Táo Cưng à,
Vậy là đã sáu năm anh và em chưa được gặp nhau kể từ khi mình còn học cùng lớp đàn ghi-ta mùa hè ở Hà Nội. Anh vẫn nhớ rằng, hồi đó anh vẫn còn là cậu học sinh cấp ba vẫn còn ngây thơ, chưa có hiểu biết gì nhiều về âm nhạc, và em là một là một cô bé học sinh cấp hai cũng ngây thơ như anh nhưng hồn nhiên và trong sáng, ban đầu mới biết đến cây đàn ghi-ta. Trong khoảnh khắc đó, anh cũng nhớ rằng, giống như bài hát “Cây đàn sinh viên” của nhạc sĩ Quốc An vậy, chúng ta đã có một quãng thời gian vui vẻ cùng ghi-ta, được trò chuyện với nhau về học tập và sở thích của mình. Trong đó, anh cũng chia sẻ với em về việc anh sẽ đi học ở Mỹ mà anh nghĩ rằng là đó là bước ngoặt của anh trong đời sống.
Anh cũng nhớ rằng, sau khi nghe anh kể, em dường như cảm thấy vừa vui cho anh, và cũng vừa có chút ghen tị với anh vì anh được đi học nước ngoài. Trong những buổi ghi-ta cuối cùng đó, anh nhớ rằng em cũng tò mò và hỏi anh rằng cuộc sống của anh sẽ như thế nào sau khi anh học ở bên kia. Trong thời gian đó, vì anh mới biết về nước Mỹ trong sách vở như là “xứ sở cờ Hoa”, là “quê hương của những con người dũng cảm”, là “vùng đất cơ hội”, là “vùng đất đa văn hóa, đa sắc tộc”… nên lúc đó anh chỉ có thể trả lời với em như vậy. Đó là vùng đất hứa hẹn sẽ mang lại cho anh không chỉ có nhiều điều thú vị, mà còn có nhiều gian nan, thử thách trong quá trình sinh sống và học tập. Anh hi vọng là sẽ được học hỏi và tiếp thu nhiều điều mới từ vùng đất mới lạ, đồng thời là anh muốn mình được trưởng thành hơn trong tương lai. Sau đó, trong buổi học cuối cùng của mùa hè, anh thấy em dường như cũng lo, vừa buồn vì buổi học sắp kết thúc và chia tay nhau một thời gian dài, nhưng cũng vừa vui khi anh có một quyết định như vậy; em cũng chúc anh lên đường và học tập bình an và hi vọng một ngày nào em cũng sẽ được như anh. Đáp lại rằng, ngày đó cũng sẽ đến với em.
Nói thực với em là, vào những ngày đầu ở bên Mỹ, anh vẫn còn khá bỡ ngỡ và ngây thơ mặc dù trước khi đi anh cũng đã tìm hiểu trước thông qua các phương tiện truyền thông. Anh ban đầu cũng như nhiều người chỉ biết nhiều thứ về nước Mỹ thông qua các phim hành động Hollywood hay các phim truyền hình. Anh ban đầu cũng ngại đi vì thực sự là nếu đi thì mình sẽ đi một mình, chứ không phải như những đứa mà có điều kiện mà có thể du lịch sang Mỹ cùng với gia đình. Tuy nhiên, sau khi bạn bè của anh, là cựu du học sinh Mỹ, trước khi anh đi cũng đã kể với anh nhiều thứ mà họ đã trải nghiệm và ngao bên đó một mình, mà cũng khó có thể nào mà một mình được vì họ biết rằng họ đã gặp nhiều bạn bè mới, anh đã có thể tự tin hơn để có thể lên đường.
Quả thật, những trải nghiệm mà họ nói đều đúng như những gì mà anh đã trông thấy. Với vốn tiếng Anh của mình lúc đó, anh đã thử kết bạn với các sinh viên người Mỹ trong quá trình học tập. Đa số trong số họ là người rất nhiệt tình, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ anh để có thể làm quen với môi trường mới. Ngoài ra, họ tổ chức các hoạt động ngoại khóa như dã ngoại, chơi thể thao hay sinh hoạt một số câu lạc bộ khác như đọc sách, xem phim… Thời gian trôi qua bao nhiêu, anh đã làm quen được với cuộc sống ở đó, và sống theo phong cách như một người Mỹ bản địa.
Ở đó anh cũng gặp ít nhiều những thú vui những cũng có thể là những trở ngại, chẳng hạn như văn hóa party ở trong trường vào mỗi cuối tuần, mặc dù biết rằng ở các trường đại học nào ở đây cũng có. Họ làm vậy là để xả hơi và tổ chức chúc mừng vì đã xong hay đã qua những bài thi quan trọng ở trường, hoặc là vì một đội bóng chày hay bóng bầu dục đã thắng một trận lớn. Họ cũng như anh cũng đã phải trải qua những áp lực bài vở, giấy tờ và nhiều bài kiểm tra không phải là dễ. Họ nói với anh rằng giống như một cuộc chiến, đã chơi là phải chơi tới bến trước khi bắt đầu vào những thứ chết tiệt đó. Vì vậy, họ mới tiệc tùng và uống rượu khỏe đến nỗi đến tận sáng hôm sau anh vẫn còn nghe được tiếng nhạc và đì-giay qua bức tường. Nhiều lần họ có rủ anh đi sang chơi nhưng hiển nhiên là anh thể bằng họ, và hơn nữa, nó sẽ khiến anh mất tập trung vào việc học cũng như các việc khác, ví dụ như là sẽ bị lộ nhiều thông tin riêng tư ra nế bị rượu kiểm soát. Như các cụ đã nói: “Rượu vào lời ra”, nếu không biết giữ được mình thì chắc chắn sẽ bị thiệt.
Một cách để anh có thể tạm thời rời xa những thú vui đó là anh luôn dành thời gian ở thư viện cùng mấy cuốn sách mà anh thích. Anh cũng quên chưa nói rằng anh vốn là mọt sách. Đọc sách từ trước đến nay đã là một trong những sở thích của anh nên em sẽ không lạ lẵm gì khi anh có thể dành rất nhiều thời gian ở thư viện cũng như các hiệu sách bên đó.
Hơn nữa, sống tập thể cũng là một trong những thử thách mà anh phải gặp qua. Cái này cũng giống như đi bộ đội vậy, bởi vì em có thể ở cùng với những người xa lạ, không quen biết và có thể không hợp với em. Ban đầu anh rất khó chịu vì những gì mà những người cùng phòng gây ra ví dụ như phòng không sạch sẽ, làm ồn, hay đôi khi bất hợp tác để nhiều bên cùng có lợi. Đôi khi giải pháp báo cáo với “cấp trên”, từ mà tụi anh hay gọi cho Room Assistant (trợ lý phòng ký túc xá, căn hộ) để giải quyết vấn đề là hợp lý, song nếu họ mà không giúp gì được mấy thì chỉ có cách là nhẫn nhịn, làm quen với những baast tiện để về sau mình sẽ quen được và có thể cảm thấy thoải mái về sau. Như vậy, dù có bất tiện như thế nào thì thời gian biểu của em vẫn không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, anh thấy cộng đồng sinh viên Việt Nam ở đây cũng lớn. Trong lúc ngao du, anh đã gặp và làm quen rất nhiều sinh viên người Việt đến từ nhiều trường khác nhau. Họ cũng tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, vui chơi và các lễ hội từ Việt Nam. Chẳng hạn như Tết Nguyên Đán, họ cũng tổ chức các trò chơi dân gian, ca múa nhạc và trang trí câu đối, thư pháp; và đồng thời cũng tổ chức ăn tất niên chia tay năm cũ, đón năm mới và chúc tết mọi người. Ngoài ra, anh cũng có cơ hội tham gia gặp mặt các cựu du học sinh Mỹ từ các trường top để giao lưu và học hỏi. Họ thường tổ chức đi du lịch “phượt” đến một địa điểm rất xa, chẳng hạn như đón năm mới ở thành phố New York, hay lái them trăm dặm nữa để được chiêm ngưỡng thác Niagara hung vĩ.
Cuối cùng, lễ tốt nghiệp là một trong những thời khắc quan trọng, thời khắc hạnh phúc vì mình đã hoàn tất quá trình học tập của mình, được bàn bè và người thân chào đón và chúc mừng. Em có thể tưởng tượng rằng, trước khi được gọi tên và trao bằng, anh được nghe những bài diễn thuyết của các giáo sư và chủ tịch hội đồng nhà trường, và nổi tiếng nhất là những bài thuyết trình của các sinh viên ưu tú. Những người đó sẽ tạo cho anh cũng như là em, những con người của tương lai, có thể định hướng được sự nghiệp của mình. Tuy vậy, đó cũng là một khoảnh khắc buồn; bởi vì sau những năm tháng mà được học hành, vui chơi với những người bạn Mỹ mà quen biết, anh đã phải chia tay họ dưới mái trường, và hẹn một ngày đó trong tương lại anh có thể gặp lại họ… có thể là ở đâu đó trong vùng đất tự do này, hoặc có thể là trên mảnh đất hình chữ S.
Tóm lại rằng, bốn năm đại học trôi qua nhanh đến nỗi có thể nếu anh gặp em ở Việt Nam thì chắc anh cũng không những mừng rỡ mà còn ngạc nhiên trước sự thay đổi của em. Có thể giờ em đã là cô sinh viên mới vào đại học, đã chín chắn hơn, và cũng có thể là “mọt sách” giống anh. Hơn nữa, anh hi vọng kể từ rời lớp ghi-ta, em chắc vẫn còn nhớ và vẫn có thể có thể gảy được nhiều bài. Hơn nữa, khi đã biết chời, ghi-ta đã trở thành niềm đam mê không chỉ mỗi hoạt động giải trí. Hồi ở bên Mỹ, anh được mấy đứa bạn rủ chơi cùng với ban nhạc, rất vui vẻ và có không khi sau những bài vở dài và mệt mỏi đó. Anh cũng hi vọng có được dịp được gảy đàn cùng em khi mình gặp lại. Còn lại, anh xin kết thúc ở đây và bức thư cũng đã dài rồi.
Chúc em luôn được vui vẻ, tươi trẻ, và được đậu vào trường đại học mà em mong muốn. Nếu anh và em có dịp được gặp nhau, anh sẽ kể cho em nhiều hơn nữa về cuộc sống của anh ở xứ sở cờ hoa này
Thân ái,
“Mọt Sách”
Bài dự thi hành trình nước Mỹ 2015 – Hoàng Sơn
One thought on “Thư gửi một người – “Thư gửi cho một bạn người Việt có nickname là Táo Cưng”.”
Comments are closed.