện sức nặng của bạn đấy. Sau đây là các động từ bạn có thể dùng, đặc biệt phù hợp nếu bạn muốn nói 2 thông điệp leadership và creativity:
Awarded (động từ phân từ II)
Created
Designed
Developed
Directed
Established
Facilitated
Founded
Initiated
Led
Managed
Nominated (động từ phân từ II)
Proposed
Trained/Coached
Ngoài ra:
Analyzed, Conducted, Executed, Gained
3) Chú trọng vào thông điệp, loại bỏ chi tiết không quan trọng
Trong CV trước đây, tôi có kể một công việc part-time đã làm với ý đồ giải thích tại sao tôi được bổ nhiệm làm manager khi vừa mới chân ướt chân ráo ra trường. Sau khi trao đổi với anh Tường, tôi đã mạnh dạn bỏ phần đó ra để dành chỗ cho những cái quan trọng hơn. Sau đó, nhìn lại CV của mình thấy chắc hơn hẳn. CV hạn chế, bạn không nhất thiết phải kể hết, quan trọng mà mình nói được cái mình cần nói, và không mâu thuẫn với tính trung thực của hồ sơ.
Trong CV, tôi cũng kể tên 2 công việc tình nguyện tôi đã làm. Anh Tường góp ý rằng 2 việc này cùng nói một thông điệp về em là làm volunteer, vậy thì chỉ nên giữ 1 ý vì 1 ý là nói được thông điệp đó rồi, nên dành chỗ cho những cái khác. Sau khi xét thấy đất đai vẫn dồi dào, tôi giữ cả 2 ý đó trong hồ sơ, nhưng làm rõ sự khác nhau giữa hai công việc: một cái là ( ) interpreted and assisted foreign sports delegations, một cái là ( ) organized summer entertainment and education activities for children, instructed hygienic lifestyle practices and reproductive healthcare for local people. Như vậy, nó nhấn được thêm một chút về các diversity trong experience của tôi.
4) Những câu chuyện sinh động khác về cá tính
Nếu bạn biết đánh đàn, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác kịch bản hay diễn kịch, được giải thưởng thể thao, thành viên một câu lạc bộ gì hay hay, hoặc có một năng khiếu/sở trường nào đó thì hoàn toàn nên kể ra ở phần Additional Information.
Tôi nhớ hồi interview Duke và Carlson, cả hai interviewer của tôi đều hứng thú khi nghe đến mấy trò đánh đàn organ và các vở kịch hồi đi học của tôi, và đoạn nói chuyện đó rất vui vẻ. Bản thân mình cũng thế thôi, nhìn hồ sơ của ai mà thấy có một vài chi tiết sinh động như thế, mình cũng cảm thấy đây chắc hẳn là interesting person, và nếu người đó vào trong tập thể của mình, họ sẽ giúp tập thể vui hơn, diverse hơn.
Nếu phần Social activities không đủ dài thì có thể ghép chung nó vào phần Additional Information cũng ok.
————————
(Phần bổ sung)
Khi vào học Carlson, Minh Hà được training về resume, mới nhận ra là resume cũ của mình hóa ra vẫn còn vấn đề. Có một vài điểm rút ra hi vọng là giúp ích cho những bạn nào đang chuẩn bị apply.
1. The formula for creating a results oriented statement is:
WHAT I DID + WHY I DID IT = RESULTS/OUTCOME
Với mỗi câu trong resume, đặc biệt là phần experience, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: What did I do? Why did I do it? What is the result/outcome? Khi nghe coach nói, tớ nhìn lại resume mới thấy là có những bullet mình chỉ để what I did thôi chứ không trả lời 2 câu hỏi sau – vì tớ nghĩ là không lượng hoá được outcome nên không viết. Nhưng thực ra không phải vậy. Có 2 cách lượng hoá outcome: qualitative và quantitative. Nếu bạn không thể dùng quantitative thì có thể dùng qualitative, vẫn rất powerful. Ví dụ:
BEFORE:
Supervised development team during integration testing.
AFTER (quantitative):
Supervised 5-person development team during integration testing; completed testing ahead of schedule, reducing costs of 15%.
BEFORE:
Worked with other departments to improve project management.
AFTER (qualitative):
Partnered across departments to introduce Microsoft Solutions Framework methodology, resulting in a more consistent process for managing software projects.
BEFORE:
Conducted promotional activities.
AFTER (qualitative):
Developed and managed nice successful sales promotions that increased customer base, customer retention rate, and product penetration per household.
2. Trên web của Graduate Business Career Center có hướng dẫn về resume format (nó là dạng file word chạy macro), list of action verbs & high-impact phrases và sample resume cho từng major. https://www.carlsonschool.umn.edu/Page8823.aspx
Bạn có thể tham khảo để thấy các câu hỏi What-Why-Outcome được giải quyết như thế nào.
Hope it helps.
———————————–
3. GMAT
Tài liệu
Tôi đến với GMAT đầu tiên qua quyển Cracking the GMAT của Princeton. Có lẽ đấy cũng là cái may, vì đọc xong quyển đó thì tôi thấy mình hiểu về bản chất của GMAT và thích nó như thích một trò chơi. Tôi đọc phần lời mở đầu với một sự hứng thú đặc biệt.
Tôi nhớ tác giả kể là tao đến trụ sở công ty ETS và thấy một dinh thự cực kì khang trang, chúng nó giàu như thế nào nhờ cung cấp sản phẩm độc quyền là GMAT và TOEFL. Đi sâu vào hệ thống của ETS, bạn sẽ biết rằng những người ngồi nghĩ câu hỏi cho bạn thi hóa ra chẳng phải giáo sư tiến sỹ gì cao siêu mà có khi là mấy cậu lập trình trẻ măng nhí nhảnh .
Tóm lại, bạn sẽ nhận ra GMAT chẳng là cái gì kì bí, chẳng phải là thước đo chỉ số IQ của bạn, mà chỉ là một thứ bạn cần có để hoàn thành bộ hồ sơ MBA. Tôi rất thích anh chàng Joe Blogg mà tác giả dựng nên. Mỗi lần mình định lao vào điền một câu dễ thế là lại khựng lại, tự hỏi mình có phải là Joe Blogg không . Kỹ thuật POE (Process of Elimination) trong quyển này khá hữu ích.
Sau đây là những sách mà tôi khuyên bạn không nên bỏ qua (những sách mà tôi dùng là cũng do được người khác khuyên, mình dùng thấy đúng nên khuyên lại bạn :p):
1) Cracking the GMAT Princeton (lý do như đã nêu ở trên)
2) Official Guide (hay gọi là OG) tài liệu hướng dẫn chính thức của ETS. OG là cẩm nang, hiển nhiên phải dùng. Thi thật cũng rất giống kiểu hỏi và nội dung trong OG. Hồi tôi thi thì làm OG 10 và 11. Hai quyển này có phần trùng và khác nhau. Mỗi năm ETS lại ra một bản mới, giống như Bộ Giáo dục nước ra sửa đổi sách giáo khoa hàng năm . Đến lượt bạn thi, phiên bản mới thay đổi thế nào thì bạn phải hỏi người vừa thi trước bạn. OG phần SC tôi phải làm 2 lần để ôn lại ngữ pháp.
3) Manhattan phần nào nào tôi cũng thấy cực kì hữu ích. Cám ơn Nhung béo đã giới thiệu quyển này! Sentence Correction (SC): sách củng cố ngữ pháp cho bạn theo các dạnh mà GMAT hay hỏi, cho bạn bài tập thực hành luôn và phân loại OG theo các dạng ngữ pháp đó. Critical Reasoning (CR): chỉ cho bạn các loại lỗi reasoning thường gặp của GMAT, phân loại câu trong OG để bạn luyện luôn. Reading: dạy bạn cách vẽ sơ đồ bài đọc theo dạng skeleton (đầu lâu rồi đến tay chân ). Học GMAT một thời gian tôi biết đến Manhattan. Hồi đầu tôi làm OG sai liểng xiểng. SC thì toàn bị nhầm. Reading thì bơi, đọc mãi mà ** hiểu, làm lâu ơi là lâu. Đến khi dùng Manhattan thì eo ơi: lên tay kinh khủng! Kĩ năng vẽ skeleton giúp tôi tăng tốc reading vượt bậc.
4) Peterson: Tôi chỉ luyện writing khoảng 2 tuần trước ngày thi và thi rất suôn sẻ (5 và 5.5). Tài liệu mà tôi dùng là Peterson. Tôi nghĩ riêng quyển này là đủ cho writing Essay 1 (Analysis of an Argument). Sách chỉ cho bạn các loại lỗi trong lập luận và cách xử lý các lỗi đó. Ví dụ như lỗi mẫu nghiên cứu không mang tính đại diện thì sẽ có những mẫu câu gì để giải quyết. Cái Essay 2 (Analysis of an Issue) thì tôi viết theo kiểu essay 2 của IELTS nên tôi không dùng tài liệu GMAT nào cho phần này.
5) Test set: có khoảng 20 test (là file), chỉ nên làm khi đã xong OG. Nên time management y như thật khi làm test set. Nên soạn answer sheet với các cột A|B|C|D|E, cột Corect/Incorrect và cột Note để ghi chú các lỗi sai với từng câu, về sau review cho dễ (cái form này là Nhung béo soạn cho bọn tôi). Dùng kĩ thuật POE khi làm test set.
6) GMAT prep: là phần mềm có giao diện y như thi thật, do ETS thiết kế. Chỉ có vài đề luẩn quẩn trong đó nên bạn không thể làm nhiều (làm nhiều hơn 3 lần thì câu sẽ lặp lại, lúc đó không còn đánh giá đúng khả năng của mình nữa), chỉ nên làm trong vòng 1 tuần trước ngày thi để quen với thao tác trên máy tính và vững về tâm lý.
Thêm nữa là file GMAT -Time Management của Khắc Cường (Cường chân dài) là tài liệu bạn không thể bỏ qua. Ngoài ra tôi thấy quyển Kaplan Premium có phần lý thuyết và công thức cho bài toán xác suất khá tốt, còn câu hỏi thì không giống thi như OG. Bạn cũng có thể ngó qua 3000 Question Bank để thử phản xạ sau khi xong OG, nếu cảm thấy xong OG mà chưa nắm chắc hoặc
bị hết tài liệu ôn thi (he he).
Bạn nên chuẩn bị các mẫu câu sẵn cho essay, lúc thi cứ tự động phang vào, khỏi phải nghĩ cho mất thời gian. Nên chuẩn bị template sớm và lúc luyện chỉ luyện theo template thôi cho quen tay. Sau đây là một số template cho Essay 1 tôi đã nằm lòng bị trước lúc thi:
Opening:
1) The argument that
. is not entirely logically convincing, since it ignores certain crucial assumptions.
2) According to this editorial/sbs speech / In sb argued that (argument). To support this assertion /conclusion, the editorial/speaker/author of this article cites (st)/ points out that However, the argument suffers from several reasoning flaws, which together make the argument unconvincing.
Body
First, the argument assumes that
. There are a number of reasons why this might not be true. For example,
. Or perhaps,
Second, the argument never addresses the point that
Finally, the author fails to consider
.
———-
One of such problems is that
Another potential problem involves the
/ Another flaw involves
First, the argument relies on a poor analogy between X and Y. It is entirely possible that
Conclusion
Therefore, the argument is not completely sound. The evidence in support of the conclusion does little to prove the conclusion. Ultimately, the argument could be strengthened by making it plain that
.(, that
. , and that
.).
Essay 2 của GMAT thì giống A/D-Template của IELTS Writing Task 2 nên tôi sẽ trình bày dưới đây.
Kế hoạch học tập
Có tài liệu rồi thì quan trọng nhất là kế hoạch học tập. Cái này là nỗi niềm không của riêng ai. Ai cũng bận trăm công nghìn việc. Kể cả bạn nào nghỉ ở nhà để ôn thi thì vẫn phải có kế hoạch rõ ràng để khỏi trở nên lười biếng (hoặc ít nhất nếu có lười biếng thì cái kế hoạch sẽ là căn cứ rõ ràng để bạn tự sỉ vả bản thân ). Bạn cần liệt kê ra những tài liệu mình cần hoàn thành và khung thời gian thực hiện từng việc đó. Thường thì bạn sẽ làm nhiều việc song song, tức là làm nhiều tài liệu GMAT một lúc, và ngoài GMAT thì còn lo ngắm trường
Nên không có plan thì sẽ dễ bơi lắm. Tôi làm cái thời khóa biểu nho nhỏ như ngày đi học phổ thông và đặt trên bàn làm việc để theo dõi tiến độ của mình. Thường thì cũng không hoàn thành 100% quota nhưng sẽ biết mình có chậm ở mức chấp nhận được hay không. Đợt nào thấy mình chăm ngoan thì có thể châm chước cho phép mình đàn đúm tí tẹo. Còn đợt nào thấy bê trễ quá thì tôi có can đảm để say no với những lời rủ rê.
Time management cho bài thi là rất quan trọng. Cực kì quan trọng. Khi bắt đầu làm Test Set là phải làm quen luôn với time management. Time management là kĩ thuật quản lý thời gian lúc thi GMAT, chia các blog thời gian ứng với các câu hỏi. Vd, 15 câu đầu của verbal thì được phép làm trong bao nhiêu phút, bao nhiêu phút tiếp theo thì phải đến được câu bao nhiêu, phân bổ thời gian lúc đầu và lúc cuối bài thi như thế nào…
Nếu bạn có gặp câu hỏi nào khó đọc key mà không hiểu, hỏi bạn không được thì có thể lên forum vietmba.com vào box GMAT để hỏi. Cường chân dài hình như vẫn là mod cho box đó. Còn câu nào củ chuối bạn không hiểu, hỏi không ra thì nên bỏ qua vì thi không gặp đâu! Cho khỏi mất thời gian (trừ những câu về hiện tượng ngữ pháp thì không nên bỏ qua).
Tâm lý ngày thi
Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất để bạn phát huy hết khả năng trong ngày thi. Chuyện tâm lý của tôi thì thôi rồi là buồn cười. Bạn biết không, đến bây giờ mỗi lần thấy Richard Gere là tôi lại nhớ đến kì thi GMAT. Chuyện là thế này, tối hôm thi GMAT hồi tháng 12/2007 thì có một film gì rất hay mà Richard đóng vai chính, đại loại là một chàng lãng tử đi phiêu lưu đến xứ nọ và gặp một nàng công chúa
Tóm lại tôi rất thích Richard và thích mô típ của phim này. Vừa xem phim, một tai tôi vừa nghe thấy Mai thi rồi, mình không nên xem phim, xem khuay mình sẽ mất ngủ, và không thể thi được, kì thi này rất quan trọng
một tai kia thì nghe thấy Ôi giời, xem tí có sao. Xem nốt tí rồi tắt, còn sớm mà
Túm lại đấu tranh tư tưởng mãi thì tắt được tivi ở giữa chừng phim (nếu không vì GMAT thì không ai nhấc tôi ra được khỏi cái tivi khi đang có phim tôi thích). Nhưng tiếc thay, sau đó tôi không tài nào ngủ được. Không ngủ là bắt đầu lo là mai không thi được. Trong khi đây là cơ hội cuối cùng cho mình để thi GMAT, vì deadline đến rồi
Càng lo càng không ngủ được. Một vòng luẩn quẩn điên cuồng. Đây là lần thứ hai tôi lâm vào tình trạng mất ngủ (lần đầu thì là ốm trước một kì thi ở trường Ngoại thương), còn bình thường tôi là con sâu ngủ.
Sáng hôm sau thức dậy, bố mẹ nhìn cái mặt tôi thì biết ngay là có chuyện chẳng lành. Tôi bị tụt huyết áp, không ăn được mấy, đầu thì ong hết lên vì cả đêm không ngủ được. Vào phòng thi mặt mày vẹo vọ. Hôm đó là ngày 22/12 nên trung tâm Horizon lại chuẩn bị cho lễ Noel. Người ta bưng cây thông lên cầu thang ầm ầm, còn bàn nhau treo quả thông ở chỗ nào làm tôi điên hết cả người. Hai lần liền tôi phải giơ tay lên bảo chị admin là nói mọi người trật tự cho em thi. Đúng là người tính không bằng trời tính. Tôi đã chọn ngày tránh lớp học cho khỏi ồn thì lại rơi vào ngày trang trí Noel. Kết cục là 650! Chán như con gián. Điều an ủi duy nhất là mặc dù trong lúc IQ bị down trầm trọng nhưng toán tôi vẫn được 50. Có lẽ một điều may mắn cho tôi là tôi thích GMAT, thích làm toán cấp 1, thích học cách tư duy và phản biện của GMAT, nên tâm lý của tôi cũng thoải mái khi thi lại lần 2.
Tôi thi lại lần 2 vào tháng 2/2008, tức là 2 tuần sau Tết. May mà sàn HO và HA cho chứng khoán nghỉ tết nhiều nên tôi có thời gian tập trung cao độ cho GMAT. Mồng 1/2 tôi submit Emory, 18/2 thi lại GMAT và gửi điểm bổ sung cho trường trước khi trường ra admission decision. Kết quả là tôi bị ding Emory. Và thế là thi vội thi vàng GMAT cũng chả để làm gì cả. Giả sử lần thi thứ 2 có lởm khởm thì rõ ràng tôi có khối cơ hội về sau để thi lại!!
Về sau, bạn bè tôi đứa nào thi GMAT mà bảo lo quá thì tôi đều kể về chuyện tôi thi GMAT 2 lần. Lần 1 tưởng sống tưởng chết đây là cơ hội cuối cùng. Lần 2 cũng tưởng chết đây là cơ hội cuối cùng. Nhưng hóa ra cả 2 lần đều chả là gì cả. Cho nên, hai bài học rút ra ở đây là:
– Bạn nên thi sớm để nếu không như ý thì còn thời gian thi lại (ít nhất 31 ngày sau mới được thi lại). Như vậy, tâm lý ngày thi sẽ thoải mái hơn.
– Take it easy: cái giá của bạn chỉ là $250, đắt nhưng mà không quá đắt. Điểm thấp thì ta thi lại. Sao đâu. Và tâm lý thoải mái thì bạn sẽ do your best trong ngày thi.
Nói thêm một chút là đa số các trường ở Mỹ đều chỉ lấy điểm GMAT cao nhất mà bạn kê khai. Cũng có trường xem điểm gần đây nhất, có trường cộng lại chia trung bình
nhưng chỉ là thiểu số.
Vào phòng thi
Trước khi thi tôi ghé qua chỗ Horizon nhìn cho biết nơi biết chỗ (tồi tàn hơn mình tưởng). Khi chọn ngày thi thì tôi hỏi người ta về lịch lớp học ở đó, vì bọn trẻ con mà tan lớp thì có thể ồn. Nhưng như đã nói ở trên, người tính không bằng trời tính, nên take it easy bạn ạ. Bạn nên mang nước uống hoặc bánh kẹo/trái cây trong cặp để ra chơi có thể măm măm. Trái cây thì lúc nào cũng là phương thuốc tốt nhất giúp tôi tỉnh ngủ. Chứng minh thư/hộ chiếu thì tất nhiên là không được quên.
Lúc thi thì trước khi tính giờ, sẽ có thời gian chuẩn bị. Tôi xin thêm một tập giấy nháp để kẻ cái bảng time management ra trên một tập, còn tập kia thì kẻ trước các cột A|B|C|D|E và ghi số từ 1 đến 37 (math)/43 (verbal) để sau làm POE cho nhanh. Bạn phải tuân thủ Time management và không được bỏ qua các câu cuối bài kể cả không kịp thời gian. Bỏ trống không làm kịp những câu cuối sẽ bị trừ điểm nặng hơn là làm sai!!
Khi thi xong thì bạn sẽ được phát một tờ giấy báo điểm. Bạn nên giữ tờ này vì trên đó có cái code mà về sau bạn sẽ dùng nó để log in đọc kết quả GMAT online.
Vài lời cuối về GMAT
– Học GMAT nên có bạn, có người để trao đổi, để xả xì trét thì bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng vui vẻ hơn.
– Ngày đầu làm test set (verbal) thì tôi chỉ đúng được 19 hay 20 câu gì đó trong tổng số hơn 40 câu. Nhưng dần dần mọi việc tốt lên.
– Nếu bạn là dân thích toán thì toán GMAT khá dễ, nhưng vẫn nên làm các dạng trong OG cho quen tay, để tránh mắc các lỗi dở hơi.
– SC hay có dạng 5 câu ABCDE chia làm 2 nhóm, một nhóm 3 câu có một loại lỗi (hoặc không lỗi) giống nhau và nhóm 2 câu có một loại lỗi (hoặc không lỗi). Nếu bạn biết chắc về loại lỗi đó thì có thể Eliminate được bớt một nhóm.
– Bạn nên làm thẻ visa/master debit sớm để còn trả tiền thi GMAT, TOEFL (nếu thi), application fee về sau
sẽ tiện hơn là phải nhờ người khác. Phí làm thẻ rất thấp và không phải kí quỹ như credit.
– GMAT cho gửi điểm miễn phí đến 5 trường và bạn có cơ hội duy nhất để đăng kí 5 trường đó lúc trước khi bắt đầu làm bài trong phòng thi. Bạn phải tự nhớ hoặc search trên các trường đó để đăng kí. Có nhiều bạn khi thi GMAT thì sợ điểm kém nên không dám gửi điểm cho trường. Hoặc nghĩ rằng mình chưa chắc chọn trường đó nên để trống không dùng hết 5 lựa chọn. Về sau phải tốn khá nhiều tiền ($28/lần) để gửi. Từ kinh nghiệm bản thân thì tôi thấy rằng dù thế nào vẫn nên gửi điểm luôn cho 5 trường hơn là để trống, vì về sau mình có thi tốt hơn, thì cái điểm trường nhận được vẫn gồm cả điểm những lần thi trước đây của mình, nên nếu bạn có thi những lần đầu tệ thì trước sau gì trường cũng biết.
4. IELTS hay TOEFL
Chắc không có mấy ai dở hơi thi cả IELTS lẫn TOEFL iBT như tôi!
Mỗi kiểu thi đòi hỏi những kĩ năng khác nhau. TOEFL thì khá giống GMAT, ôn sẽ thích hơn IELTS. IELTS thì có vẻ academic hơn, nhất là phần Writing Task 1. Tôi trót học IELTS từ ngày sinh viên, với cả hồi đầu không định đi Mỹ nên thấy thi IELTS tiện hơn trong mấy trò thủ tục. Thi IELTS thì bạn nhận được sự support tận tình từ British Council và IDP, tài liệu ở thư viện BC cũng nhiều. Gửi điểm IELTS cho trường thì không gửi online được. $5/lần nếu chuyển mail thường (20 ngày) nhưng chuyển nhanh qua DHL thì $54/lần. Thi TOEFL iBT thì gửi điểm online khá tiện, $17/lần, mất trên dưới 10 ngày gì đó thì đến nơi. IELTS và TOEFL thì đều khoảng 2 tuần sau là có kết quả, chưa kể thời gian từ lúc có điểm đến lúc trường nhận được. Khi thi thì bạn nên đăng kí gửi điểm cho các trường bạn nhắm hoặc có thể nhắm, để tránh tốn những khoản tiền không đáng về sau, tương tự như trường hợp GMAT.
Emory, Duke, Carlson đều nhận IELTS. Tuy nhiên 2 trường tôi định apply nữa là Kellogg và Wisconsin thì không nhận IELTS. Tôi viết thư cho IELTS Organization để complain (vì hồi đó trên web của tổ chức này có ghi Kellogg và Wis nhận IELTS), thế là nó xin lỗi và xóa 2 trường đó khỏi web của nó đi! Tôi viết thư cho Admission office ở Kellogg và Wisconsin để thuyết phục mà không được.
Hai trường này nhận IELTS cho PhD hay program gì đó nhưng không nhận IELTS cho MBA mới dở hơi chứ! Tôi search 50 trường top thì thấy khoảng 30-35 trường rải đều trong cả Top 10, Top 20, Top 30, Top 50 (mỗi phân khúc khoảng 65% trường) nhận IELTS còn lại thì chỉ nhận TOEFL. Ban đầu tôi nghĩ là sẽ chỉ chọn trường nhận IELTS thôi, nhưng về sau tôi quyết định thi thêm TOEFL vì 3 lý do: 1) Kiểu thi TOEFL khá giống GMAT nên không phải ôn nhiều 2) Có Toefl thì chọn trường vô tư hơn 3) Nhỡ năm nay oạch thì sang năm yên chí dùng TOEFL apply lại, vì đến 04/2009 thì IELTS của tôi hết hạn rồi!
Nếu lựa chọn lại thì có lẽ tôi không nên thi thêm TOEFL mà dùng thời gian đó để research thêm về trường, và dùng IELTS để apply.
Tóm lại nếu bạn không quen với IELTS và không chốt trường rồi thì tôi khuyên bạn nên thi TOEFL cho đỡ phải nghĩ là trường mình thích có nhận IELTS hay không. Còn nếu đã lỡ thi IELTS rồi thì hi vọng bạn không rơi vào trường hợp thi thêm TOEFL như tôi.
Kinh nghiệm ôn TOEFL thì tôi không có mấy, tôi học rất phọt phẹt trong 3 tuần. Phần speaking thì hơi bị vấn đề vì tôi không quen nói trong 45 hay 60 giây gãy gọn hết ý. Ai cũng bảo nên dành thời gian cho speaking. Tôi phải record phần nói của mình và lưu file lại để sau đó mở ra nghe và tự rút kinh nghiệm. Bạn cũng có thể dùng phần mềm của quyển Barron để làm quen với phần mềm tích hợp kĩ năng (mặc dù giao diện hơi khác thi thật). Thực ra thì tôi cũng không biết là còn phần mềm gì nữa không, nghe nói có Cambridge, nhưng tôi không có thời gian để đi lấy thêm tài liệu. Nhớ nhất hồi thi TOEFL là tôi phải luyện không ngủ trưa, vì giờ thi rất oái oăm là 11am 3pm. Vì không có lựa chọn khác nên tôi buộc phải dành ra một tuần trước khi thi để luyện không nghỉ trưa. Ban đầu cũng hơi vất vả nhưng chỉ 2 ngày là quen. Lúc thi xong rồi thì cũng không còn nhu cầu nghỉ trưa nữa vì thấy điều đó thật là xa xỉ!
Kinh nghiệm IELTS thì nhiều vì về sau tôi có dạy 2 khóa IELTS, chứ hồi đi thi thì chỉ chân đất mắt toét tự học thôi. Tôi chỉ muốn nói về phần Writing Task 2 vì nó giống Essay 2 của GMAT (Analysis of an Issue). Bạn có thể học/photo vở đồng chí nào học cô Đức, hoặc xin tài liệu writing ở IELTS Academy chỗ Tạ Quang Bửu. Phần writing ở đây dạy theo template, sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian khi vào phòng thi (cứ theo template mà phang). Task 2 có 3 dạng là Discussive Essay, Argumentative Essay và Account Essay thì có 2 cái đầu là giống dạng của GMAT Essay 2. Mỗi dạng đều có template riêng. Bạn có thể dùng template của cô Đức hoặc thầy Patrick để xào ra cái template của bạn. Quyển Peterson cũng có những mẫu GMAT Essay 2 khá tốt thì phải.
Theo Ybox.
Xem bài gốc tại đây.